Tuesday, December 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhân viên phòng dịch TQ cũng căng biểu ngữ và diễu hành...

Nhân viên phòng dịch TQ cũng căng biểu ngữ và diễu hành để xin ăn

Một video lan truyền trên Twitter ngày hôm qua đã gây sốc về cảnh Đại Bạch – từ dùng để mô tả đội quân phòng chống dịch Trung Quốc mặc đồ bảo hộ hazmat màu trắng, diễu hành với biểu ngữ để… xin ăn.

Đoạn video cho thấy một nhóm đông những người mặc bộ đồ bảo hộ trắng cầm một chiếc loa và nói: “Chúng ta không thể để những anh hùng chống dịch phải đổ mồ hôi và nước mắt”, sau đó những người khác tiếp tục hô vang “công tác cũng phải ăn cơm”. Các biểu ngữ được căng lên còn có một khẩu hiệu ghi “Yêu cầu chống lại việc đóng cửa bệnh viện”. Sau khi hô khẩu hiệu liên tục một lúc, họ bắt đầu diễu hành trên các đường phố .

Người tải lên video có tên tải khoản là “Kho lưu trữ bi kịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc [Tài khoản cũ]” nói rằng các Đại bạch trong cuộc diễu hành llà “nhân viên của Bệnh viện Cục xây dựng số 2 Trung Quốc phản đối việc đóng cửa bệnh viện”

Kể từ khi Thượng Hải bị đóng cửa hơn một tháng, rất nhiều video lan truyền trên mạng cho thấy “Đại bạch”, người đang ở tuyến đầu phòng chống dịch bệnh của cộng đồng, dường như có quyền vô hạn đối với con người, phá hoại tài sản của cư dân, đánh đập cư dân, và thậm chí đánh cả người già và trẻ em. Điều này dẫn đến sự tích tụ của sự bất bình của công chúng và thậm chí là xung đột.

Ngô Cường, một học giả độc lập người Trung Quốc, nói với kênh DW của Đức rằng, “Tình trạng hiện tại của Thượng Hải là những người mặc quần áo trắng chiếm toàn bộ thành phố, và đường phố bị những người này chiếm đóng.”

Mặc quần áo trắng là có thể chà đạp lên nhân phẩm của công dân và vi phạm quyền của công dân, và mọi người không còn được coi là công dân. Trong tình trạng khẩn cấp không cần đưa giấy tờ hợp lệ, chỉ sử dụng cơ quan thực thi pháp luật ngoài tư pháp, nhóm quần áo trắng để thực thi pháp luật, và tùy tiện hạn chế quyền tự do đi lại của mọi người. “

Một đoạn video lan truyền trên mạng cách đây vài ngày cho thấy một nhân viên Đại bạch người Sơn Đông đang hỗ trợ Thượng Hải, đã rất sốc khi biết tin mẹ già của mình đã qua đời, quỳ xuống đất khóc lớn. Mọi người để lại bình luận rằng dù gì thì cũng là thân phận “rau hẹ” dễ bị gặt khi sống dưới sự cai trị của chế độ chuyên chế cả thôi. Dù quyền hành ngút trời thì đến lúc thân phận rau hẹ cũng được bộc lộ.

Một số cư dân mạng cho rằng: “Ác có ác báo. Đều là rau hẹ không ai sai, chỉ là thời thế đã khác”.

Từ “Đại bạch được đặt ra trong thời kỳ thi hành chính sách zero covid của ĐCSTQ , dùng để chỉ các nhân viên phòng chống dịch bệnh mặc quần áo bảo hộ màu trắng. Danh tính thực tế của Đại bạch có thể là nhân viên y tế chuyên nghiệp, nhân viên cứu hỏa, an ninh công cộng, cán bộ ủy ban khu phố, nhân viên cộng đồng hoặc tình nguyện viên, hoặc thậm chí là những người nhàn rỗi xã hội được tuyển dụng tạm thời.

Chính sách phòng chống dịch bệnh cực đoan của ĐCSTQ đã gây ra bao thảm cảnh cho con người với sự tiếp tay của Đại bạch thực thi pháp luật một cách bạo lực, vì vậy nhiều người còn gọi họ là “bạch vô thường” tượng trưng cho cái chết. Kể từ khi hoạt động thanh lọc và ngăn chặn dịch bệnh của ĐCSTQ ngày càng được nhiều nhà phân tích thời sự coi là một phong trào chính trị, tương ứng với Hồng vệ binh nổi dậy trong Cách mạng Văn hóa, nên mọi người đã buộc tội Đại bạch là “cận vệ trắng ” trong trang phục bảo hộ”.

Chính sách zero covid của ĐCSTQ không chỉ ảnh hưởng đến bệnh viện trên nơi các nhân viên có thể biểu tình mà còn nhiều hơn nữa những người không thể bày tỏ yêu cầu của họ. Tác động của việc ngăn chặn dịch bệnh đối với nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục gia tăng.

Cách đây vài ngày, ngay cả Vương Hiểu Phi – chồng cũ của nữ nghệ sĩ Đại S cũng nghẹn ngào trong buổi phát sóng trực tiếp rằng “nếu chúng tôi không thể mở cửa kinh doanh nữa, chúng tôi sẽ tuyên bố phá sản ngay trong tháng tới”.

Theo Deutsche Welle, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch của Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Các nhà phân tích tại Nomura Securities gần đây ước tính rằng chỉ riêng chi phí xét nghiệm axit nucleic quy mô lớn có thể lên tới 2,3% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Trung Quốc.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc ngày 30/4 thông báo chỉ số PMI tổng hợp đã giảm 6,1 điểm xuống 42,7 trong tháng 4, chạm mức thấp mới kể từ tháng 3/2020 .

Các nhà phân tích cho rằng nếu chiến lược phòng chống dịch không được điều chỉnh, áp lực đi xuống đối với nền kinh tế sẽ rất lớn.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới