Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ đang tìm kiếm gì từ cuộc chiến Nga - Ukraine

TQ đang tìm kiếm gì từ cuộc chiến Nga – Ukraine

Trong vấn đề Nga xâm lược Ukraine, Trung Quốc như đang đi dây thăng bằng trên cao. Một mặt, họ hỗ trợ tinh thần cho Nga, mặt khác tăng cường thương mại song phương có lợi với Ukraine, và giữ uy tín ngoại giao với phần còn lại của thế giới.

Liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể đạt được các mục tiêu tự cung cấp của chính mình?

Theo ‘Tuyên bố chung của Liên bang Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Quan hệ Quốc tế và Phát triển Bền vững Toàn cầu trong Kỷ nguyên Mới’ được công bố với thế giới hôm 4/2, Nga và Trung Quốc thoạt nhìn có vẻ là đồng minh.

Tuyên bố chung này thể hiện sự phản đối chung của họ đối với “sự mở rộng hơn nữa của NATO” và “các cuộc cách mạng màu”. Mặc dù không được nêu tên, nhưng nó đề cập trực tiếp đến Ukraine, vì Ukraine đang tìm kiếm tư cách thành viên NATO và đã diễn ra cuộc cách mạng màu của riêng mình vào năm 2014.

Do đó, Nga sẽ mong đợi sự hỗ trợ về địa chính trị và ngoại giao ở một mức độ nào đó từ Trung Quốc đối với cuộc xâm lược Ukraine. Sự ủng hộ của Trung Quốc đã thể hiện qua việc bỏ phiếu trắng trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án việc Nga xâm lược Ukraine. Tất nhiên, Nga đã phủ quyết, trong khi 11 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ và chỉ có hai quốc gia khác bỏ phiếu trắng: Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Trên thực tế, những ủng hộ khác từ Trung Quốc bao gồm việc không lên án sự xâm lược của Nga trong các tuyên bố ngoại giao chính thức. Điều này cung cấp một số loại “bảo hiểm lớn nhất” về địa chính trị để Nga tiến lên phía trước.

Dưới đây là một số tiêu đề gần đây từ các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc về Ukraine:

– Từ Nhật báo Bắc Kinh: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gây áp lực buộc ông Putin đàm phán về vấn đề Ukraine” (26/2); và “Swift: việc loại bỏ Nga phần lớn mang tính biểu tượng – đây là lý do tại sao” (1/3).

– Từ China Daily: “Trung Quốc khẳng định là cách để giải quyết xung đột Ukraine” (27/2); và “Đàm phán Ukraine-Nga phải được khuyến khích” (hôm 28/02).

– Từ Nhân dân Nhật báo: “Cầu mong hòa bình trở lại Ukraine” (28/2).

Không có lời lẽ gay gắt chống lại Nga, chỉ tập trung vào đối thoại, đàm phán và “hòa bình”. Không có gợi ý về các biện pháp trừng phạt nên được áp dụng đối với Nga. Trên thực tế, một bài xã luận đã hạ thấp hoạt động trừng phạt đang diễn ra bằng cách lập luận rằng các biện pháp trừng phạt SWIFT do Liên minh Âu Châu thực hiện về cơ bản là vô nghĩa. (SWIFT: Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu).

Tại sao Bắc Kinh dường như không chủ động ủng hộ “cuộc phiêu lưu ở Ukraine” của Moscow?

Bởi vì ĐCSTQ có nhiều mục tiêu địa chính trị và kinh tế ở Ukraine làm phức tạp quá trình ra quyết định của họ.

Một trong những động lực khiến Bắc Kinh tỏ ra bình tĩnh trong cuộc khủng hoảng này là mục tiêu của ĐCSTQ nhằm thay thế vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ trên trường thế giới. Không có gì bí mật khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tìm cách thực hiện một “trật tự thế giới mới” do ĐCSTQ thống trị, tập trung vào sự lãnh đạo của Bắc Kinh trong tất cả các lĩnh vực có nỗ lực của con người.

Ông Tập liên tục được giới truyền thông nhà nước và phái đoàn ngoại giao đề cao là nhà lãnh đạo thế giới, đồng thời làm suy yếu Hoa Kỳ bằng cách thúc đẩy một thế giới lưỡng cực và các giải pháp đa phương cho các vấn đề. Nền dân chủ và liên minh của Hoa Kỳ bị chỉ trích như một phần của cuộc chiến thông tin đang diễn ra của ĐCSTQ nhằm phá hoại trật tự quốc tế hiện nay do Hoa Kỳ hậu thuẫn.

ĐCSTQ đang cố gắng sử dụng cuộc chiến Nga-Ukraine để chứng tỏ vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong việc giúp giải quyết xung đột, một nhiệm vụ được thực hiện dễ dàng hơn do thiếu sự lãnh đạo tích cực của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Biden.

Mục tiêu kinh tế chính của ĐCSTQ là duy trì Ukraine như một điểm vào chính của Châu Âu và là trung tâm hậu cần cho Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI, còn được gọi là “Một vành đai, một con đường”). Điều mà nhiều người Mỹ không biết là Trung Quốc đã vượt qua Nga trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Ukraine kể từ năm 2019. Theo dữ liệu hải quan của chính phủ Ukraine thương mại giữa Trung Quốc và Ukraine đã đạt 15,4 tỷ USD vào năm 2020 và gần 19 tỷ USD vào năm 2021.

Trung Quốc cũng tập trung vào việc mua lại các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của Ukraine. Ukraine có khoảng 5% tổng tài nguyên khoáng sản của thế giới và là nước xuất khẩu quặng sắt lớn thứ ba thế giới, nước xuất khẩu titan lớn thứ tư (với trữ lượng lớn nhất ở châu Âu), nước xuất khẩu ngô lớn thứ tư, nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ tám, lớn thứ bảy trên thế giới về sản xuất than, và sản lượng mangan đứng trong top 10 thế giới. Trung Quốc không muốn chiến tranh Nga-Ukraine làm gián đoạn thương mại song phương với Ukraine!

Một mục tiêu kinh tế lớn khác của Trung Quốc là tiếp tục mở rộng thương mại song phương với Nga. Hai đối tác – với Nga thực hiện xuất khẩu và Trung Quốc nhập khẩu đã ký kết một thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỷ USD vào năm 2014, một thỏa thuận (khí đốt) thứ hai được ký trong năm nay với 10 tỷ mét khối khí mỗi năm trong 25 năm, một thỏa thuận mới được ký trong năm nay cho 100 triệu tấn than và đang có kế hoạch sản xuất thêm 50 tỷ mét khối khí mỗi năm.

Thương mại song phương của họ đạt 104 tỷ USD vào năm 2020, và Nga sẽ chịu áp lực ngày càng tăng trong việc mở rộng (quan hệ) thương mại đó khi các lệnh trừng phạt của EU và Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu Trung Quốc thiếu tài nguyên có lựa chọn vi phạm các lệnh trừng phạt đó để tăg nhập khẩu hydrocacbon và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác của Nga hay không.

Mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là thay thế đồng đô la Mỹ bằng đồng nhân dân tệ làm đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Một yếu tố chính trong chiến lược của ĐCSTQ là thay thế đồng đô la dầu mỏ của Hoa Kỳ bằng “đồng nhân dân tệ dầu mỏ”. Đồng đô la dầu mỏ được tạo ra vào năm 1945 thông qua một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út, chỉ định đồng đô la Mỹ làm chuẩn chung cho việc giao dịch dầu trên thị trường thế giới.

Nếu Trung Quốc là một nhà thao túng tiền tệ nổi tiếng, và đồng nhân dân tệ thay thế đồng đô la làm tiền tệ dự trữ chính và tiêu chuẩn để giao dịch dầu mỏ, ĐCSTQ sẽ đạt được đòn bẩy địa chính trị và kinh tế to lớn trên toàn thế giới.

Với các lệnh trừng phạt liên quan đến SWIFT được áp dụng đối với Ngân hàng Trung ương Nga và các ngân hàng khác của Nga, Asia Times ngày 25/2 đưa ra suy đoán rằng Nga có thể buộc phải sử dụng Hệ thống Thanh toán Quốc tế Xuyên biên giới (CLIPS) của Trung Quốc để xuất khẩu dầu và khí đốt. Nếu Nga sử dụng CLIPS như một sự thay thế, “việc tách rời của Nga và Trung Quốc khỏi đồng đô la Mỹ sẽ được đẩy nhanh, và cả hai nước đều đang làm việc trên các hệ thống thanh toán cạnh tranh”. Điều đó dẫn đến việc “rời bỏ đô la hoá” và chuyển sang đồng nhân dân tệ, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của ĐCSTQ.

Phần kết

Trung Quốc có sự đan xen phức tạp giữa các mục tiêu địa chính trị và kinh tế liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra. Mặc dù Trung Quốc và Nga là đồng minh và là đối tác thương mại quan trọng, nhưng việc Nga xâm lược Ukraine đang phá vỡ thị trường dầu khí trên thế giới và thương mại Ukraine-Trung Quốc. Trung Quốc thiếu năng lượng muốn có nguồn cung cấp hydrocacbon ổn định từ Nga, vốn có thể bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và EU đối với xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga.

Cuối cùng, sự hung hăng của Nga đang củng cố sự hội nhập, củng cố và quyết tâm của NATO/EU, và sự kiên định và quyết tâm mà ĐCSTQ ít có khả năng thấy được khi xem xét lợi ích chi phí của một cuộc tấn công đổ bộ xuyên eo biển nhằm vào Đài Loan.

Làm thế nào mà ĐCSTQ sẽ cân bằng những lợi ích mâu thuẫn đó trong việc theo đuổi các mục tiêu trong nước trong khi vẫn duy trì “sự ổn định trong nước” mà họ rất coi trọng? ĐCSTQ có thể không đạt được mục tiêu cuối cùng này.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới