Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiVô tình hay hữu ý?

Vô tình hay hữu ý?

Nửa tháng sau vụ tàu hải quân Trung Quốc “xâm phạm trái phép và hiện diện kéo dài’ đi vào vùng biển Philippines mà không được phép, thêm một vụ chạm mặt của Trung Quốc với tàu Philippines tại vùng biển bãi cạn Scarborough.

Tàu hải cảnh Trung Quốc (trái) và tàu của lực lượng tuần duyên Philippines gần bãi cạn Scarborough ngày 2/3.

Trước Trung Quốc, tới nay, Philippines vẫn là một quốc gia giỏi nín nhịn, chịu đựng. Vụ Bắc Kinh cho tàu trinh sát của hải quân “xâm phạm trái phép và hiện diện kéo dài” nêu trên diễn ra từ ngày 29/1 đến 1/2/2022, lại còn phớt lờ các yêu cầu rời đi của lực lượng hải cảnh Philippines, mãi tới ngày 14/3 mới được công bố, khi Bộ Ngoại giao Philippines triệu tập và yêu cầu đại sứ Trung Quốc tại Manila giải thích sự việc.

Dường như biết Trung Quốc sẽ lại “chày cối” như lâu nay, trong cuộc làm việc với đại sứ Trung Quốc, phía Philippines đã dằn mặt trước rằng: sự hiện diện của chiếc tàu này “không phản ánh hoạt động đi lại vô hại và xâm phạm chủ quyền của Philippines”. Chưa đến mức như dự đoán, nhưng đã hơn 2 tuần trôi qua, Bắc Kinh vẫn “im lặng”? Nhiều chuyên gia quốc tế bình luận rằng, trường hợp này, có thể coi sự “vô ngôn” của Bắc Kinh còn quá mồm mép của bà hàng cá, nghĩa là “không nói mà còn hơn là lu loa”.

Tới lần này, vẻ như Philippines chơi bài nước đôi, nói một cách không chính thức. Cụ thể, Manila bật đèn xanh để Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) cung cấp cho Hãng tin Reuters – một hãng tin lớn, một thế lực truyền thông toàn cầu – thông tin về việc một tàu hải cảnh Trung Quốc được điều động đến gần và cản trở một tàu Philippines ở bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông. Cụ thể, chiếc tàu số hiệu 3305 của Hải cảnh Trung Quốc (CCG) đã chỉ ở khoảng cách 19,2m gần với chiếc tàu BRP Malabrigo của Philippines. PCG còn cho biết thêm: Họ không thể tùy tiện, để công khai việc này cho truyền thông quốc tế, họ đã phải đợi Lực lượng Đặc nhiệm quốc gia cho phép.

Không phải là nhà hàng hải, không phải là ngư dân, cũng đủ biết, khoảng cách 19,2m đó nguy hiểm như thế nào. Chỉ một cú lỡ chân ga: đâm và nhau như chơi và hậu quả chắc chắn là nghiêm trọng hơn nhiều so với “vụ Cỏ Rong” hồi tháng 6 năm 2019 khiến nhiều ngư dân Philippines suýt mất mạng. Chính thế, khi cung cấp thông tin cho Reuters, PCG không quên nhấn mạnh: “Việc này hạn chế không gian điều động của tàu BRP Malabrigo – vi phạm rõ ràng Quy định quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển (COLREGS) năm 1972”.

Nhấn mạnh hay không nhấn mạnh thì với Bắc Kinh cũng hầu như vô nghĩa. Đó là nhận định của giới chuyên gia Biển Đông. Là bởi, sự việc diễn ra ở đâu kia, thì còn có thể nghĩ là vô tình. Đằng này, nó xảy ra ngay tại khu vực bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông, thì hẳn chỉ có thể nghĩ là Trung Quốc hữu ý. Bãi cạn Scarborough, ai chằng rõ là khu vực quá nhạy cảm với cả Trung Quốc và Philippines. Vốn là vùng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, năm 2012, sau những cú va chạm, cãi cọ, Trung Quốc đã dùng mẹo “lừa” (đúng nghĩa đen) Philippines để chiếm quyền kiểm soát. Cú lừa đã khiến Philippines không thể đừng, đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế PCA. Cho dù được xử thắng kiện năm 2016, tới nay mọi việc vẫn y như cũ, nghĩa là bãi cạn này vẫn nằm trong tay Trung Quốc.

Trở lại vụ chạm mặt gần nhất nêu trên, nhà chức trách Philippines đã thống kê và công bố số liệu: Chỉ tính từ tháng 5/2021 tới nay, đây đã là lần thứ 4, Trung Quốc cho tàu chiến tiếp cận tàu Philippines ở bãi cạn Scarborough.

“Quá tam ba bận…” đã có thể khẳng định chủ ý, huống chi, Trung Quốc còn hơn thế với tận những 4 bận. Vậy thì còn gì phải hoài nghi nữa về động cơ, mục tiêu của kẻ muốn nuốt trọn Biển Đông này?

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới