Saturday, January 11, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hội10 quan niệm sai lầm về an ninh mạng mà các doanh...

10 quan niệm sai lầm về an ninh mạng mà các doanh nghiệp thường mắc phải

Những lầm tưởng và khả năng đối phó kém trong an ninh mạng là một trong nhiều nguyên nhân chính dẫn đến việc rò rỉ dữ liệu kinh doanh ngày càng phổ biến.

10 quan niệm sai lầm về an ninh mạng mà các doanh nghiệp thường mắc phải.

1. Có càng nhiều công cụ an ninh mạng đồng nghĩa với việc bảo vệ tốt hơn

Đây chính là sai lầm nhất về an ninh mạng trong kinh doanh. Hãy hạn chế chi tiền lãng phí vào các thiết bị không đảm bảo cho sự vận hành hệ thống của bạn, bên cạnh đó cần có một chiến lược thực thi các công cụ này, giúp các tổ chức thích ứng với kỷ nguyên số và sự phát triển của các mối đe dọa mạng sẽ xuất hiện.

2. Bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro

Bảo hiểm là sự hỗ trợ cho những thiệt hại về nguồn lực kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, nó vẫn không thể giảm thiểu những thiệt hại đối với tính bảo mật của dữ liệu bị rò rỉ. Nó không giảm thiểu những thiệt hại mà bạn phải trả cho những khách hàng bị đánh cắp dữ liệu cá nhân.

Bảo hiểm cho hệ thống không thể bảo vệ bạn khỏi bất kỳ thiệt hại nào về danh tiếng, hầu hết các chính sách bảo hiểm đều đi kèm với các điều khoản có điều kiện có thể có hoặc thậm chí không thể bù đắp hết cho bạn tùy thuộc vào tính chất và mức độ của các cuộc tấn công mạng gặp phải.

3. Ghi nhật ký các trường hợp truy cập mạng có thể loại bỏ rủi ro từ các cuộc tấn công mạng

Trên thực tế, việc ghi nhật ký các trường hợp truy cập mạng sẽ vẫn chưa đủ, bạn cần xem xét kỹ lưỡng các hồ sơ để tìm các điểm bất thường về bảo mật và theo dõi các nguồn đáng ngờ.

Số lượng các cuộc tấn công mạng đã tăng lên kể từ khi đại dịch Covid-19 chính thức bắt đầu vào năm 2020. Tình hình đó buộc các doanh nghiệp phải duy trì hoạt động hiệu quả từ xa với nhiều điểm truy cập khác nhau, và chiến lược an ninh mạng của họ cũng phải cung cấp khả năng giám sát các trường hợp này.

Một báo cáo sự cố đáng ngờ có giá trị hơn nhật ký hoạt động chung trong doanh nghiệp của bạn.

4. Dữ liệu đám mây đảm bảo an toàn cho dữ liệu

Bạn không bị giới hạn trong việc bảo mật thông tin và dữ liệu kinh doanh nội bộ với tư cách là một doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần bảo vệ dữ liệu người dùng và dữ liệu thị trường. An toàn dữ liệu đám mây càng trở nên quan trọng khi những dữ liệu rời rạc được phân phối trên một phạm vi mạng trải dài.

Lưu trữ dữ liệu trên đám mây không khiến nhà cung cấp dịch vụ trở thành bên chịu trách nhiệm về bảo mật dữ liệu của bạn. Toàn bộ tổ chức của bạn phải tuân thủ các quy tắc an ninh mạng được đề xuất bởi bộ phận an ninh mạng.

Ngoài ra, doanh nghiệp của bạn phải chịu trách nhiệm sao lưu và giảm thiểu các vi phạm để bảo mật tốt hơn đối với các dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng đám mây.

5. Trách nhiệm bảo mật chỉ được giao cho cho bộ phận an ninh mạng

Bảo mật về công nghệ thông tin thường bị hiểu sai là trách nhiệm duy nhất của nhóm công nghệ thông tin. Tuy nhiên trên thực tế, nhóm an ninh mạng của bạn không thể ngăn chặn việc mạo danh nhân viên hoặc các cuộc tấn công mạng vào điểm kết nối từ xa.

Bất kỳ ai có liên quan đến việc xử lý dữ liệu đều phải chịu trách nhiệm về tính bảo mật của các dữ liệu đó. Bảo mật không phụ thuộc vào cấp quản lý, và vai trò của mọi nhân viên trong tổ chức là cần đảm bảo tất cả các quy trình tuân thủ các yêu cầu bảo mật do bộ phận an ninh mạng đặt ra.

6. Tăng lực lượng lao động sẽ giúp giải quyết các vấn đề an ninh mạng

Bạn có thể nghĩ rằng một nhóm an ninh mạng quy mô lớn là một giải pháp duy nhất cho những rủi ro về an ninh mạng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần cẩn trọng khi đầu tư vào một đội ngũ lớn thay vì là một số ít các nhân viên giỏi chuyên môn.

Điều đó có thể giúp bạn thiết lập một ngân sách phù hợp và sử dụng các công cụ bảo mật phù hợp, thay vì tuyển ồ ạt một nhóm toàn những người mới không có bất kỳ kinh nghiệm nào về việc đánh giá các mối đe dọa về an ninh mạng.

Ngoài ra, những khoản tiết kiệm phát sinh của mỗi doanh nghiệp có thể được đầu từ vào các ứng dụng web cao cấp, tường lửa và hệ thống bảo mật ứng dụng web mở.

7. Có thể tự động hóa mọi thứ

Đã có rất nhiều người tin vào viễn cảnh rằng các thông báo an ninh mạng sẽ tự động cảnh báo ngay lập tức đối với các vi phạm. Tuy nhiên, tin tặc đã phát triển các phương pháp khai thác lỗ hổng bảo mật mới.

Một nhóm chuyên trách về vấn đề an ninh mạng là cần thiết để bổ sung vào những gì còn thiếu của tự động hóa. Ngoài ra, việc sử dụng các chiến lược về công cụ an ninh mạng, tuân thủ toàn hệ thống, kiểm tra định kỳ và đánh giá rủi ro của bên thứ 3 có thể giúp ích cho quá trình tự động hóa một cách lâu dài.

8. Chỉ dùng một bộ mật khẩu duy nhất

Chiến lược an ninh mạng càng lộn xộn thiếu quy củ thì càng mất nhiều thời gian để ngăn chặn thảm họa. Doanh nghiệp cần quan tâm đến tầm quan trọng của hệ thống xác thực 2 yếu tố hoặc đa yếu tố trong bảo mật dữ liệu. Nếu doanh nghiệp có hàng nghìn tệp chứa thông tin nhạy cảm thì việc phải đầu tư vào xác thực nhiều bước thay vì một bộ mật khẩu duy nhất là điều cần thiết.

9. Mã hóa dữ liệu nhạy cảm để tránh vi phạm

Mức độ lỏng lẻo của an ninh mạng và thói quen bảo mật dữ liệu thiếu cẩn thận của chính các nhân viên đã dẫn đến những thiệt hại lớn, dữ liệu và thông tin kinh doanh bị rò rỉ. Mã hóa đầu cuối sẽ hiệu quả hơn là mã hóa thông qua hậu cần dữ liệu bởi vì nó sẽ giúp duy trì tính độc quyền cần biết của dữ liệu bí mật.

10. Kiểm tra bảo mật có thể ngăn chặn các cuộc tấn công mạng

Kiểm tra bảo mật làm giảm các mối đe dọa và lỗ hổng bảo mật đối với hệ thống của bạn. Tuy nhiên, không có bất cứ thử nghiệm bảo mật nào có thể phát hiện ra mọi lỗi.

Kiểm tra bảo mật cũng có thể giáo dục nhóm của bạn mô phỏng được các tình huống tấn công mạng trong thời gian thực để chuẩn bị cho các mối đe dọa. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng, chỉ một lỗ hổng nhỏ có thể gây ra hiệu ứng domino đối với khả năng bảo vệ mạng của bạn, khiến mọi thử nghiệm trở nên vô nghĩa.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới