Wednesday, January 1, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiSri Lanka vỡ nợ và bàn tay "sát thủ kinh tế TQ"

Sri Lanka vỡ nợ và bàn tay “sát thủ kinh tế TQ”

Các cuộc biểu tình đường phố do lạm phát tăng nhanh, thiếu lương thực, nhiên liệu và cắt điện dài hạn đã làm chấn động chính quyền Tổng thống Gotabaya Rajapaksa.

Người dân Sri Lanka phải sống trong cảnh thiếu năng lượng trầm trọng suốt nhiều ngày.

Thủ tướng của ông Rajapaksa, cũng là anh trai của ông, đã từ chức cùng với nhiều vị Bộ trưởng khác trong chính phủ, đất nước Sri Lanka đã vỡ nợ. Trong khi phe đối lập kêu gọi tổ chức bầu cử ở đất nước Nam Á này, một vị tân Thủ tướng, Ranil Wickremesinghe, bất ngờ tuyên thệ nhậm chức chỉ trong vài ngày.

Tình trạng bất ổn chính trị – cùng sự bùng phát của bạo lực – càng khiến nỗ lực kiểm soát cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài và việc đảm bảo thêm nguồn quỹ để duy trì nền kinh tế vốn phụ thuộc vào ngành du lịch thêm phần khó khăn. Đó là chưa kể đại dịch COVID-19.

1. Cuộc khủng hoảng bắt đầu như thế nào?

Ông Rajapaksa thực hiện giảm thuế nhằm đáp ứng chủ nghĩa dân túy vào năm 2019, làm giảm doanh thu, chỉ vài tháng trước khi đại dịch COVID-19 hủy hoại nền kinh tế, với hàng loạt chuyến bay bị hủy cùng các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt.

Nguồn ngoại tệ mà nhân công Sri Lanka gửi về từ nước ngoài khô kiệt, trong khi nhiều người mất việc làm. Do nguồn thu ngoại tệ giảm mạnh, Sri Lanka gặp khó trong việc quản lý các khoản nợ nước ngoài – vốn đã tăng mạnh do các khoản vay từ Trung Quốc để rót cho các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng.

Mặc dù Sri Lanka nhận được nguồn vốn tín dụng từ các nước láng giềng như Ấn Độ, nhưng họ vẫn không thể chi trả nổi các khoản tiền nhập khẩu nhiên liệu và thực phẩm thiết yếu. Càng làm mọi chuyện tồi tệ hơn là việc ông Rajapaksa chủ trương chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ vào năm 2021, ban hành lệnh cấm phân bón hóa học, làm dấy lên các cuộc biểu tình của nông dân, giảm sản lượng lúa gạo và trà vốn là hai mặt hàng quan trọng.

2. Điều gì khiến Sri Lanka vỡ nợ?

Các nhà hoạch định chính sách đã nói với các chủ nợ rằng Sri Lanka sẽ không đủ khả năng thanh toán cho đến khi khoản nợ của họ được tái cấu trúc, và bởi vậy mà coi như đã vỡ nợ vào thời điểm đó, Thống đốc ngân hàng trung ương Nandalal Weerasinghe nói trong hôm 19/5.

18/5 là ngày cuối cùng trong thời gian ân hạn 30 ngày để Sri Lanka trả lãi 78 triệu USD cho các lô trái phiếu đáo hạn năm 2023 và 2028. Đây là lần đầu tiên quốc gia này vỡ nợ kể từ khi độc lập vào năm 1948.

3. Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Sri Lanka?

Nền kinh tế 81 tỉ USD này đã tiến sát tới vỡ nợ, trong bối cảnh Nga mở chiến dịch tấn công Ukraine khiến giá dầu cùng các loại hàng hóa khác gia tăng. Đà tăng trưởng của Sri Lanka ì ạch, trong khi tỷ lệ lạm phát cao – giá tiêu dùng tăng gần 30% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái.

Chính quyền đã nâng tỷ lệ lãi suất, giảm giá đồng tiền trong nước và áp dụng nhiều hạn chế đối với các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu. Nhưng với khoản dự trữ ngoại tệ chỉ 2 tỉ USD, trong khi cần thanh toán 7 tỉ USD trong năm nay, việc phục hồi sức khỏe nền kinh tế trở nên rất khó khăn.

Việc ông Mahinda Rajapaksa từ chức Thủ tướng ngày 9/5 khiến cho Sri Lanka không có người để dẫn dắt các cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để giải phóng các quỹ khẩn cấp mua lương thực và nhiên liệu. Mối đe dọa này được giải quyết sau khi ông Wickremesinghe, một nhà lập pháp kỳ cựu và cựu Thủ tướng, được bổ nhiệm.

4. Tại sao người dân biểu tình?

Người dân Sri Lanka, những người đã bỏ phiếu cho ông Rajapaksa cách đây 3 năm, nhận thấy điều kiện sống của họ ngày càng khắc nghiệt. Các hộ gia đình và doanh nghiệp đã phải chịu tình trạng cắt điện kể từ tháng 3, do chính phủ không thể thanh toán tiền mua năng lượng.

Hàng dài người đứng xếp hàng trước các trạm xăng, tình trạng thiếu lương thực thực phẩm thiết yếu, mà nếu có sẵn cũng có giá trên trời, diễn ra. Các đối thủ của ông Rajapaksa đã tổ chức các cuộc biểu tình ở trung tâm thủ đô Colombo suốt nhiều tuần để kêu gọi ông từ chức.

5. Chính phủ phản ứng thế nào?

Tổng thống Sri Lanka ngày 6/5 tuyên bố tình trạng khẩn cấp lần thứ hai trong vòng 2 tháng, tự trao cho mình quyền lực lớn, được phép bắt giữ và thu giữ tài sản. Lệnh giới nghiêm phạm vi toàn quốc cũng được áp dụng, trong khi truyền thông địa phương đưa tin rằng quân đội được điều động ở thủ đô Colombo để dẹp các cuộc biểu tình bạo lực.

Hàng chục người đã bị thương trong các cuộc biểu tình. Ông Rajapaksa, theo Hiến pháp sửa đổi năm 2020 có thời gian nắm quyền được kéo dài, đã chỉ trích tình trạng bạo lực và mời tất cả các đảng phái tới Quốc hội để hình thành một chính phủ đoàn kết quốc gia, giải quyết cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên, đảng đối lập chính Samagi Jana Balawegaya lại nói rằng họ sẽ không tham gia cái gọi là chính phủ đoàn kết và sẽ không giữ một vai trò nào trong nội các, điều này cho thấy thế bất ổn chính trị sẽ còn kéo dài.

6. Bức tranh lớn hơn là gì?

Đất nước nằm ở phía Nam Ấn Độ vốn đã chật vật với xung đột kể từ khi giành độc lập. Cuộc nội chiến ở Sri Lanka giữa chính phủ người Sinhala và phe ly khai Những con hổ giải phóng Tamil Elam đã kéo dài suốt nhiều thập kỷ và khiến 100.000 người chết. Cuộc chiến chấm dứt vào năm 2009 với chiến thắng về phe chính phủ.

Tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn tới tận sau vụ đánh bom tự sát năm 2019, khiến hơn 200 người thiệt mạng, mà chính phủ đổ lỗi cho một nhóm Hồi giáo ít được biết đến. Ông Rajapaksa, một cựu tướng lĩnh quân đội mà nhiều cử tri từng coi là anh hùng trong cuộc nội chiến, đã được bầu làm Tổng thống chỉ vài tháng sau đó.

Sri Lanka cũng trở thành một chiến trường mà trong đó Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh nhau tầm ảnh hưởng. Ông Rajapaksa cùng các thành viên gia đình ông trong chính phủ đã lựa chọn thân hơn với Bắc Kinh.

7. Nền kinh tế của Sri Lanka thì sao?

Với khối nợ đang tăng, Sri Lanka đã viện tới sự hỗ trợ của Ấn Độ. Bộ Tài chính nước này còn cho hay họ sẽ tổ chức các cuộc đối thoại với IMF để nhận được gói hỗ trợ. Nhưng hồi đầu tháng 5, cựu Bộ trưởng Tài chính Ali Sarby nói trước Quốc hội trước khi giải tán nội các rằng, phải mất 2 năm để Sri Lanka vực dậy khỏi khủng hoảng. Ông cũng nói chương trình của IMF sẽ mất 6 tháng mới có thể khởi động. Chính phủ của ông Rajapaksa cũng do dự yêu cầu sự giúp đỡ từ IMF do chương trình hỗ trợ có thể đi kèm với nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng hà khắc.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới