Tuesday, March 19, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiVEPR dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam...

VEPR dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý Chính phủ một số vấn đề để đạt chỉ tiêu tăng trưởng năm 2022.

Tại phiên họp thứ 11 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đánh giá tình hình kinh tế, xã hội những tháng đầu năm 2022.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2022.

Thông báo nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất nhận định năm 2022 tình hình kinh tế trong nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Đến nay, dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế thích ứng linh hoạt, dần vào quỹ đạo phục hồi.

Tuy nhiên kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn vẫn còn tiềm ẩn rủi ro, kiểm soát lạm phát gặp khó khăn; nguy cơ bùng phát dịch do các biến chủng mới vẫn hiện hữu. Giá dầu tăng cao tác động tiêu cực đến giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển. Giải ngân vốn đầu tư công vẫn trì trệ; các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ theo Nghị quyết 43 của Quốc hội triển khai chậm, các chính sách quan trọng vẫn đang trong quá trình xây dựng hướng dẫn, chưa được áp dụng vào thực tiễn.

Thu ngân sách tăng so với cùng kỳ, tuy nhiên, các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh còn thấp. Kế hoạch thu bảo đảm cân đối ngân sách còn nhiều thách thức. Tín dụng, nợ xấu, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản có nhiều rủi ro; sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, chi phí đầu vào tăng cao; thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước rất chậm; một số vấn đề về văn hóa, giáo dục, trẻ em, phòng chống tội phạm còn bất cập.

Dự báo từ nay đến cuối năm 2022, kinh tế – xã hội còn gặp nhiều thách thức, để đạt chỉ tiêu tăng trưởng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý Chính phủ một số vấn đề.

Một, tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình phòng chống dịch Covid-19; bao phủ tiêm vắc-xin phù hợp; nâng cao năng lực phòng, chống dịch, điều trị bệnh; bảo đảm nguồn cung, kiểm soát chặt chẽ việc mua, sử dụng thuốc, vật tư y tế cho phòng, chống dịch.

Hai, bám sát diễn biến của dịch Covid-19, xung đột Nga – Ukraine, chính sách Zero Covid của Trung Quốc, động thái chính sách của các ngân hàng trung ương các nền kinh tế lớn; kiểm soát lạm phát, duy trì lãi suất cho vay hợp lý, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguốn vốn; quản lý nợ xấu, có giải pháp căn cơ, bền vững hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất kinh doanh.

Tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, ban hành điều kiện, tiêu chí quản lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp cùng với việc có giải pháp ổn định thị trường, tăng niềm tin của nhà đầu tư; có chính sách bảo đảm cân đối cung – cầu, bình ổn giá cả hàng hóa nhất là điện, than, xăng dầu, vật tư nông nghiệp và nguyên vật liệu xây dựng. Có giải pháp duy trì chuỗi cung ứng, tránh gián đoạn sản xuất, xuất khẩu và mở cửa du lịch, phát triển thị trường nội địa. Lưu ý vấn đề an ninh năng lượng, bảo đảm điện năng cho sản xuất và tiêu dùng.

Ba, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về tài khóa, tiền tệ theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 và các nghị quyết theo kế hoạch 5 năm của Quốc hội. Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, các chính sách an sinh xã hội; mở cửa trở lại trường học phù hợp, đảm bảo chất lượng dạy và học. Tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm; bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Bốn, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch, đặc biệt chú ý tới chất lượng các quy hoạch trước khi phê duyệt. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, cân đối hài hòa giữa vấn đề kinh tế và vấn đề xã hội, giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, đổi mới mô hình tăng trưởng; cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng; thúc đẩy quá trình chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ.

Năm, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; khẩn trương hoàn thiện danh mục dự án của các nguồn vốn đầu tư chưa được phân bổ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ xem xét, quyết định. Tăng cường quản lý, chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế; tích cực thu hồi nợ thuế; điều hành chi bám sát dự toán, tiết kiệm, hiệu quả. Chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro, đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, bội chi, nợ công; tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Tiếp tục rà soát, thu hồi, cắt giảm, tiết kiệm nguồn kinh phí theo đúng Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội; chú trọng việc dự báo, bảo đảm tính kịp thời trong thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động.

Sáu, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó tập trung cho một số luật quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thực hiện tốt việc kết nối, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư cho công tác quản lý nhà nước và sản xuất, kinh doanh; việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đất đai và cải thiện các chỉ số chất lượng quản lý hành chính đất đai.

Sau khi hoàn thiện, báo cáo về kinh tế, xã hội sẽ được Chính phủ trình Quốc hội ngay phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, sáng 23/5/2022.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới