Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiBộ tứ kim cương tìm cách dung hòa những ưu tiên khác...

Bộ tứ kim cương tìm cách dung hòa những ưu tiên khác biệt

Lãnh đạo “Bộ tứ kim cương” (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc tiếp tục tìm cách dung hòa những ưu tiên khác biệt vào thời điểm này.

Ngày mai (24-5), nối tiếp lịch trình chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham dự cuộc họp với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và thủ tướng đắc cử của Úc – ông Anthony Albanese.

Lãnh đạo “Bộ tứ kim cương” (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc tiếp tục tìm cách dung hòa những ưu tiên khác biệt vào thời điểm này.

Khó có đột phá

Cuộc gặp ở Tokyo tới đây được xem là một trong những sự kiện họp thượng đỉnh quan trọng nhất về chính sách đối ngoại của khu vực trong năm nay. 

Nội dung chủ yếu của cuộc họp xoay quanh tình hình an ninh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và các thách thức thời sự như xung đột Ukraine, vấn đề Triều Tiên, COVID-19, an ninh mạng, biến đổi khí hậu.

Với Tổng thống Biden, đây là dịp để ông thúc đẩy sự phối hợp đa phương trong các vấn đề an ninh mà Mỹ quan tâm. Bên cạnh đó, một trong những kết quả được chờ đợi nhất trong lần họp này là việc tuyên bố sáng kiến Khuôn khổ hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF). 

Đây là một cam kết kinh tế giữa Mỹ với các đối tác và được xem như sự thay thế cho việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, nay là CPTPP).

Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh hiện tại, giới quan sát hầu như không kỳ vọng những chuyển biến đột phá trong cuộc họp QUAD năm nay.

Với sự tham gia của lãnh đạo Mỹ, Nhật, Ấn và Úc, đây là dịp gặp gỡ của một nhóm không chính thức có tên gọi “Đối thoại an ninh bốn bên” – thường được gọi là “QUAD” hay “Bộ tứ kim cương”, “Tứ giác kim cương” hoặc “Tứ giác an ninh”. 

Lâu nay, QUAD cũng vướng một số chỉ trích liên quan tới cấu trúc hoạt động và tính cụ thể trong các mục tiêu.

Sự đa dạng về ưu tiên giữa các thành viên QUAD cũng ngăn nhóm này tìm thấy hướng đi chung. Việc Ấn Độ duy trì quan điểm thận trọng trong mối quan hệ với Trung Quốc thậm chí làm dấy lên câu hỏi liệu có khả năng Hàn Quốc được lựa chọn thêm vào QUAD hoặc thay thế Ấn Độ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, các chuyên gia an ninh trong khu vực đánh giá thấp khả năng này. Sascha-Dominik Dov Bachmann (Trường luật Canberra, Úc) nói: “Không, Hàn Quốc muốn duy trì sự tự chủ trong chính sách đối ngoại. Có tin nói Hàn Quốc có thể muốn tham gia nhưng đều không chỉ ra khả năng thay đổi chính sách”.

RELATED ARTICLES

Tin mới