Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ vẫn chọn cách đi giữa hai làn đạn

TQ vẫn chọn cách đi giữa hai làn đạn

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lãnh đạo đất nước, với tinh thần Quốc tế vô sản, Liên Xô đã giúp Trung Quốc phát triển nền công nghiệp quân sự. Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc nhà máy sản xuất máy bay MIG 17, các nhà máy sản xuất pháo, súng bộ binh và xe quân sự.

Nhưng rồi quan hệ hai nước căng thẳng khi Trung Quốc gây hấn ở biên giới Xô – Trung. Đồng thời Trung Quốc tìm mọi cách lôi kéo các nước chống lại Liên Xô. Trung Quốc đã tìm mọi cách để Liên Xô suy yếu kể cả việc bắt tay với Mỹ để làm Liên Xô tan rã.

Khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc coi đây là cơ hội vàng, tìm cách móc nối với các nước thuộc Liên Xô cũ để tìm cách mua khoa học – công nghệ quốc phòng của Liên Xô cũ. Lúc đó công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc rất lạc hậu vì cả Liên Xô và Mỹ đều ngăn chặn việc Trung Quốc phát triển vũ khí.

Một trong những quốc gia mà Trung Quốc chú ý đầu tiên là Ukraine. Vì, khi còn ở trong Liên bang Xô Viết thì Ukraine là nước cộng hòa có nền công nghiệp quốc phòng phát triển nhất. Lợi dụng Ukraine đang rất khó khăn về kinh tế sau khi tách khỏi Liên bang Xô Viết, Trung Quốc đã mua ngay tàu sân bay mà Ukraine đang còn đáng dở dang, mua các vũ khí khác của Liên Xô từ Ukraine và đặc biệt là mua khoa học – công nghệ quân sự. Đây có thể coi là nước đột phá của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Cũng từ đây quan hệ giữa Trung Quốc và Ukraine ngày càng khăng khít cả về quân sự và kinh tế.

Còn với Nga, sau khi Liên Xô tan rã, Nga gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi Mỹ cấm vận nhiều thứ thì Nga cũng muốn nối lại quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Trung Quốc khi bị Mỹ gây khó khăn về quan hệ thương mại và ngăn cản trở thành nền kinh tế số một thế giới, Trung Quốc cũng tìm cách đẩy mạnh quan hệ kinh tế, quân sự với Nga. Trung Quốc mua tàu ngầm, tên lửa của Nga, mua than đá, dầu mỏ, khí đốt với số lượng lớn giúp Nga giảm bớt khó khăn.

Năm 2014 sau khi Nga sát nhập Crimea, Trung Quốc trở thành điểm xuất khẩu lớn nhất của Nga. Năm 2020 Trung Quốc đã mua 1/6 tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga và 2/3 trong đó là khí đốt. Năm 2021 thương mại giữa Trung Quốc và Nga đạt mức cao kỷ lục 146,9 tỷ USD, tăng 35,8% so với năm 2020. Hai nước dự kiến sẽ tăng quan hệ thương mại thêm 37% để đạt mục tiêu 200 tỷ USD vào năm 2024.

Ngày 24/2, ngay sau khi Tổng thống Nga Putin tuyên bố chiến dịch quân sự đặt biệt ở Ukraine thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định thương mại của Trung Quốc với Nga và Ukraine vẫn bình thường. Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Chunying trả lời CNBC là: “Trung Quốc và Nga là đối tác thương mại toàn diện. Trung Quốc và Ukraine là đối tác hữu nghị”.

Nhưng dù vậy thì Trung Quốc cũng sẽ không công khai ủng hộ Nga hay Ukraine và càng không muốn mất lòng Mỹ và EU vì dù thương mại của Trung Quốc với Nga đã tăng lên 146,9 tỷ USD vào năm 2021, nhưng chưa bằng 1/10 kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Mỹ và EU là 1600 tỷ USD.

Chính vì vậy thế giới không ngạc nhiên khi Trung Quốc bỏ phiếu trắng ở Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp quốc về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine và những phát biểu chung chung của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Đây cũng là cách “tọa sơn quan hổ đấu” mà Trung Quốc đã áp dụng nhiều năm nay qua trong các xung đột quốc tế.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới