Wednesday, December 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBước đi mới của Hoa Kỳ với ASEAN

Bước đi mới của Hoa Kỳ với ASEAN

Hoa Kỳ hiện đang hướng sự chú ý sang Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như một phần trong nỗ lực chống lại Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (ở giữa) và các nhà lãnh đạo từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chụp ảnh trên Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng ở Washington vào ngày 12/5/2022.

“Hoa Kỳ và ASEAN chia sẻ tầm nhìn về khu vực này, và sẽ cùng phòng ngừa các mối đe dọa đối với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế”, Phó Tổng thống Kamala Harris nhấn mạnh với các thành viên ASEAN tại cuộc họp ngày 13/5.

Tổ chức liên chính phủ ASEAN bao gồm 10 quốc gia: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Miến Điện (còn gọi là Myanmar) và Việt Nam.

ASEAN ngày càng trượt sâu vào phạm vi ảnh hưởng của ĐCS Trung Quốc. Nhiều thành viên ASEAN đã ký kết Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Ngoài ra, nhiều nước trong số này còn là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Trung Quốc dẫn đầu, và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của khối, chiếm 24,7% thương mại nước ngoài của ASEAN vào năm 2020.

Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN kết thúc vào ngày 13/5 đã đi đến cam kết thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN-Hoa Kỳ vào tháng 11 năm nay. Cho dù hiểu rõ rằng ASEAN có liên quan nhiều đến Trung Quốc về mặt kinh tế, Nhà Trắng đã không buộc tổ chức này phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tổng thống Joe Biden khẳng định, Hoa Kỳ sẽ tăng cường mối quan hệ với ASEAN về kinh tế và các vấn đề an ninh hàng hải chung. Ông cũng nói thêm, quan hệ đối tác hai bên sẽ tăng cường sự can dự của Hoa Kỳ với khối 10 quốc gia để đảm bảo quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, ám chỉ việc Trung Quốc nhiều lần gây hấn ở khu vực này.

Mặc dù các quốc gia ASEAN quan tâm đến việc nhận thương mại và đầu tư từ Trung Quốc, họ vẫn lo ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Yêu sách của Bắc Kinh về Biển Đông đã xâm phạm chủ quyền của một số quốc gia Đông Nam Á. Hiện tại, ĐCS Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với một số thành viên ASEAN, chẳng hạn như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam, cũng như các thành viên không thuộc ASEAN như Đài Loan và Nhật Bản.

Hoa Kỳ đã bổ nhiệm ông Yohannes Abraham vào vị trí đặc phái viên tại ASEAN, vốn bị bỏ trống từ năm 2017. Hội nghị thượng đỉnh gần đây, cùng với Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF) của chính quyền ông Biden, chứng tỏ rằng Hoa Kỳ nhận ra tầm quan trọng chiến lược của khối các quốc gia này.

Hoa Kỳ đang cố gắng ngăn cản ĐCS Trung Quốc kiểm soát một khu vực trên thế giới, nơi diễn ra phần lớn hoạt động vận chuyển container và vận chuyển dầu trên toàn cầu. Chỉ riêng eo biển Malacca đã có tới 83.000 tàu biển qua lại mỗi năm, chiếm 40% lưu lượng giao thông đường biển quốc tế. Ngoài ra, tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông còn mang đến cho ĐCS Trung Quốc quyền tiếp cận 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên và trữ lượng dầu ước tính khoảng 11 tỷ thùng.

Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố, họ cảnh báo một tàu chiến của Hoa Kỳ đang đi qua eo biển Đài Loan vào ngày 4/5. Hoa Kỳ phản hồi, Tàu tuần dương USS Port Royal đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn quá cảnh ở vùng biển mở, phù hợp với luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ thực hiện các nhiệm vụ như vậy thường xuyên, thường là mỗi tháng một lần. Sự kiện này cùng với nhiều vụ việc khác, đã chứng tỏ nỗ lực của ĐCS Trung Quốc nhằm hạn chế quyền tự do hàng hải.

Một tuyên bố của ĐCS Trung Quốc có đoạn: “Quân đội luôn luôn duy trì cảnh giác cao độ, kiên quyết chống lại mọi đe dọa và khiêu khích, đồng thời kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.

Gần đây, ĐCS Trung Quốc có xu hướng nỗ lực quân sự hóa khu vực trong các vùng tranh chấp. Nếu Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực, thì họ sẽ coi lãnh thổ đó thuộc chủ quyền của mình và biện minh cho quyền bảo vệ nó. ĐCS Trung Quốc đưa ra những tuyên bố và khẳng định này bất chấp phán quyết của các tòa án quốc tế rằng, tuyên bố chủ quyền của các thành viên ASEAN là hợp pháp.

Trước thềm hội nghị cấp cao ASEAN, ĐCS Trung Quốc đã gọi Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF) là một nỗ lực nhằm tách ASEAN khỏi Trung Quốc. Bắc Kinh không ngừng đưa ra những lời lên án và cáo buộc. Tân Hoa xã đưa tin hôm 13/5, Hoa Kỳ đang cố gắng tăng cường sự ủng hộ của các quốc gia ASEAN đối với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, chiến lược mà họ tuyên bố tương tự như chiến dịch của Hoa Kỳ nhằm vào Nga vì cuộc xâm lược Ukraine. Ngược lại, Hoa Kỳ không hề lên án các cuộc gặp giữa Trung Quốc và ASEAN.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới