Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnViện Hòa bình Hoa Kỳ nói về “Tình hình hiện tại ở...

Viện Hòa bình Hoa Kỳ nói về “Tình hình hiện tại ở Việt Nam”

Mới đây, USIP – Viện hòa bình Hoa Kỳ có đăng tải bài viết mới với tựa đề: “Tình hình hiện tại ở Việt Nam” thu hút rất nhiều bạn đọc không chỉ là người dân Việt Nam nói riêng mà còn có cả bạn bè quốc tế nói chung – những người yêu chuộng hòa bình và tự do dân chủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Qua bài viết, tác giả đã khẳng định hình ảnh một đất nước Việt Nam kiên cường, mạnh mẽ, nỗ lực vượt qua những đau thương trong chiến tranh và cả những khó khăn hiện tại để phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế.

Bước tiến đối ngoại của Việt Nam

Qua 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có thành tựu quan trọng về đối ngoại.

Chủ trương đối ngoại của Việt Nam được khẳng định tại Ðại hội VII (1991), theo đó Việt Nam muốn là bạn, là đối tác với các nước trên thế giới và mở rộng, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại.

Theo USIP, từ một nước không nổi danh trên bản đồ thế giới, nay Việt Nam đã sẵn sàng vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới với vị thế ngày càng cao. Từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận, đến nay Việt Nam đã thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với các rất nhiều quốc gia. Từ đó mở rộng, đưa nhiều mối quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất với các nước, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển, an ninh của đất nước, tạo sự đan xen, gắn kết giữa lợi ích Việt Nam với hầu hết các quốc gia.

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, trong đó có tất cả các nước lớn, 17/20 thành viên G20 và toàn bộ các nước ASEAN. Đồng thời, Việt Nam cũng đã trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng (như CPTPP, EVFTA…), qua đó tạo ra động lực mới cho phát triển.

Những thành tích vẻ vang đã đạt được trong chặng đường 75 năm trưởng thành và phát triển đã thể hiện rõ nét vị trí, vai trò của ngành ngoại giao nói riêng và công tác đối ngoại nói chung trong sự nghiệp cách mạng, Viện Hòa bình Hoa Kỳ nêu rõ.

Lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam đã được đền đáp tương xứng. Điều này được thể hiện rõ qua việc Việt Nam đã đại diện, đóng góp tiếng nói của các nước đang phát triển, các nước vừa và nhỏ trong Hội đồng Bảo an, trên trường quốc tế. Thành tựu nổi bật là sự cổ vũ chủ nghĩa đa phương thông qua hợp tác sâu rộng, trên cơ sở tuân thủ luật pháp, luật lệ quốc tế, vì lợi ích chung, phát huy vai trò của các thể chế quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc và ASEAN. Điều đó không chỉ có giá trị trong năm 2020 mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với khu vực và thế giới trước những biến động phức tạp, khó lường.

Ngoại giao Y tế và ngoại giao vaccine

Ngoại giao kinh tế, nhất là ngoại giao Y tế và ngoại giao Vaccine, đã đóng góp quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và phòng, chống đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Ngoại giao Y tế và ngoại giao vaccine là một trong những điểm sáng trong thành tựu đối ngoại năm 2021 của Việt Nam, đóng góp rất quan trọng vào thực hiện thành công chiến lược vaccine, tạo cơ sở tiên quyết để Việt Nam từng bước chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, đồng thời đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Trong bối cảnh vô cùng khó khăn khi đợt dịch COVID-19 lần thứ tư ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, với chủ trương nhất quán bảo vệ sức khỏe nhân dân là trên hết, ngành ngoại giao cùng các bộ, ban, ngành liên quan đã tiên phong đẩy mạnh sâu rộng, quyết liệt ngoại giao Y tế và ngoại giao vaccine.

Trong đó, vận động tiêm chủng vaccine và hợp tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là một nội dung trọng tâm, xuyên suốt của các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương, nhất là đối ngoại cấp cao và của các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

Nhờ đó, Việt Nam nhận được sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của cộng đồng quốc tế về vaccine, thuốc điều trị COVID-19 và vật phẩm y tế. Tính đến hết năm 2021, Việt Nam trở thành một trong sáu quốc gia có độ bao phủ Vaccine cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, trên cơ sở nắm chắc tình hình và tổng hợp xu thế, kinh nghiệm quốc tế, ngành ngoại giao đã chủ động tham mưu Chính phủ đề ra quyết sách về chuyển hướng chiến lược sang thích ứng an toàn với đại dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

Thông qua con đường ngoại giao, từ một nước tiếp cận vaccine COVID-19 chậm, tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong khu vực, Việt Nam đã xoay chuyển tình thế, đến nay đã tiếp nhận hơn 180 triệu liều Vaccine phòng COVID-19 và trở thành một trong những quốc gia bao phủ vaccine cao nhất thế giới. Kết quả này đạt được chính là nhờ chiến lược vaccine, trong đó có hoạt động ngoại giao vaccine đúng đắn, linh hoạt, kịp thời, nhất quán, hiệu quả của Việt Nam, theo USIP.

Khắc phục hậu quả chiến tranh – một phần quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Theo USIP, trải qua 25 năm kể từ ngày bình thường hóa quan hệ và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa kỳ đã trở thành một hình mẫu lý tưởng trong quan hệ quốc tế hiện đại. Đặc biệt, hai nước đã cùng nhau đi một chặng đường dài trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh. Sự hợp tác này đã giúp tạo nên những giá trị chung, trở thành cầu nối, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Thiện chí và sự hợp tác đầy đủ, hiệu quả của Việt Nam đã được chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ, Liên đoàn các gia đình MIA Hoa Kỳ, các tổ chức cựu chiến binh và dư luận Hoa Kỳ nói chung cảm ơn và đánh giá cao, coi là hình mẫu cho sự hòa giải. Các Tổng thống Hoa Kỳ, trong các báo cáo hàng năm gửi Quốc hội và trong các Tuyên bố chung Việt Nam-Hoa Kỳ, đều khẳng định và đánh giá cao sự hợp tác đầy đủ của Việt Nam trong vấn đề MIA

Ngày 10/11/2017, phát biểu trong chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017, Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố: “Những nỗ lực trong việc kiểm kê quân nhân Hoa Kỳ mất tích tại Việt Nam là rất, rất quan trọng đối với tất cả chúng ta… Tôi cảm ơn Chính phủ Việt Nam vì sự hỗ trợ của họ…”.

Có thể nói, Việt Nam và Hoa Kỳ đã cùng đi một chặng đường dài và quan trọng trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh. Sự hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này đã giúp tạo nên những giá trị chung, trở thành cầu nối để hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và cho đến nay vẫn là điểm sáng trong quan hệ hai nước.

Những thành quả của cả Việt Nam và Hoa Kỳ đã góp phần quan trọng tạo ra sự đồng cảm, chia sẻ, hiểu biết và hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tiếp tục là khởi nguồn cho thiện chí, hợp tác thực chất và hiệu quả giữa hai nước trên các lĩnh vực khác, đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới