Sunday, December 22, 2024
Trang chủUncategorizedViệt Nam sẽ thành lập Nhóm đối tác kinh tế biển xanh

Việt Nam sẽ thành lập Nhóm đối tác kinh tế biển xanh

Việc thành lập Nhóm Kinh tế biển xanh sẽ cải thiện phúc lợi của con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể rủi ro về môi trường và sự khan hiếm sinh thái.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nghiên cứu, đề xuất thành lập Nhóm đối tác kinh tế biển xanh của Việt Nam.

Việc xây dựng Nhóm đối tác nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 647/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030; thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị Trung ương 8 Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hiện đang tổ chức tham vấn ý kiến các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức liên quan về Báo cáo đề xuất thành lập Nhóm đối tác kinh tế biển xanh nhằm huy động sự tham gia của các bên liên quan, góp phần hướng tới quản lý hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế biển Việt Nam.

Dự kiến Nhóm đối tác sẽ thực hiện các nhiệm vụ như xây dựng các văn bản pháp luật về kinh tế biển xanh; Điều phối các đối tác; Chia sẻ thông tin; Huy động nguồn lực và thúc đẩy hợp tác trong và ngoài nước.

Đối tác dự kiến với các chức năng:

Xây dựng các văn bản pháp luật về kinh tế biển xanh: Đóng góp vào việc xây dựng, sửa đổi và thực hiện pháp luật về kinh tế biển xanh thông qua các cuộc đối thoại chính sách và các cuộc họp cấp cao.

Điều phối: Góp phần điều phối các đối tác liên quan đến phát triển kinh tế biển xanh bao gồm các cơ quan Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, các ngành, tỉnh, tổ chức nghiên cứu và các NGO về các hoạt động kinh tế biển xanh đang diễn ra, phân bổ và huy động nguồn lực thông qua các cuộc họp cấp cao, chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm và trang thông tin điện tử.

Chia sẻ thông tin: Tăng cường chia sẻ thông tin, kiến thức, các thực hành tốt; bài học kinh nghiệm thông qua cuộc họp, trang thông tin điện tử và các hoạt động dựa trên dự án cụ thể.

Huy động nguồn lực: Đẩy mạnh huy động các nguồn lực kỹ thuật, vật chất, tài chính từ các nhà tài trợ, các học viện, cơ quan nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp.

Hợp tác: Thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ, các đối tác phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, các ngành, các tỉnh, cơ quan nghiên cứu và các NGO về phát triển kinh tế biển để phát triển nền kinh tế biển xanh bền vững ở Việt Nam.

Theo đó, khuôn khổ Nhóm đối tác sẽ tăng cường điều phối và hợp tác giữa các đối tác tham gia phát triển kinh tế biển xanh tại Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường chia sẻ thông tin và liên lạc giữa các cơ quan Chính phủ và các đối tác phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, ngành, học viện, các tỉnh ven biển và các tổ chức phi Chính phủ (NGO). Thông qua các trao đổi nhiều lần giữa các bên, Chính phủ Việt Nam và các đối tác liên quan bày tỏ ủng hộ việc thiết lập quan hệ đối tác dưới hình thức khuôn khổ mở và linh hoạt…

Vì vậy, Chính phủ Việt Nam, đại diện là Bộ TN&MT là cơ quan thường trực Ủy ban Chỉ đạo quốc gia (UBCĐQG), các đối tác phát triển, các ngành, các tỉnh, các ngành, các NGO và các cơ quan nghiên cứu, học viện tìm cách tăng cường quản lý kinh tế biển xanh thông qua đẩy mạnh chia sẻ thông tin, huy động nguồn lực, điều phối và cộng tác.

Hiện Bộ TN&MT đang tổ chức tham vấn ý kiến các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức liên quan về Báo cáo đề xuất thành lập Nhóm đối tác kinh tế biển xanh nhằm huy động sự tham gia của các bên liên quan, góp phần hướng tới quản lý hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế biển Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới