Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mới“Dao dầu mỏ”: ai nắm đằng chuôi?

“Dao dầu mỏ”: ai nắm đằng chuôi?

Chiến sự tại Ukraine đẩy thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng năng lượng do lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vào Nga. Tuy nhiên, năng lượng ví như “dao hai lưỡi”, chỉ bên cầm chuôi mới có cơ thắng cuộc.

Lệnh cấm vận năng lượng của Mỹ nhằm vào Nga ví như “dao hai lưỡi”.

Giá dầu tăng liên tục khi chiến sự nổ ra tại Ukraine, đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng năng lượng mới. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi tổng thống Mỹ, ông Joe Biden, ngày 8/3 công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Giá dầu thô trên thị trường lập tức tăng dựng đứng, lên tới 140 USD thùng ngày 8/3, trước khi trở về mốc 100 USD. Tuy nhiên, một khi giải pháp hòa bình chưa được tìm ra, chẳng ai dám lạc quan, giá loại “vàng đen” này sẽ không trở ngược, thậm chí còn ở mức trên 200 USD và neo lại lâu dài.

Lệnh trừng phạt Nga nêu trên là một quyết định khó khăn của Washington. Trước đó, ông Biden đã phải “nâng lên, đặt xuống” mãi. Nhà trắng quá biết tầm quan trọng của dầu mỏ, cũng như biết, Nga là nguồn cung 70% năng lượng cho châu Âu. Cho dù từ nhiều năm qua, Mỹ đã hối thúc các đồng minh châu Âu nỗ lực các biện pháp tránh phụ thuộc dầu mỏ, khí đốt, than đá vào Nga, nhưng kết quả vẫn rất hạn chế. Thời điểm này, riêng về khí đốt, các quốc gia như Áo, Phần Lan, Litva vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào Nga; con số này ở Ý là 40%, Đức là gần 60%, Ba Lan là hơn 70%, Slovakia là gần 90%…

Thế nên, có người ví: cùng với các biện pháp cứng rắn khác, Nhà trắng đã đúng khi dùng năng lượng như một thứ vũ khí lợi hại gây sức ép với Kremlin, nhưng, ngược lại, đây ví như trò chơi “dao hai lưỡi”: chảy máu không chỉ người Nga mà cả người Mỹ và đồng minh.

Nga thì đã hẳn, tức thì chịu tác động khốc liệt của các biện pháp trừng phạt. Đồng rúp đã mất giá tới hơn 50%; lạm phát tăng cao; hàng hóa khan hiếm, tâm trạng người dân bất an; các tỷ phú Nga tìm mọi cách chuyển tài sản ra nước ngoài…

Nhưng ngược lại, đúng như dự đoán, Mỹ và các đồng minh châu Âu cũng đang bắt đầu bị “dao hai lưỡi” làm cho đau đớn. Ngoài Anh, hào hứng nhất với lệnh cấm vận, nhiều đồng minh phương Tây tỏ ra chần chừ, đối phó bằng cách chỉ thực thi từng phần thay vì toàn bộ. Các quốc gia này buộc phải làm thế vì và bắt đầu ngấm đòn phản lực của biện pháp cấm vận với giá cả hàng hóa leo thang, chi phí xăng dầu đội lên…

Ngay tại Mỹ, sự lo lắng, sốt ruột của người dân cũng đang ngày một tăng bất chấp những lời trấn an sẽ thực hiện các biện pháp để hạn khó khăn từ phía chính quyền. Châu Âu, nhất là các thành viên EU cũng đang chia rẽ. Đức, Bungaria và một số quốc gia phụ thuộc lớn nhất vào năng lượng của Nga, đã phản đối.

Ai chứ Đức “chống” lệnh Mỹ thì là điều đã được báo trước. Bộ trưởng Kinh tế Đức, ông Robert Habeck, ngay thời điểm Nhà trắng mới thập thò lệnh cấm vận áp dụng cho Nga, đã nói rằng: “Tôi sẽ không ủng hộ lệnh cấm vận nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Tôi thậm chí sẽ phản đối điều đó. Chúng tôi cần những nguồn cung cấp năng lượng này để duy trì sự ổn định giá cả và an ninh năng lượng ở Đức”. Ông này còn đồng thời đưa ra cảnh báo sớm, điều đó sẽ làm “tiêu tan” hy vọng phục hồi kinh tế…

Đối thủ là Nga cũng đâu có chịu nằm yên chịu trận. Nắm thóp những khó khăn mà Mỹ và châu Âu đang phải đương đầu, trong đó có việc kiếm nguồn cung ứng thay thế khí đốt do mình cung cấp là một tiến trình phải mất nhiều năm, chú “Gấu Nga” đang gầm lên như sư tử, cảnh báo: Áp đặt cấm vận dầu mỏ của Mỹ và phương Tây đối với Nga sẽ gây ra những hệ quả thảm họa cho thị trường toàn cầu. Không loại trừ, Nga đi tới quyết định đóng cửa tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1); việc tự tước bỏ nguồn cung dầu thô từ Nga có thể khiến thị trường rối loạn, đẩy giá dầu lên tới 300U USD/thùng…

Không thể coi thường cảnh báo của Kremlin. Những gì diễn ra đang cho thấy: với việc áp lệnh trừng phạt năng lượng nhằm vào Nga, ông Biden dường như đã quên bài học “chơi dao hai lưỡi” mất rồi!

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới