Vào ngày 4/3/2022, cánh cửa phía bắc cổng chính Điện Thái Hòa tại Tử Cấm Thành đã bị một cơn cuồng phong mạnh cấp bảy thổi sập và nằm bẹp trên mặt đất. Hôm đó là ngày “Long đài đầu” (rồng ngẩng đầu), nhưng cổng chính Điện Thái Hòa, nơi các vị hoàng đế cổ đại lên ngôi, đã đổ sập! Dị tượng này phát sinh giữa lúc thời tiết trung hòa nhất, liệu có phải là lời cảnh báo từ Thiên Thượng? Giữa dị tượng và nhân sự thế gian hung cát liệu có liên quan?
Ngày 4/3/2022 là ngày khai mạc Lưỡng Hội (hai kỳ họp quốc hội) của ĐCSTQ. Cùng ngày, tại Điện Thái Hòa của cố cung Bắc Kinh đã phát sinh một dị tượng lần đầu tiên trong lịch sử: cánh cửa phía bắc của cổng chính bị cuồng phong quật đổ sập xuống đất. Mới năm ngoái, tức năm 2021, khi ĐCSTQ bế mạc Lưỡng Hội, cũng đã phát sinh thiên tượng dị thường, đầy trời bão cát vàng mù mịt che phủ, khiến hàng trăm chuyến bay phải đình lại. Từ khi bế mạc vào năm ngoái đến lúc khai mạc năm nay, trời giáng dị tượng liên tiếp, như thể một vở kịch dài tập được an bài kỹ lưỡng và hoàn hảo, không thể không khiến người ta chấn kinh mà đặt câu hỏi, những dị tượng này rốt cuộc triển hiện hàm ý gì?
Nguyên lý ngũ hành luôn là một bộ phận tư tưởng cốt lõi của văn hóa Trung Hoa. Cuốn “Thanh Sử Cảo” cho rằng giữa nhân sự thế gian và dị tượng địa thượng có quan hệ đối ứng: “Bản tính của Ngũ Hành tựa như Địa, Nhân thuộc vào Địa, ngũ sự của Nhân cũng đối ứng với ngũ hành của Địa”. Tư tưởng ngũ hành này luôn được các quan sử Trung Quốc coi trọng, và cũng là trụ cột chính của quan điểm lịch sử văn hóa Trung Hoa, rằng các hiện tượng hung cát trong nhân gian đều đối ứng với nhân sự, hậu nhân thường có thể lấy các sự kiện xảy ra trong lịch sử để ấn chứng. Trong sách sử, chúng tôi có thể tra thấy một số dị tượng có liên quan đến cuồng phong, có thể dùng như một lời cảnh báo cho con người ngày nay.
Cuồng phong: Thiên ý cảnh báo điều gì?
Theo ghi chép của “Hán Thư”, vào năm Hán Văn Đế thứ năm, một cơn bão lớn ở phía nam nước Ngô đã hủy hoại phủ quan và nhà dân trong thành. Ngô Vương lúc bấy giờ là Lưu Tị (216 TCN – 154 TCN), là trưởng nam của Lưu Hỉ, huynh trưởng của Hán Cao Tổ Lưu Bang, vì có công trong việc tham dự bình định Anh Bố phản loạn mà được Lưu Bang phong làm Ngô Vương, trị vì trong 42 năm. Thời Hán Cảnh Đế, ông ta phát động khởi loạn 7 nước, liên hợp với Sở Vương, Triệu Vương, Giao Tây Vương, Tế Nam Vương, Tri Xuyên Vương, Giao Đông Vương hùng cứ tạo phản, phát binh Tây tiến. Trước đó, Thiên Thượng đã mấy lần cảnh giới Ngô Vương, và cơn bão lớn này là một trong số đó. Nhưng Ngô Vương trước sau không ngộ, chấp ý mưu phản mưu loạn, cuối cùng dẫn đến vận mệnh diệt vong.
Trước sự kiện tương tự, tại nước Sở, liên thủ của Ngô Vương cũng có “Thiên giới” cảnh thị. Vào tháng 10 năm đó tại nước Sở, một trận gió lớn từ phía đông nam quét qua Bành thành, thủ đô của nước Sở; Trận cuồng phong cường đại siêu cấp, không chỉ phá hủy toàn bộ cổng thành, mà còn tấn công khiến nhiều người tử thương. Vào tháng đó, Sở Vương Mậu kế vị, sau đó ông ta vì dâm loạn mà bị tước quốc. Ông ta không những không cải chính, mà còn liên thủ với Ngô Vương Lưu Tị mưu phản, không nghe thuộc hạ can gián, trái lại còn khốc phạt, lạm sát quan lại, cuối cùng Sở quốc theo chân Ngô quốc mà bị diệt vong.
Nước Ngô ở phía đông nam nước Sở, trận cuồng phong đến từ đông nam tràn qua kinh thành của Sở quốc, chính là cảnh thị đối với Sở Vương về mối họa khởi ra từ phía đông nam. Cự phong phá hủy toàn bộ cổng thành, chính là hiển thị của “Thiên giới” – phóng túng biến loạn vi ác sẽ dẫn đến vong quốc. Sở Vương không ngộ tới, kết quả bước vào con đường vong quốc.
Vào thời nhà Tấn, cũng có một ân giám như vậy. Theo sách “Tấn thư – Ngũ hành chí” của Bàng Huyền Linh, Tấn Vũ Đế (Tư Mã Viêm, tự là An Thế), vào ngày Đinh Dậu tháng 8 năm Hàm Ninh nguyên niên, một trận gió mạnh đã thổi bay tất cả các cây đại thụ bên cạnh Xã Tắc Đại Miếu. Sau đó, trong cuộc nổi loạn Bát Vương của Tây Tấn, toàn bộ con cháu của Vũ Đế không ai được miễn nạn, cho đến tận cháu của Tấn Mẫn Đế Tư Mã Nghiệp (năm 300-318 SCN), khiến Tây Tấn vong triều. Điều này có thể nói điềm báo vong quốc đối ứng với trận cuồng phong năm Hàm Ninh nguyên niên, quật đổ mọi cây cổ thụ.
Đồng dạng là sự tình thời Tấn. Vào năm Đông Tấn An Đế Nguyên Hưng thứ hai (năm 403 SCN), có một trận đại phong vũ vào đêm Giáp Thìn tháng Hai. Những mái ngói ở cổng chính của hoàng cung bay lạc trong mưa to gió mạnh. Năm sau, cuộc nổi loạn của Hoàn Huyền, từng là tể tướng của nhà Tấn, xâm nhập soán đoạt ngôi báu của nhà Tấn. Hoàn Huyền sau đó bị Lưu Dụ khởi binh chống lại, rồi bị Phùng Thiên giết chết năm 404, khôi phục ngôi vị An Đế. Nhưng An Đế đa bệnh, luôn không có người thừa kế, cuối cùng tuyệt hậu, tạo thành sự bại vong của nhà Đông Tấn.
Ngoài ra, trong một trận chiến rất nổi tiếng trong lịch sử – Phì Thủy chi bại, cũng được thiên tượng cảnh thị bằng một trận cuồng phong bất thường.
Vào tháng 6 năm Đông Tấn Hiếu Vũ Đế Thái Nguyên thứ 3 (năm 378 SCN), một trận cuồng phong thổi đến thành Trường An, kinh đô của nhà Tần, nhổ bật gốc cây trong cung Phù Kiên. Sau đó, vào năm Thái Nguyên thứ tám (năm 383 SCN), Phù Kiên dẫn đại quân 80 vạn quân binh tấn công nhà Tấn, giao chiến trên sông Phì Thủy (nay là tỉnh An Huy, thành Hoài Nam, huyện Thọ). Kết quả, Phù Kiên, người đã khoe khoang “ném roi bẻ gãy dòng chảy” chuốc lấy đại bại, quân Tần tan vỡ bỏ chạy. Sau trận chiến này, Phù Kiên đã chiêu mời vận mệnh thân nhục quốc vong.
Bão cát vàng: Thiên ý cảnh giới điều gì?
Hãy nói về dị tượng bão cát vàng, điều này cũng đã từng xảy ra trong lịch sử.
Vào đêm Tân Sửu tháng 4, năm Hán Thành Đế Kiến Thủy nguyên niên, tại phương tây bắc xuất hiện hỏa quang. Cách một ngày, đến sáng sớm ngày Nhâm Dần, gió thổi mạnh từ phía tây bắc, đầy trời mây đỏ và vàng, đông tây nam bắc tứ phía bụi mù mịt, ngày biến thành đêm, toàn mặt đất đầy bụi đất vàng (hoàng thổ).
Vào năm đó, mẫu hậu của Thành Đế là thái hậu Hiếu Nguyên (Vương Chính Quân, tức Vương Mãng Cô mẫu), anh cả của bà, Vương Phụng, được phong chức Đại tư mã Đại tướng quân (tương đương Tể tướng), bắt đầu nắm quyền hành. Kể từ đó, các huynh đệ của Vương Phụng đều được phong hầu ban ấp, nhân xưng “ngũ hầu”. Đến thời Ai Đế lập vị, lại phong cho những người ngoài thân tộc Lưu thị là Đinh thị, Phó thị, Chu thị,Trịnh thị, tổng cộng 6 người làm Liệt Hầu. Dù là thụ phong “ngũ hầu” hay là “lục hầu” thì đều dẫn đến họ Lưu thất thế hoàng quyền, thế lực ngoại tộc trỗi dậy, làm tổn hại căn cơ quốc gia.
Triều Hán, đại phu Dương Tuyên từng thượng tấu can gián: “Ngũ hầu phong nhật, thiên khí xích hoàng….. thương loạn thổ khí chi tường.” Ý tứ là ngày phong ngũ hầu, thiên khí chuyển màu đỏ vàng, tượng trưng cho thấy nền quân chủ quốc gia bang lạc, căn cơ quốc gia bị tổn hại nghiêm trọng. Hán Thành Đế cuối cùng không có người kế vị, và quyền lực của nhà Tây Hán bị Vương Mãng soán đoạt.
“Kinh Phòng Dịch Truyền” cho rằng, thiên địa xuất hiện cát vàng lấp đầy trời đất là dị tượng báo trước tai họa thời mạt thế: triều đình không trọng dụng hiền nhân, vì chính trị mà cự tuyệt thiên đạo: “Hữu hoàng trọc khí tứ tắc thiên hạ, tế hiền tuyệt đạo, cố tai dị chí tuyệt thế dã”. Câu này đã xác thực được ấn chứng trong lịch sử thời Tây Hán, mà lịch sử là gương soi cảnh báo cho hậu nhân, chỉ là người đời sau thường lãng quên sự tồn tại của nó.
Hậu luận
Ngày 4/3/2022 là ngày Hoàng lịch 2/2 trong âm lịch của Trung Quốc, chính là “Tiết Trung hòa” trong văn hóa truyền thống, mà theo truyền thuyết dân gian, đây là ngày Thiên long đài đầu (Rồng bay lên). Tiết Trung Hòa là giữa mùa xuân, thuộc về ngày mĩ lệ nhất trong thiên địa, là ngày ôn nhu nhất của mùa xuân. Thế nhưng một trận gió siêu mạnh lại xuất hiện, thổi sập cửa chính Điện Thái Hòa của Tử Cấm Thành. Trận gió cường liệt như vậy trong ngày ôn nhu nhất của tiết xuân, đã minh bạch triển hiện sự bất hòa giữa Thiên, Địa và Nhân.
Điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành, là nơi các hoàng đế cổ đại đăng cơ trên cơ điểm Phụng Thiên Thừa Vận – phụng ý Trời nhận lãnh vận nước. Cổng chính Điện Thái Hòa đổ sập là có ý nghĩa gì? Chính quyền đoạn tuyệt Nhân đạo, Thiên đạo khiến Thiên Thần phẫn nộ muốn thu hồi quyền lực – ý nghĩa nội tại đã minh hiển triển lộ. Cùng với thời gian phát sinh dị tượng này được đề cập ở đầu bài viết, càng là sự kết hợp xảo diệu của Thiên ý. Mà trận cuồng phong từ phương Bắc tới, ám thị thảm họa bắt đầu từ phương Bắc.
Trên thực tế cũng có thể quan sát các sự kiện nguy cơ vi phạm nhân đạo phá hoại hòa bình đối ứng với dị tượng. Bất luận là đại phong thổi lật cửa, hay là thiên hạ bão cát mịt mù, đều là hiện tượng ngũ hành dị thường trong nhân gian, hiển thị nhân sự bất hòa với Thiên Địa, dẫn đến âm dương thác nghịch, ngũ hành thất điệu. Thái sư Kinh học Khổng Dĩnh Đạt thời Đường nói: “Âm dương thác nghịch vi kí vãng chi cữu” (Âm dương tạp loạn là tai họa sắp tới), “âm dương thác nghịch nãi thị nhân hành sở trí” (Âm dương tạp loạn là người đi đến đường cùng). Thượng Thiên giáng hung tượng, chính là cảnh báo trước kết cục hung tàn.
Những ghi chép về ngũ hành trong sử sách thể hiện tinh hoa văn hóa truyền thống Trung Quốc, và chỉ bảo cho con người nhân gian đại đạo vĩnh sinh của chính khí Thiên Địa. Thiên – Nhân cảm ứng, lịch sử đã thị hiện; Nhân sự thất hòa, tất có dị tượng cảnh báo.
T.P