Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSự thối nát của quan chức tỉnh An Huy - TQ

Sự thối nát của quan chức tỉnh An Huy – TQ

Mọi người có phát hiện ra rằng, nếu vào năm 2004, số tiền tham nhũng của Vương Hoài Trung là 9,97 triệu nhân dân tệ; thì đến năm 2017, Chu Xuân Vũ đã trục lợi tới 359 triệu nhân dân tệ chỉ nhờ mua cổ phiếu phi pháp?! Chiến dịch chống tham nhũng hủ bại của ĐCSTQ, xác thực là càng chống càng tham! Tại sao lại như vậy?

Chức vị Phó tỉnh trưởng An Huy như thể bị nguyền rủa, kẻ lên chức lần lượt dấn thân vào con đường “tham hủ trí phú”, rồi đều “kẻ trước người sau” lần lượt vào tù.

Rất nhiều người Trung Quốc, dưới sự giáo dục tẩy não của ĐCSTQ, đều biết bài thơ “Tựu nghĩa”, bài thơ viết thế này: “Trảm đầu không phải ngại, chỉ cần đúng chủ nghĩa. Trảm Hạ Minh Hàn rồi, lại có hậu nhân tới.” Nhưng chúng tôi hiện tại tận mắt chứng kiến quan trường ĐCSTQ, vì cái thứ “chủ nghĩa” gì đó mà bị chặt đầu thì đầu thì không có ai; nhưng vì tham hủ (tham nhũng hủ bại) mà bị rơi đầu, bị điều tra xét xử, thì quả là có rất nhiều “hậu nhân lai”.

Hôm nay, chúng ta không nói trên phạm vi lớn, chỉ duy nhất nhìn vào vị trí phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy. Chức vị này dường như bị nguyền rủa, kẻ lên chức đều lần lượt dấn thân vào con đường “tham hủ trí phú” (làm giàu bằng tham nhũng hủ bại), rồi “kẻ trước người sau” đều lần lượt vào tù.

“Thẩm tra 18 lần, đề bạt 18 lần”

Trước tiên, hãy nói về Vương Hoài Trung. Vương Hoài Trung sinh ra ở Bạc Châu, An Huy, khởi nghiệp ở Phụ Dương, An Huy, từng là ủy viên, bí thư tỉnh ủy kiêm bí thư thành ủy khu vực Phụ Dương. Tháng 10/1999, ông ta lên giữ chức vụ Phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy.

Theo báo cáo của trang “Trung Quốc liêm chính” ngày 8/9/2004, Vương Hoài Trung cho rằng mình là “rồng trong đầm” “xuống biển khơi dậy sóng cả”, chính là tự tin cực độ, cảm thấy như bản thân mình khẳng định có thể làm quan còn to hơn nữa, dám xuất một phen sự nghiệp lớn.

Vậy những chính tích của ông ta là gì? Ông ta rất thích tham gia vào các công trình tạo dựng hình ảnh hao tổn tiền của tốn sức nhân dân, như bỏ ra 320 triệu NDT để xây dựng một đại phi trường mang “tính quốc tế”, kết quả sau khi sân bay này hoàn thành, trong hơn một tuần, chỉ có một chiếc máy bay cất cánh và hạ cánh; phi trường thường chỉ thấy có chim bay. Ông ta còn quyết định xây dựng một “vườn thú lớn nhất thế giới”, kết quả sau ba năm tung hoành, bên trong vườn thú chỉ còn lại hai con hổ nhỏ!

Mặc dù không có thành tích chính trị, nhưng vấn đề tham nhũng hủ bại của Vương Hoài Trung lại rất “đột phá”, quần chúng liên tục không ngừng báo cáo về ông ta. Thượng cấp đã tiến hành nhiều cuộc điều tra chiếu lệ, chẳng có kết quả gì. Vương Hoài Trung từng công khai nói tại một hội nghị, “Cảm ơn Ủy ban kỷ luật, một lần điều tra tôi, lại một lần đề bạt tôi, điều tra tôi 18 lần, lại đề bạt tôi 18 lần!” Ông ta ngạo nghễ đến vậy.

Ngày 7/4/2001, Vương Hoài Trung không “xuống biển khơi dậy sóng cả”, mà bị lập án thẩm tra, trở thành “tù nhân sau song sắt”.

Ngày 29/12/2003, ông ta bị khởi tố về tội nhận hối lộ và tội không xác định được nguồn gốc tài sản bất minh khổng lồ, và bị Pháp viện Trung cấp thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông kết án tử hình. Vương Hoài Trung không chấp nhận và kháng cáo. Ngày 15/1/2004, Pháp viên Cao cấp tỉnh Sơn Đông đưa ra chung thẩm xét định: duy trì phán quyết ban đầu. Cuối cùng, với sự chấp thuận của Pháp viện Tối cao, vào ngày 12/2/2004, ông ta bị xử tử hình bằng cách tiêm thuốc độc.

Số tiền tham nhũng liên quan đến Vương Hoài Trung là bao nhiêu? Pháp viện nhận định: Ông ta đòi và nhận hối lộ 5,171 triệu NDT, còn 4,8058 triệu NDT khác không giải trình được nguồn gốc hợp pháp. Cả hai cộng lại lên tới 9,9768 triệu NDT (khoảng 36 tỷ VND).

Vương Triêu Diệu toàn gia tham hủ

Chỉ năm thứ hai sau khi Vương Hoài Trung chấp hành án tử hình, Vương Triêu Diệu, người từng giữ chức vụ phó tỉnh An Huy, phó bí thư tỉnh ủy và phó chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị tỉnh, lại bị điều tra vì vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.

Vào ngày 10/1/2007, Vương Triêu Diệu bị Pháp viện Trung cấp Tế Nam kết án tử hình với bản ân xá chấp hành hai năm. Pháp viện nhận định: Từ tháng 2/1991 đến tháng 2/2005, đối tượng này đã nhận hối lộ hơn 7,04 triệu NDT, có khối tài sản bất minh khổng lồ 6,5 triệu NDT (khoảng 24 tỷ VND) không thuyết minh được nguồn gốc hợp pháp.

Nhân vật Vương Triêu Diệu này, có thể nói là toàn gia tác án, vợ, con trai cả, anh rể, em vợ và các thành viên khác trong gia đình ông ta đều liên quan đến vụ án.

Theo phương tiện truyền thông đại lục “Pháp luật và cuộc sống”, anh rể của Vương Triêu Diệu, Dương Triết Tín, đã được đề bạt từ một tài xế xe tải lên Phó trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Nương Sơn và sau đó lại thăng nhậm lên làm Phó phòng Tổ chức Thành ủy Tô Châu. Ông ta đã nhận hối lộ 228 lần, bán 69 chiếc “mũ ô sa”!

Anh rể của Vương Triêu Diệu, Dương Phong, lợi dụng quyền chức của Vương, trở thành phó bí thư thành ủy Tuyên Thành, còn nuôi dưỡng một số nhân tình. Ông ta đã dùng 7 số điện thoại di động để liên lạc với các nhân tình, kết quả giấy không bọc được lửa, giữa vợ ba vợ tư phát sinh ghen tuông sóng gió, không chỉ rình nhau để “bắt quả tang”, mà nhân tình bị thất sủng đã dùng mảnh kính cắt động mạch cổ tay, suýt mất mạng.

Khi Vương Triêu Diệu biết chuyện, ông ta đã rất sốc và chuẩn bị dạy cho anh rể của mình một bài học. Chẳng ngờ, chính ông ta lại bị hai cô nhân tình hạng bét do chính anh rể gửi cho hạ gục. Sau khi “nhân tình lang chạ cùng hưởng”, Vương Triêu Diệu không còn dám cao giọng về chuyện không hay của anh rể.

Hà Mân Húc chìm đắm mỹ sắc

Vào ngày 23/6/2006, một năm sau vụ án Vương Triêu Diệu, Hà Mân Húc, phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy, một kẻ chìm đắm mỹ sắc đã bị ngã ngựa.

Theo ấn bản năm 2006 của tờ “Kiểm sát phong vân”, Hà Mân Húc đã có nhiều nhân tình tiếng tăm, và thường xuyên lừa dối họ. Vào ngày 25/6/2005, ngày thứ tám sau khi trở thành phó tỉnh trưởng, ông ta đã thâu hoan với tình nhân của mình trong một khách sạn ở núi Cửu Hoa, nhưng một vụ bạo lực lớn đã xảy ra ở thành phố Trì Châu dưới chân núi. Vào thời điểm đó, Hà Mân Húc còn giữ chức bí thư Thành ủy Trì Châu. Lãnh đạo thành phố Trì Châu đã tìm mọi cách để liên lạc với ông ta nhưng đều không liên lạc được. Cuối cùng, thành phố Trì Châu phải hối báo lên Tỉnh ủy An Huy, sau đó căn cứ vào chỉ thị của lãnh đạo tỉnh ủy, mới giải quyết được sự việc.

Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh An Huy đã mở một cuộc điều tra về vấn đề này, và phát hiện ra rằng vào ngày xảy ra vụ việc, Hà Mân Húc căn bản không tham dự bất kỳ cuộc họp nào ở đâu, mà chỉ đang thác loạn. Sau lần này, vấn đề Hà Mân Húc tham tài háo sắc, tham nhũng hủ bại nghiêm trọng mới bị phanh phui.

Vào ngày 25/12/2007, Hà Mân Húc bị Pháp viện Trung cấp thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, kết án tử hình với thời gian ân xá hai năm. Pháp viện phát hiện rằng từ năm 1991 đến năm 2006, Hà Mân Húc đã gạ gẫm và nhận hối lộ tới 100 lần, và số tiền tham nhũng lên tới hơn 8,41 triệu NDT (khoảng 27 tỷ đồng).

Nghê Phát Khoa, kẻ ái ngọc thành si

Phó tỉnh trưởng An Huy ngã ngựa tiếp theo mà chúng ta sẽ nói đến, tên là Nghê Phát Khoa, bị lập án thẩm tra vào ngày 4/6/2013. Ông ta sau đó bị Pháp viện Trung cấp thành phố Đông Đình, tỉnh Sơn Đông kết án 17 năm tù vì tội nhận hối lộ hơn 13 triệu NDT và khối tài sản bất minh khổng lồ 5,8 triệu nhân dân tệ.

Nê Phát Khoa này là một người mê ngọc đến điên cuồng. Theo bản tin Thanh tra và Giám sát Kỷ luật Trung Quốc ngày 8/1/2014, số ngọc mà Nê Phát Khoa nhận hối lộ chiếm 80% số tiền nhận hối lộ. Khi nói về ngọc bích, mắt ông ta lập tức sáng lên; khi ông ta xem TV và đọc sách, ngọc bất rời tay, trên cổ cũng đeo một mặt dây chuyền bằng ngọc bích; mỗi khi đến cuối tuần, ông ta sẽ bày những ngọc thạch ngọc khí mà ông ta thích ra khoe, từng kiện từng kiện hân thưởng; cứ cách hai tuần, ông ta phải chùi bụi, bôi sáp, dầu cho ngọc mịn. Nếu đi công tác, ông ta vô luận thế nào cũng đều đến các thị trường ngọc khí địa phương để ngắm nghía, mang theo một chiếc đèn pin nhỏ, kính phóng đại bên mình, thể hiện trình độ đánh giá ngọc của mình, tận hưởng khoái cảm khi trở thành một được khen ngợi là chuyên gia.

Cổ nhân giảng “quân tử đức sánh với ngọc”, nhưng Nê Phát Khoa lại vì si mê ngọc mà tự hủy hoại một đời mình.

Dương Trấn Siêu, người thích chơi mạt chược

Sau khi Nê Phát Khoa ngã đài, vào ngày 24/5/2016, Dương Trấn Siêu, người kế nhiệm ông ta, cũng thay ông ta bị lập án thẩm tra.

Tin tức rầm rộ từ Hoa lục từng viết rằng Dương Trấn Siêu rất thích chơi mạt chược, xử thế lão luyện, và là một quan chức tầm thường. Ngày 3/5/2017, ông ta bị Pháp viên Trung cấp số 1 Thượng Hải kết án tù chung thân về tội nhận hối lộ 80,84 triệu nhân dân tệ, tham ô 1,15 triệu nhân dân tệ, lạm dụng quyền lực gây thất thoát hơn 900 triệu nhân dân tệ.

Trần Thụ Long “muốn phát đại tài”

Cùng năm Dương Trấn Siêu bị ngã ngựa, vào ngày 8/11/2016, Trần Thụ Long, phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy, cũng bị lập án điều tra.

Vào ngày 3/4/2019, ông ta bị kết án tù chung thân và phạt 170 triệu nhân dân tệ vì các tội danh nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực, giao dịch nội gián và làm rò rỉ thông tin nội bộ, bị kết án tù chung thân, xử phạt 170 triệu nhân dân tệ (538 tỷ đồng).

Phán quyết thư của tòa cáo buộc: Từ năm 2009 đến tháng 12/2011, Trần Thụ Long đã lạm dụng quyền lực và gây thiệt hại kinh tế hơn 2,9 tỷ NDT (tương đương hơn 9 ngàn tỷ đồng). Từ năm 2009 đến 2015, với tư cách là người nắm thông tin nội bộ của các cổ phiếu có liên quan, ông ta đã mua cổ phiếu trong khoảng thời gian nhạy cảm với thông tin nội bộ, với tổng doanh số là 121 triệu NDT và thu lợi bất hợp pháp 137 triệu NDT; Ông ta còn tiết lộ thông tin nội bộ cho người khác để mua cổ phiếu, giao dịch tích lũy lên tới hơn 32,05 triệu NDT và thu lợi bất chính là 30,31 triệu NDT.

Trần Thụ Long từng được ca tụng là “thầy phù thủy tài chính” và “thần chứng khoán An Huy”. Trên thực tế, những điều này đều là hư giả, ông ta chẳng qua chỉ là một “tay chơi” chứng khoán lợi dụng quyền lực của mình và biến quyền lực của mình thành tiền mặt.

Chu Xuân Vũ, được mệnh danh là “Thần cổ phiếu”

Vào ngày 26/4/2017, năm thứ hai kể từ khi Trần Thụ Long ngã ngựa, một phó tỉnh trưởng khác của tỉnh An Huy, Chu Xuân Vũ, cũng được mệnh danh là “thần chứng khoán”, đã bị “cách ly thẩm tra”.

Vào ngày 22/2/2019, Chu Xuân Vũ nhận hối lộ 13,65 triệu NDT, cất giấu 4,12 triệu đô la Mỹ tiền gửi ở nước ngoài và lạm dụng quyền lực gây thiệt hại 665 triệu NDT; sử dụng thông tin nội bộ có được để mua cổ phiếu và trục lợi phi pháp 359 triệu NDT. Ông ta đã bị bắt bởi thành phố Tế Nam, Pháp viện Trung cấp đã kết án ông ta 20 năm tù và phạt 360 triệu NDT.

Chức vị bị nguyền rủa?

Sau khi nói về một loạt quan chức ngã ngựa, chức vị phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy chỉ đơn giản là “khu vực ngã ngựa trọng điểm”, giống như thể nó đã bị nguyền rủa. Và, mọi người có phát hiện ra rằng, nếu vào năm 2004, số tiền tham nhũng của Vương Hoài Trung là 9,97 triệu nhân dân tệ; thì đến năm 2017, Chu Xuân Vũ đã trục lợi tới 359 triệu nhân dân tệ chỉ nhờ mua cổ phiếu phi pháp?! Chiến dịch chống tham nhũng hủ bại của ĐCSTQ, xác thực là càng chống càng tham! Tại sao lại như vậy?

Không phải vì chức vị này bị nguyền rủa, mà vấn đề nằm ở chỗ, tham nhũng hủ bại của ĐCSTQ là tham nhũng hủ bại về thể chế. Đảng quản lập pháp, đảng quản chấp pháp, đảng quản hành pháp, đảng quản tư pháp, đảng quản cục công an, đảng quản viện kiểm sát, đảng quản cả pháp viện (tòa án). Đảng một thân ba nhiệm vụ, chính là không có khả năng có sức mạnh hữu lực để giám sát đôn đốc, nên tham nhũng hủ bại là tất yếu. Với thể chế như vậy, bản thân nó chính là thổ nhưỡng của tham nhũng hủ bại.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới