Thursday, December 26, 2024
Trang chủQuân sựVì sao Indonesia từ bỏ Su-35 của Nga để chọn mua F-15...

Vì sao Indonesia từ bỏ Su-35 của Nga để chọn mua F-15 với giá đắt gấp 5 lần?

Thay vì mua 36 chiếc F-15, Indonesia hoàn toàn có thể mua 180 chiếc Su-35 với cùng một số tiền bỏ ra.

Vì sao Indonesia từ bỏ Su-35 của Nga để chọn mua F-15 với giá đắt gấp 5 lần ?

Vào ngày 11 tháng 2 vừa qua, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký một hợp đồng trị giá 13,9 tỷ USD để mua 36 máy bay chiến đấu hạng nặng Boeing F-15 Eagle của Mỹ, biến Indonesia trở thành khách hàng thứ bảy của dòng máy bay chiến đấu F-15 sau Israel, Nhật Bản, Ả Rập Xê-út, Hàn Quốc, Singapore và Qatar. F-15 Eagle có số lượng xuất khẩu hạn chế do yêu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành cao. Indonesia kể từ những năm 1990 đã vận hành song song các máy bay chiến đấu hạng nặng và hạng nhẹ, và hiện đang triển khai một phi đội máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 và Su-30 của Nga cùng với các máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16 của Mỹ. Ban đầu, Bộ Quốc phòng Indonesia dự kiến thay thế máy bay Su-27 và Su-30 bằng Su-35S ‘thế hệ 4 ++’ hiện đại hơn, nhưng việc Mỹ đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với quốc gia Đông Nam Á nếu mua vũ khí từ Nga đã khiến Jakarta phải thay đổi kế hoạch và chuyển hướng sang mua F-15.

Hiện vẫn chưa rõ Indonesia sẽ mua phiên bản nào của dòng máy bay chiến đấu F-15. Một số thông tin cho rằng những chiếc máy bay mà Indonesia đặt hàng sẽ được phát triển dựa trên F-15EX hiện đang được Không quân Mỹ sử dụng. Cả Su-35 và F-15EX đều được phát triển dựa trên thiết kế của 2 mẫu máy bay chiến đấu được cho là nguy hiểm nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là Su-27 Flanker và F-15C Eagle. Thời điểm đó Su-27 được đánh giá cao hơn so với F-15C Eagle, nhưng sự sụp đổ của Liên Xô và sự chững lại trong lĩnh vực công nghệ của Nga cho phép ngành hàng không quân sự của Mỹ thu hẹp khoảng cách. Do đó, F-15EX của Mỹ được kỳ vọng sẽ có thể đánh bại Su-35 của Nga.

Các biến thể F-15 mới nhất được hưởng lợi từ hệ thống điện tử hàng không, liên kết dữ liệu và cảm biến, được các chuyên gia đánh giá là ngang bằng so với Su-35. Tuy nhiên, máy bay chiến đấu của Nga lại có động cơ mạnh hơn đáng kể, khả năng tạo vectơ lực đẩy ba chiều giúp Su-35 cải thiện khả năng cơ động cũng như phạm vi tác chiến với tên lửa R-37M có tầm hoạt động trong phạm vi 400 km, trong khi F-15 chỉ được trang bị tên lửa AIM- 120D với tầm hoạt động tối đa chỉ từ 160-180 km. Su-35 cũng được hưởng lợi từ việc sử dụng ba radar, với hai radar AESA băng tần L gắn ở phần cánh, trong khi F-15 chỉ sử dụng một radar AESA duy nhất ở phần mũi máy bay. Điều này cung cấp cho máy bay chiến đấu của Nga khả năng tác chiến độc đáo cũng như khả năng chiến đấu vượt trội trước các mục tiêu tàng hình.

Su-35 và F-15 đều là những sự lựa chọn tốt đối với Không quân Indonesia. Những chiếc F-15 của Mỹ chiếm lợi thế nhờ khả năng tương tác tốt với các máy bay F-16 mà Indonesia đang sở hữu. Trong khi đó Su-35 lại có thể sử dụng phần lớn cơ sở hạ tầng bảo trì và vũ khí trang bị từ Su-27 và Su-30, giúp Indonesia tiết kiệm được các chi phí phát sinh. Tuy nhiên, sự chênh lệch về giá giữa Su-35 và F-15 là rất lớn, F-15 hiện đang được Mỹ chào bán với mức giá 386 triệu USD mỗi chiếc, trong khi Su-35 (nếu được mua với số lượng tương tự) sẽ có giá vào khoảng 78 triệu USD mỗi chiếc. Chi phí để mua một chiếc F-15 đắt gấp 5 lần so với Su-35. Do đó, thay vì mua 36 chiếc F-15, Indonesia hoàn toàn có thể mua 180 chiếc Su-35 với cùng một số tiền bỏ ra.

Tuy nhiên, việc Mỹ đe dọa trừng phạt kinh tế đã khiến Indonesia từ bỏ Su-35 để chuyển sang một loại máy bay chiến đấu tương đương với giá cao gấp 5 lần.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới