Friday, July 26, 2024
Trang chủQuân sựKhi nào Bắc Kinh tấn công Đài Loan

Khi nào Bắc Kinh tấn công Đài Loan

Cánh cửa ngăn chặn một cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc đang nhanh chóng khép lại và cần phải có những hành động cụ thể ngay từ bây giờ.

Các chướng ngại vật chống đổ bộ trên một bãi biển đối diện với Trung Quốc trên đảo Tiểu Kim Môn của Đài Loan vào ngày 20/4/2018.

Xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tương lai của Đài Loan. Không cần phải bàn cãi, ban lãnh đạo ĐCS Trung Quốc và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đang đưa ra nhiều kết luận khác nhau về phản ứng của thế giới đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và có lẽ cũng là những bài học kinh nghiệm giúp đẩy nhanh mục tiêu ấp ủ từ lâu của Bắc Kinh là “hội nhập toàn diện” Đài Loan vào Trung Quốc đại lục.

Theo thời gian, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận bản chất của chính sách “Một Trung Quốc” là sai lầm thể hiện trong Thông cáo chung Thượng Hải, được Hoa Kỳ và Trung Quốc đồng ý vào tháng 2/1972: “Hoa Kỳ thừa nhận rằng tất cả người Trung Quốc ở hai bên eo biển Đài Loan đều duy trì chỉ có một Trung Quốc, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc”.

Chính sách này về cơ bản đã đẩy Đài Loan vào biển ngoại giao của con cá mập Trung Quốc, khi Bắc Kinh kiên trì tìm cách cô lập và giảm thiểu mọi hành động độc lập của Đài Bắc. Ví dụ, vào năm 2018, El Salvador đã từ bỏ Đài Loan để ủng hộ quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Do áp lực không ngừng của ĐCS Trung Quốc, số quốc gia công nhận nền độc lập của Đài Loan đã giảm xuống chỉ còn 14.

Các nhà quan sát hoài nghi – đặc biệt là những người ủng hộ ĐCS Trung Quốc – suy đoán rằng vấn đề chỉ còn là thời gian cho đến khi Bắc Kinh tìm cách áp dụng luật an ninh quốc gia đối với người dân Đài Loan. Các quy trình pháp lý và hành chính hiện đang được sử dụng để tiếp quản Hồng Kông, cũng sẽ được tăng cường với Đài Loan. Thậm chí có thể sử dụng vũ lực quân sự nếu cần.

Các nhà quan sát khác suy đoán về một loạt các khả năng. Một báo cáo tương tự trên tờ The New York Times vào ngày 24/3 phản ánh sự không chắc chắn của nhiều người về những điều Trung Quốc có thể hoặc không thể làm: “Ông Tập có thể coi cuộc xâm lược Ukraine của ông Putin là một hành động song song với hành động quân sự mà ông có thể thực hiện để chiếm Đài Loan. Đồng thời, các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt mà Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu và châu Á áp đặt lên Nga và sự phản kháng quyết liệt của người Ukraine đối với quân đội Nga có thể là những biện pháp răn đe. Liệu ông Tập sẽ hành động hay không?”

Liệu các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể ngăn cản Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược xuyên eo biển? Có lẽ là như vậy.

Có thể thấy rằng, tư duy chiến lược của lãnh đạo ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình về Đài Loan là: những người có quyền lực có thể làm những gì họ muốn vì không ai có thể ngăn cản họ. Ông Tập đã giám sát việc xây dựng khả năng quân sự đáng kinh ngạc của Trung Quốc trong thập kỷ qua.

Việc xây dựng lực lượng PLA để thực thi một cuộc xâm lược xuyên eo biển đã được tiến hành trong nhiều năm. Ví dụ, Trung Quốc đang chế tạo một số lượng chưa xác định các tàu đổ bộ trực thăng Type 075 nặng 45.000 tấn (tên gọi của Mỹ là “LHD”) có khả năng phóng trực thăng, tàu đổ bộ, phương tiện tấn công đổ bộ và thủy phi cơ. Những con tàu này sẽ bổ sung cho 8 tàu đổ bộ (LPD) Type 071 25.000 tấn đã được đưa vào hoạt động, có thể chở 800 quân, 2 trực thăng vận tải, 2 tàu đổ bộ tiêu chuẩn và 4 thủy phi cơ.

Thủy phi cơ là loại máy bay lưỡng dụng với cả bánh xe và bánh phao được lắp dưới thân máy bay. Điều đó cho phép máy bay có thể hạ cánh trên đường băng sân bay hay trên biển, sông, hồ.

Trong khi những con tàu này không đủ để tiến hành một cuộc đổ bộ quy mô toàn diện vào Đài Loan, sức nâng của chúng lại có thể dễ dàng được tăng cường nhờ các tàu thương mại lưỡng dụng đã có sẵn trên biển như phà, sà lan và tàu lăn / lật.

Khả năng này đã được chứng minh vào năm ngoái như sau: “Cuộc tập trận động viên và đổ bộ [A] đã được tổ chức ngoài khơi tỉnh Quảng Đông vào giữa tháng 7, với sự tham gia của Lữ đoàn vũ khí tổng hợp 2 thuộc Tập đoàn quân 71, cũng như Lữ đoàn 6 của Lực lượng Thủy quân Lục chiến PLAN (PLANMC)”. Thương thuyền Trung Quốc đã hỗ trợ cuộc tập trận bằng cách cung cấp hai phà lớn và các tàu chở hàng khác.

Hơn nữa, với số lượng vỏ tàu vượt qua Hải quân Mỹ, Hải quân PLA (PLAN) hiện có 360 tàu chiến trong kho của mình. Theo dự báo của Văn phòng Tình báo Hải quân và nguồn tin từ đài CNN, con số đó sẽ tăng lên hơn 400 tàu vào năm 2025. PLAN có hai hàng không mẫu hạm đang hoạt động, với một chiếc thứ ba – chiếc Type 003 hiện đại – dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Mối quan tâm lớn hơn nữa đối với các nhà hoạch định quân sự là năng lực tên lửa của Trung Quốc được xây dựng nhanh chóng. Theo Dự án Phòng thủ Tên lửa của Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế, “Trung Quốc có chương trình phát triển tên lửa đa dạng và tích cực nhất trên thế giới”.

Việc xây dựng quân đội của Trung Quốc đi kèm với một vị thế ngày càng quyết đoán đối với Đài Loan và Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia khác ở Đông và Nam Á. Các tàu và máy bay mới của Trung Quốc đi vào hoạt động thường xuyên được triển khai ở eo biển Đài Loan và Biển Đông để thể hiện năng lực của họ và đe dọa Đài Loan cũng như các nước khác trong khu vực.

Ví dụ, Lực lượng Không quân PLA (PLAAF) đã bắt đầu các cuộc tuần tra ở Biển Đông với biến thể mới nhất của máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Có nhiều đồn đoán về việc sắp ra mắt máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-20 mới của PLAAF, tương tự như B-2 Spirit của Hoa Kỳ và được dự đoán có bán kính chiến đấu 5.000 dặm.

Bắc Kinh cũng đã bắt tay vào một chiến dịch nhanh chóng hiện đại hóa và triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trên đất liền ở Nội Mông, cũng như triển khai lực lượng tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược hiện đại. Điều đó bao gồm việc hiện đại hóa công nghệ tên lửa thông qua việc phát triển và triển khai tên lửa nhiên liệu rắn và các phương tiện bay siêu thanh trong không gian có khả năng mang tải trọng hạt nhân.

Một bài báo trên tờ The Wall Street Journal vào ngày 9/4 trích dẫn tự do các nguồn ẩn danh (“những người có kiến ​​thức về tư duy của giới lãnh đạo Trung Quốc”), đưa ra suy đoán về chính sách sử dụng hạt nhân của Trung Quốc: “Những người thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên. Nước này cho biết Trung Quốc có kế hoạch duy trì một kho vũ khí không lớn hơn mức cần thiết để đảm bảo lợi ích an ninh của Trung Quốc, đồng thời nói thêm rằng quân đội Trung Quốc tin rằng vũ khí hạt nhân của họ đã quá lỗi thời để có thể răn đe hiệu quả trước một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng của Mỹ”.

Cần lưu ý rằng Trung Quốc không phải là một bên ký kết bất kỳ hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân nào và tiếp tục chống lại các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân song phương với Hoa Kỳ. Mọi ý định triển khai vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đến nay chỉ là: phỏng đoán. Lấy ví dụ về việc Trung Quốc thúc đẩy ưu thế quân sự thông thường (nước này đã có lực lượng hải quân và kho tên lửa hành trình chống hạm lớn nhất trên thế giới), và việc phát hiện ra hàng trăm hầm chứa tên lửa đạn đạo ở Nội Mông, thì không có gì lạ. Điều này dẫn đến một dự đoán rằng, Bắc Kinh đang hướng tới mục tiêu tối cao về hạt nhân, chứ không chỉ tương đương.

Những “nguồn ẩn danh” của Tạp chí được trích dẫn ở trên có thể chỉ đơn giản là rắc bụi lên những tham vọng và ý định triển khai vũ khí hạt nhân của ĐCS Trung Quốc. Sự tương quan về năng lực hạt nhân của Trung Quốc với Hoa Kỳ có thể là tiền đề cuối cùng cho một cuộc xâm lược Đài Loan xuyên eo biển.

Nói về “tương quan về năng lực hạt nhân”, theo báo cáo của tờ Washington Examiner: “Bắc Kinh đang xây dựng gần 300 hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới. Nếu các hầm chứa trên đất liền này của Trung Qquoosc được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện đại nhất, thì nó có khả năng mang từ 5 đến 10 hạt nhân trên mỗi đầu đạn tên lửa. Lúc này, Trung Quốc có thể sánh ngang – nếu không muốn nói là vượt quá – Mỹ và kho vũ khí hạt nhân hoạt động trên đất liền của Nga”.

Thêm vào máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-20 và tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược Kiểu 094 mới. Trung Quốc sẽ hiện đại hóa cả ba chân của bộ ba hạt nhân của mình, với hệ thống cung cấp phương tiện bay siêu thanh trong không gian là một điểm nhấn. Ở điểm này, vấn đề chỉ là những con số và người Trung Quốc có xu hướng đánh bại tất cả các đối thủ của mình về mọi mặt, kể cả quân sự.

Thời gian của “tương quan về năng lực hạt nhân” của Trung Quốc so với Hoa Kỳ là bao lâu?

Trong vòng một thập kỷ tới. Đây có thể là con át chủ bài của ĐCS Trung Quốc để thâu tóm Đài Loan trong hoà bình.

Một vài suy nghĩ của tác giả
Điều gì có thể nằm trong danh sách kiểm tra của ông Tập giúp đưa đến quyết định về thời điểm sẽ “tiếp quản Đài Loan”?

Dưới đây là một số mục nằm trong danh sách này:

– Khả năng xâm nhập xuyên eo biển (đủ khả năng đổ bộ, hỗ trợ hậu cần và huấn luyện vũ khí kết hợp): gần như có.

– Ưu thế quân sự áp đảo trong khu vực: gần như có.

– Khả năng răn đe quân sự của Đài Loan (và đồng minh) không đủ: hiện đã đạt được.

– Bất đồng giữa các đồng minh tiềm năng của Đài Loan: đã đạt được, nhưng việc hợp tác đang được xây dựng.

– Vai trò lãnh đạo yếu kém, thiếu kiên nhẫn và bị tổn hại của Hoa Kỳ: đã đạt được.

Bí quyết cuối cùng chính là quyền lực tối cao của vũ khí hạt nhân ngăn nhằm ngăn chặn mọi phản ứng của quân đội Hoa Kỳ đối với một cuộc xâm lược xuyên eo biển. Ngày đó đang đến gần trong vòng một thập kỷ tới, và cơ hội ngăn chặn thực sự đối với một cuộc xâm lược xuyên kênh vào Đài Loan đang bị thu hẹp nhanh chóng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới