Monday, December 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaThấy gì từ vụ bê bối của Tôn Lực Quân

Thấy gì từ vụ bê bối của Tôn Lực Quân

Tháng 4/2020, Cựu Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân bị bắt. Hơn một năm sau, tức ngày 30/9/2021, trên trang web Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đăng bài viết liệt kê những 45 tội danh của Tôn Lực Quân nổi bật gồm: bành trướng dã tâm chính trị cực độ, bồi dưỡng thế lực cá nhân, phá hoại nghiêm trọng đoàn kết thống nhất trong đảng v.v.

Tập Cận Bình và Tôn Lực Quân.

Những tội danh này giống với tội danh của Chu Vĩnh Khang khi ngã ngựa vì âm mưu đảo chính Tập Cận Bình. Nhưng kỳ lạ thay, đến ngày 13/1 năm nay, trên trang web Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đăng bài viết với nội dung chính là: Tôn Lực Quân bị khởi tố 3 tội danh là nhận hối lộ, thao túng thị trường chứng khoán và sở hữu súng phi pháp. Đây là động thái thu hẹp tội danh cho Tôn Lực Quân.

Những thông tin về Tôn Lực Quân vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại…

Mới đây, ngày 4/2, chuyên mục ‘Dạ thoại Trung Nam Hải’ trên Đài Á Châu Tự Do đã đăng bài viết kể thêm một số tình tiết trong vụ ‘đại án’ Tôn Lực Quân mà ngoại giới chưa biết. Trong đó Tôn Lực Quân còn có thêm tội danh là quan hệ bất chính với 2 khoa khôi cảnh sát.

Điều này có đôi chút kỳ lạ, bởi vì nếu Tôn Lực Quân vướng phải tội này, thì vụ bê bối tình ái của Cựu Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ với nữ vận động viên quần vợt Bành Soái phải được điều tra phanh phui, nhưng đến nay Trương Cao Lệ vẫn chưa gặp vấn đề.

Do đó những tin tức gần đây cho người ta cảm giác dường như tội danh của Tôn Lực Quân bị pha loãng hoặc bị điều hướng, chứ không nhắm vào tội danh chính là mưu phản; thêm nữa, từ lúc Tôn Lực Quân ngã ngựa đến lúc bị khởi tố phải mất gần 2 năm, trong khi từ đây đến Đại hội 20, Tập Cận Bình vẫn chưa hạ bệ được quan chức cấp Phó Nhà nước nào…

Vậy thì những tín hiệu này cho chúng ta gì về công cuộc dọn dẹp các đối thủ chính trị của ông Tập?

Nhà sử học đồng thời cũng là người có am hiểu sâu sắc về chính trường Trung Quốc – Giáo sư Chương Thiên Lượng trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 9/2 đã có đánh giá rằng, việc điều hướng tội danh của Tôn Lực Quân về phía quan hệ bất chính hay tham ô hủ bại là dấu hiệu cho thấy: Tập Cận Bình đả hổ ‘lực bất tòng tâm’, ‘đầu voi đuôi chuột’; từ đó thấy được địa vị bất ổn của ông Tập trong đảng.

Từ dữ liệu bài viết trên Đài Á Châu Tự Do, cộng với phân tích cá nhân và dẫn câu chuyện về ‘Nỗi nhục Tĩnh Khang’, Giáo sư Chương đã làm rõ nhận định của mình như sau.

Những chi tiết được tiết lộ trong chuyên mục ‘Dạ thoại Trung Nam Hải’

Trong chuyên mục ‘Dạ thoại Trung Nam Hải’, tác giả Cao Tân đã dẫn tin từ hệ thống công an nói rằng, vào tháng 2/2020, khi Vũ Hán bị phong thành (đóng cửa thành phố), đã có một nhóm đi thị sát do Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan đứng đầu, dưới đó có Trần Nhất Tân – Tổng thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Tôn Lực Quân – Thứ trưởng Bộ Công an.

Vì đóng cửa thành phố, nên Trần Nhất Tân xin gặp mặt 3 người mỗi ngày một lần. Nhưng Tôn Lực Quân đã đến muộn ít nhất 2 lần và không thể tìm thấy 1 lần.

Trần Nhất Tân yêu cầu thư ký liên lạc với Tôn Lực Quân ngay lập tức, nhưng cả điện thoại di động của Tôn Lực Quân và thư ký Tôn Lực Quân đều khoá máy. Cao Tân phân tích thêm một bước nữa, nói rằng khi đó Tôn Lực Quân đi gặp 2 hoa khôi cảnh sát.

Tiếp đó, vào ngày 9/3/2020, CCTV đưa tin rằng, ở Vũ Hán, Tôn Lực Quân đã cùng 2 hoa khôi cảnh sát (sinh sau năm 95) tuyên thệ gia nhập đảng đứng dưới cờ đỏ của ĐCSTQ.

Cao Tân nói rằng, khi xem buổi lễ trên TV vào thời điểm đó thấy rằng, chỉ có Tôn Lực Quân mà không có cấp trên của ông ta là Trần Nhất Tân. Do đó Cao Tân cho rằng Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình dưới vai trò người ở tuyến đầu chống dịch, ám chỉ rằng ông có mối quan hệ không chính đáng với 2 hoa khôi cảnh sát.

Thêm một chi tiết nữa là, trước khi Trần Nhất Tân rời Hồ Bắc trở về Bắc Kinh có nói với Tôn Lập Quân rằng, Trần Nhất Tân quay về thủ đô để tham gia hội nghị chống băng đảng xã hội đen, và yêu cầu Tôn Lực Quân ở lại Vũ Hán.

Lúc đó Tôn Lực Quân bị Trần Nhất Tân khiển trách nên có chút không yên tâm về thân phận của mình. Thế là Tôn Lực Quân bèn sử dụng các thủ đoạn trinh sát của công an để chống lại sự kiểm duyệt của tổ chức và nghe lén Trần Nhất Tân.

Do đó, Cao Tân phân tích nguyên nhân Tôn Lực Quân ngã ngựa: thứ nhất là có quan hệ không chính đáng với 2 hoa khôi cảnh sát, thứ hai là nghe lén cấp trên.

Dấu hiệu nguy hiểm cho Tập Cận Bình: đả hổ ‘lực bất tòng tâm’ và ‘đầu voi đuôi chuột’

Bài viết trên Đài Á Châu Tự Do tiết lộ nhiều chi tiết mà ngoại giới không biết, nhưng có một vấn đề rất cơ bản là: có bao nhiêu người tin rằng Tôn Lập Quân ngã ngựa là vì quan hệ bất chính với 2 hoa khôi cảnh sát? Nếu là quan hệ bất chính thì tại sao Trương Cao Lệ vẫn chưa bị gì.

Giáo sư Chương nhấn mạnh rằng, vấn đề của Tôn Lực Quân không phải là tội quan hệ bất chính hay tham ô hủ bại, mà là tội mưu phản.

Ở đây, nếu nhìn vào các mốc thời gian sẽ thấy một điều rất bất thường. Tôn Lực Quân dính líu đến âm mưu đảo chính, đáng ra phải bị bắt từ năm 2012 cùng với Chu Vĩnh Khang, nhưng đến 8 năm sau (tháng 4/2020) Tôn Lực Quân mới bị bắt. Hơn một năm sau, tức ngày 30/9/2021, Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương mới liệt kê tội danh. Đến ngày 13/1 năm nay 2022, Tôn Lực Quân mới bị khởi tố. Điều này nghĩa là, từ lúc bắt Tôn Lực Quân đến lúc khởi tố mất gần 2 năm!

Và gần đây vẫn có tin tức liên quan về Tôn Lực Quân nói rằng, nguyên nhân ngã ngựa là liên quan đến quan hệ bất chính, tham ô hủ bại v.v.

Dưới nhãn quang là một người có am hiểu sâu sắc về chính trường Trung Quốc, Giáo sư Chương nhìn nhận, những tin tức có tính điều hướng về tội danh của Tôn Lực Quân không phải là mưu phản, chính là dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình đả hổ lực bất tòng tâm, hơn nữa có xu hướng càng ngày càng rút lui, nói cách khác ông Tập đang lâm cảnh ‘đầu voi đuôi chuột’ trong việc dọn dẹp các đối thủ chính trị.

Giáo sư Chương phân tích bằng cách đặt giả định rằng, khi lên nắm quyền, ông Tập biết rõ Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu và những người khác đang ấp ủ những chiêu trò nhỏ sau lưng. Nhưng Bạc Hy Lai đã bị Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo hạ bệ vào năm 2014, cho nên mối uy hiếp về một cuộc đảo chính đã được dỡ bỏ.

Nếu ban đầu Tập Cận Bình hơi sợ một chút, ông Tập có thể cam tâm chịu ức hiếp như Hồ Cẩm Đào, sau đó có thể hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý, trên danh nghĩa vẫn là nguyên thủ quốc gia, vài năm có thể nghỉ hưu ‘hạ cánh an toàn’. Theo cách như vậy, kết cục của ông Tập ít nhất sẽ không tệ như Hoa Quốc Phong hay Hồ Cẩm Đào.

Giáo sư Chương phân tích thêm rằng, điều nguy hiểm nhất khi làm việc chính là do dự không quyết. Nếu ban đầu sợ, đến cuối cùng cũng sợ, thì đây vẫn là một sự lựa chọn, giống như Hồ Cẩm Đào năm xưa. Nhưng điều cấm kỵ là: ban đầu rất cứng rắn, nhưng sau đó lại sợ sệt, như thế là rắc rối rồi. Bởi vì ban đầu cứng rắn sẽ tạo ra nhiều ‘địch nhân’, nhưng nếu sau đó lại sợ sệt sẽ là dấu hiệu để đối thủ chính trị bắt nạt.

‘Nỗi nhục Tĩnh Khang’: Tống Khâm Tông do dự 7 lần giữa ‘chiến’ và ‘hoà’ khiến Bắc Tống diệt vong

Giáo sư Chương dẫn câu chuyện ‘Nỗi nhục Tĩnh Khang’ (Tĩnh Khang chi sỉ – 靖康之恥) – dấu mốc cho sự diệt vong của vương triều Bắc Tống.

Sở dĩ ‘Nỗi nhục Tĩnh Khang’ xảy ra là do Tống Khâm Tông cứ do dự giữa ‘chủ chiến’ và ‘chủ hoà’. Ban đầu Tống Khâm Tông cho rằng quân đội của mình rất mạnh, có thể đánh bại quân Kim, thế là ông ra lệnh xuất quân mù quáng. Kết quả phải nhận thất bại rồi quay về. Sau đó Tống Khâm Tông nghĩ rằng: ‘Không được rồi, quân Kim quá mạnh’, do đó ông lại sợ hãi.

Để biểu thị thành ý cầu hoà, ông không cho quân ‘cần vương’ (勤王: giúp vua) đến kinh thành trợ giúp, thậm chí còn ra lệnh cho quân cần vương giải tán, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Khai Phong – đô thành của Bắc Tống.

Trong ‘Tiếu đàm phong vân’ phần 4, tập 26: ‘Nỗi nhục Tĩnh Khang’, Giáo sư Chương có đề cập đến việc Tống Khâm Tông do dự qua lại 7 lần giữa chiến và hoà! Nếu Tống Khâm Tông chọn chiến hay hoà và kiên định đến cuối, hoặc do dự chỉ 1 lần thôi, thì kết cục của ông không phải thê thảm như vậy.

Do đó, Giáo sư Chương nhìn nhận, điều tối kỵ nhất khi làm lãnh đạo một nước lớn chính là do dự. Nếu kiên trì một vấn đề thì có thể có một kết quả, ít nhất cũng không phải là kết quả tồi tệ nhất.

Quay trở lại vấn đề chính trị hiện nay là Tập Cận Bình đang đối phó và dọn dẹp nhóm đảo chính, có lúc thì ông Tập vô cùng cứng rắn, có lúc lại bắt đầu thấy sợ. Hiện tại chúng ta có cảm giác là đang trong giai đoạn thấy sợ.

Khi hạ bệ Chu Vĩnh Khang và Quách Bá Hùng, Tập Cận Bình cứng rắn uy vũ biết bao; nhưng đến khi đụng phải Tăng Khánh Hồng, ông Tập lại bắt đầu hơi sợ. Ở Đại hội 19, khi Tôn Lập Quân bị bắt vào tháng 4/2020, người ta có cảm giác như một phiên ‘đả hổ’ sắp được khởi động, nhưng sau đó đột nhiên lại mềm mỏng.

Nhân sự việc này, Giáo sư Chương nói thêm một chút về Thương chiến Mỹ – Trung. Ban đầu khi Tập Cận Bình đối đầu với Trump thì đáp ứng rất tốt, Mỹ ra yêu cầu nào, Trung Quốc đáp ứng yêu cầu đó. Một thời gian sau đột nhiên lại đảo ngược, không đạt được 90% yêu cầu phía Mỹ. Sau đó, Trump giận dữ rồi tăng thuế thì Tập Cận Bình lại mềm mỏng và ký một Hiệp định Thương mại giai đoạn một với Hoa Kỳ…

Giáo sư Chương nhận định, vấn đề của Tôn Lập Quân cũng như vậy, nếu Tập Cận Bình không tra ra được cấp Thường vụ Bộ Chính trị, thì vị trí của ông Tập sẽ vô cùng bất ổn vì đã cho đối thủ chính trị nhìn thấy sự mềm yếu của mình.

Mục tiêu chính trị của Tập Cận Bình lúc này là tái đắc cử ở Đại hội 20, từ đây đến đó còn hơn nửa năm nữa nhưng chúng ta vẫn chưa thấy ông Tập điều tra hướng lên, trong khi từ lúc bắt đến lúc khởi tố Tôn Lực Quân mất gần 2 năm, còn băng nhóm đảo chính do Giang – Tăng đứng đầu vẫn đang ngoài kia chờ cơ hội phản công… Do đó đây là bất lợi rất lớn cho ông Tập.

Nhưng gió mây luôn khó đoán và ẩn chứa nhiều biến số bất ngờ, thậm chí là những cơn địa chấn chính trị, rốt cuộc ông Tập có dọn dẹp được các đối thủ chính trị để mở đường cho tái đắc cử ở Đại hội 20 được hay không, chúng ta chỉ có thể ‘hạ hồi phân giải’.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới