Monday, January 27, 2025
Trang chủQuân sựMối đe dọa mới của TQ với Mỹ

Mối đe dọa mới của TQ với Mỹ

Vào tháng 11/2018, theo chỉ đạo của Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, FBI cùng các cơ quan an ninh và kinh tế liên bang khác đã khởi động ‘Sáng kiến ​​Trung Quốc’. Chương trình này nhằm ngăn chặn việc chuyển giao một lượng lớn thông tin và công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc và chống lại gián điệp của Trung Quốc trong các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và trường đại học của Mỹ.

Khu phố Tàu ở New York, Hoa Kỳ, vào thứ Tư, ngày 27/5/2020.

Vào cuối tháng 2 năm nay, chính quyền ông Biden đã chấm dứt dự án vì cho rằng, sáng kiến ​​này mang tính chất phân biệt chủng tộc và không hiệu quả.

Có lẽ. Có bằng chứng cho thấy FBI đã xử lý sai trong một vài trường hợp.

Tuy nhiên, các hoạt động do thám và gây ảnh hưởng của Trung Quốc trong nội bộ Hoa Kỳ đã đặt ra những vấn đề mang tính chiến lược.

Tại sao chính quyền ông Biden không giải quyết các vấn đề của Sáng kiến ​​Trung Quốc thay vì loại bỏ chương trình này?

Đó không chỉ là một câu hỏi về tính công bằng. Nó còn là một câu hỏi cơ bản về an ninh quốc gia.

Vào đầu tháng Giêng, tôi đã viết một chuyên mục phác thảo 4 thách thức chiến lược mà Hoa Kỳ phải đối mặt.

Thách thức số 4 có liên quan đến bài viết này là:

Số 4 — Tình trạng tham nhũng tràn lan của các cá nhân và tổ chức có sức ảnh hưởng ở các quốc gia dân chủ. Tham nhũng ăn mòn nội bộ các quốc gia này đến mức, không thể phản ứng kịp thời về mặt chính trị và quân sự đối với các thách thức từ số 1 đến số 3. Thậm chí, nó còn bị trì hoãn, phá hoại hoặc ‘đóng băng’ một cách có hệ thống.

Ba thách thức còn lại là:

Số 1: Các thế lực đế quốc chủ nghĩa cố gắng khôi phục các đế chế đã mất;

Số 2: Các quốc gia thất bại gieo mầm mống cho tình trạng vô chính phủ trong khu vực;

Số 3: Các phần tử dân quân cực đoan cố gắng mua vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Rõ ràng, thách thức số 4 là trầm trọng hơn tất cả.

Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và FBI rất coi trọng mối đe dọa tham nhũng đối với an ninh quốc gia. Họ gọi các chiến lược, chiến thuật và kỹ thuật tham nhũng được sử dụng bởi những kẻ thù nhắm vào các nhà lãnh đạo và các tổ chức là: “tham nhũng được vũ khí hóa”.

Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc là nước sử dụng tệ nạn tham nhũng được vũ khí hóa phổ biến nhất trên thế giới.

Hãy xem xét các hoạt động của nó ở châu Phi cận Sahara, đặc biệt là trong “Thương vụ Trung Quốc” khét tiếng của Congo. Tổng thống Congo Felix Tshisekedi đã ra lệnh xem xét lại Thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD với Trung Quốc. Các nhà điều tra đã phát hiện ra khoảng 55 triệu USD tiền hối lộ (có thể nhiều hơn). Nó sử dụng các công ty làm vỏ bọc để hợp pháp hoá âm mưu hối lộ.

Trung Quốc đã hoàn toàn lừa được Congo. Nước này hứa đầu tư vài tỷ vào các dự án cơ sở hạ tầng, nhưng đến cuối năm 2021 đã đầu tư ít hơn một nửa so với hợp đồng quy định.

Congo dễ bị tổn thương hơn nhiều so với Mỹ. Tuy nhiên, nó cho thấy một ví dụ về việc Trung Quốc sử dụng các kỹ thuật tham nhũng kinh tế và tài chính. Các công ty nhà nước của Trung Quốc đang nằm trong vòng vây của ĐCS Trung Quốc. Điều đó có nghĩa, chúng là công cụ của ĐCS Trung Quốc. Các công ty có thể bị ép buộc về tài chính và nhân viên của họ bị đe dọa về mặt thể chất — để làm những việc như do thám ở Hoa Kỳ.

Tất cả những đối thủ của nước Mỹ đều trở thành con mồi của những nhà lãnh đạo và thể chế của nó. Tuy nhiên, Trung Quốc rất thành thạo nghệ thuật đen tối trong việc nhắm mục tiêu các nhà lãnh đạo và những người có ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Sau đó, nó lôi kéo họ tham nhũng bằng cách sử dụng các biện pháp đầu tư, hối lộ và tống tiền. Có vẻ như Bắc Kinh đã đặt một “bẫy mỹ nhân kế” đối với Hạ nghị sĩ Eric Swalwell (Đảng Dân chủ – Bang California) – một mối tình ‘lãng mạn’ của ông này với điệp viên Trung Quốc bị tình nghi Christine Fang hay còn gọi là Fang Fang.

Trung Quốc cũng sử dụng các mối đe dọa về thể chất. Truyền thông đưa tin, các đặc vụ FBI đang điều tra các hoạt động gây ảnh hưởng và gián điệp của Trung Quốc. Họ nói, các công dân gốc Hoa sống ở Mỹ bị các đặc vụ Trung Quốc đe doạ rằng gia đình của họ ở Trung Quốc sẽ bị trả đũa nếu họ từ chối do thám hoặc cung cấp dữ liệu mà Bắc Kinh tìm kiếm. Đó là mối đe dọa về thể chất.

Cuối cùng, Trung Quốc sử dụng tham nhũng cá nhân và thể chế như một vũ khí chiến lược để làm suy yếu khả năng phòng thủ của Mỹ. Ngoài ra, nó còn gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ, làm suy yếu tinh thần của người dân Mỹ để có được sự tiến bộ của khoa học và công nghệ Trung Quốc.

Hoa Kỳ cần nỗ lực tập trung để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc, bao gồm việc trừng phạt các chính trị gia, doanh nhân và học giả tham nhũng.

Nhưng chính quyền ông Biden đã chấm dứt thay vì cải thiện Sáng kiến ​​Trung Quốc.

Năm ngoái, tờ báo Washington Free Beacon đưa tin, Trung Quốc đã trao cho Đại học Pennsylvania 72 triệu USD sau khi bang này mở Trung tâm Ngoại giao và Gắn kết Toàn cầu Biden (Biden Center for Diplomacy and Global Engagement) hay còn gọi là Trung tâm Biden. Đây có phải là điều kiện trao đổi (quid pro quo) được ngụy trang một cách khéo léo hay không? Sau đó là đến chiếc máy tính xách tay khét tiếng của Hunter Biden, trong đó có thông tin chi tiết về thương vụ làm ăn trị giá hàng triệu USD của anh này với Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc CEFC.

Nguồn gốc của tham nhũng và những cá nhân tham nhũng phải được nhận diện công khai và đối chất trước tòa.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới