Thursday, January 23, 2025
Trang chủQuân sựNgân sách quốc phòng Mỹ tăng kỷ lục

Ngân sách quốc phòng Mỹ tăng kỷ lục

Hôm thứ Hai (28/3), Tổng thống Biden đã đưa ra đề xuất ngân sách tài khóa 2023 trị giá 5,8 nghìn tỷ USD với Quốc hội, trong đó bao gồm 813,3 tỷ USD chi cho quốc phòng và an ninh quốc gia.

Bộ trưởng Quốc phòng Austin cùng ngày đưa ra một tuyên bố, nêu chi tiết các lĩnh vực mà quỹ quốc phòng sẽ được sử dụng để đầu tư, bao gồm tăng cường hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân của Hoa Kỳ, mua vũ khí tiên tiến trên biển, trên bộ và trên không, đầu tư vào hệ thống phòng thủ tên lửa, và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Ông Austin nói rằng điều này sẽ tăng cường khả năng của Hoa Kỳ để đáp ứng các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga.

Trong ngân sách khổng lồ 813,3 tỷ USD, 773 tỷ USD dành cho Bộ Quốc phòng, tăng 30,7 tỷ USD, tương đương 4,1%, so với số tiền được ban hành vào năm tài khoá 2022. Ông Austin cho biết trong tuyên bố: “Một quân đội Hoa Kỳ mạnh mẽ và có khả năng thích ứng vẫn là trụ cột cốt lõi của an ninh quốc gia Hoa Kỳ trong một môi trường an ninh năng động và phát triển. Ngân sách quốc phòng năm 2023 cung cấp các nguồn lực cần thiết để duy trì và tăng cường khả năng răn đe của Hoa Kỳ”.

Ông Austin cũng nói rằng ngân sách năm tài khoá 2023 cho phép Bộ Quốc phòng phát triển, mua sắm và hiện đại hóa năng lực quân sự để bảo đảm hiệu quả chiến đấu trong mọi lĩnh vực nhằm đáp ứng những thách thức đang rình rập từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) và mối đe dọa nghiêm trọng từ Nga.

Dưới đây là các lĩnh vực quân sự mà Ngũ Giác Đài sẽ đầu tư, được liệt kê theo tuyên bố của ông Austin:

Hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân (34,4 tỷ USD)

Các khoản đầu tư bao gồm:

– Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Columbia: 6,3 tỷ USD

– Máy bay ném bom tấn công tầm xa B-21: 5 tỷ USD

– CBM GBSD trên mặt đất thế hệ tiếp theo: 3,6 tỷ USD

– Tên lửa phòng không tầm xa (LRSO): 1 tỷ USD

Các chương trình và thiết bị của Lực lượng Không quân (56,5 tỷ USD)

Các khoản đầu tư bao gồm:

– 61 máy bay tiêm kích F-35 Joint Strike Fighter: 11 tỷ USD

– 24 F-15EX: 2,8 tỷ USD

– 15 máy bay tiếp nhiên liệu KC-46 Pegasus: 2,9 tỷ USD

– Chương trình NGAD (Sức mạnh Không quân Thế hệ Tiếp theo) của Lực lượng Không quân: 1,7 tỷ USD

NGAD là một dự án của Không quân Hoa Kỳ (USAF) nhằm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Hiện đại hóa Lực lượng Hải quân (40,8 tỷ USD)

Các khoản đầu tư bao gồm:

– 2 tàu khu trục dòng DDG-51 Arleigh Burke: 5,6 tỷ USD

– 1 khinh hạm FFG (X): 1,3 tỷ USD

– 2 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân dòng Virginia: 7,3 tỷ USD

Nâng cao hiệu quả chiến đấu của lực lượng mặt đất (12,6 tỷ USD)

Các khoản đầu tư bao gồm:

– 72 Xe đa dụng bọc thép (AUV): 381 triệu USD

– 74 Xe chiến đấu lội nước: 631 triệu USD

– 3.721 Phương tiện chiến thuật hạng nhẹ liên hợp: 1,1 tỷ USD

Phòng thủ tên lửa (24,7 tỷ USD)

Các khoản đầu tư bao gồm:

– Phòng thủ trên đất liền (GMD) và Phòng thủ nội địa được cải tiến/máy bay đánh chặn thế hệ tiếp theo (NGI): 2,6 tỷ USD

– Hệ thống chống tên lửa Thaad (THAAD): 335 triệu USD

– Tên lửa phòng không tăng cường phân đoạn Patriot-3 (PAC-3 MSE): 1 tỷ USD

Tấn công hoả lực tầm xa (7,2 tỷ USD)

Các khoản đầu tư bao gồm:

Có được khả năng sống sót cao, tấn công chính xác và thiết bị tấn công hỏa lực tầm xa – từ siêu thanh đến cận âm – cho toàn bộ Lực lượng liên quân.

Hệ thống không gian và vũ trụ (27,6 tỷ USD)

Các khoản đầu tư bao gồm:

– Hệ thống trinh sát Hồng ngoại liên tục không gian (OPIR): 4,7 tỷ USD

– 2 doanh nghiệp Hệ thống định vị toàn cầu (GPS): 1,8 tỷ USD

– 6 phương tiện phóng – Chương trình Phóng vào Không gian An ninh Quốc gia (NSSL) và Chương trình Phóng Hệ thống Tên lửa (RSLP): 1,6 tỷ USD

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Châu Âu nhận được hơn 10 tỷ USD

Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương Hoa Kỳ sẽ nhận được 6,1 tỷ USD tài trợ cho xây dựng quân sự, phòng thủ đảo Guam, báo động trước tên lửa và cơ cấu theo dõi, khuôn khổ Môi trường Đối tác Sứ mệnh (MPE) để chia sẻ thông tin đa quốc gia, và “Năng lực đào tạo và thử nghiệm đa miền Thái Bình Dương”.

Bộ Tư lệnh châu Âu của Hoa Kỳ sẽ nhận được 4,2 tỷ USD cho Sáng kiến ​​Răn đe châu Âu, bao gồm 300 triệu USD viện trợ cho Ukraina và hỗ trợ cho các chương trình hợp tác an ninh trong khu vực phụ trách của Bộ Tư lệnh châu Âu của Hoa Kỳ.

Tăng cường chuẩn bị chiến tranh của quân đội Hoa Kỳ

Ngoài ra, 134,7 tỷ USD tài trợ sẽ được đầu tư để nâng cao khả năng chuẩn bị chiến tranh của quân đội Hoa Kỳ, tăng 6,3 tỷ USD, tương đương 4,9%, so với ước tính ban hành năm 2022 là 128,4 tỷ USD. Các khoản đầu tư cụ thể là:

– Chuẩn bị chiến tranh của Lục quân: 29,4 tỷ USD

– Chuẩn bị chiến tranh của Hải quân: 47,4 tỷ USD

– Chuẩn bị chiến tranh của Thủy quân lục chiến: 4,1 tỷ USD

– Chuẩn bị chiến tranh của Lực lượng Không quân: 35,5 tỷ USD

– Chuẩn bị chiến tranh của Lực lượng Không gian: 3 tỷ USD

– Chuẩn bị chiến tranh của Bộ Tư lệnh Hoạt động Đặc biệt: 9,7 tỷ USD

– Năng lực kết hợp: 5,6 tỷ USD

Đầu tư vào các hoạt động không gian mạng

Ông Austin cho biết sự thịnh vượng và thành công về quân sự của Hoa Kỳ phụ thuộc vào khả năng phục hồi không gian mạng của lực lượng chung để thực hiện thành công các nhiệm vụ trong môi trường tranh chấp. Ngân sách năm tài khoá 2023 cho phép Bộ Quốc phòng tiếp tục đầu tư vào các sáng kiến ​​không gian mạng. Khoản đầu tư vào các hoạt động không gian mạng sẽ là 11,2 tỷ USD. Các khoản đầu tư bao gồm:

– Tăng cường hỗ trợ an ninh mạng cho cơ sở công nghiệp quốc phòng

– Phát triển các lực lượng nhiệm vụ không gian mạng

Ngoài ra, tài trợ quốc phòng của Hoa Kỳ cho năm tài khoá 2023 cũng bao gồm các khoản đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, khoa học và công nghệ, trí tuệ nhân tạo, vi điện tử và các lĩnh vực khác.

Các khoản tài trợ khác bao gồm tăng lương 4,6% cho quân nhân và dân sự.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới