Wednesday, January 22, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiPhía sau việc năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/10...

Phía sau việc năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/10 Singapore, 1/2 Thái Lan

Theo ông Đào Trọng Độ, Vụ trưởng Đào tạo thường xuyên thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, hiện nay, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/10 so với Singapore.

Chỉ số nguồn nhân lực

Năm 2021, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của Việt Nam chỉ chiếm 26,1%, tăng 0,8 điểm phần trăm so với năm trước.

Theo ấn phẩm Động thái và thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam 5 năm 2016-2020, chất lượng nguồn nhân lực thấp là một trong những khó khăn Việt Nam phải vượt qua trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về chỉ số nguồn nhân lực, Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines và chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia.

Đặc biệt, chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất so với nhóm có thu nhập thấp nhất của Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2014, khoảng cách này là 9,7 lần và đến năm 2019, khoảng cách đã tăng lên 10,2 lần. Tại các địa phương ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo càng lớn. Như ở Cao Bằng, chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thu nhập thấp nhất là hơn 12 lần.

Năng suất lao động

Tính theo giá hiện hành, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 84,4 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 7.398 USD) và đến năm 2021 đạt 171,3 triệu đồng/lao động, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2016. Năm 2019, năng suất lao động Việt Nam đạt 110,5 triệu đồng/lao động (tương đương 4.792 USD). Trong khi

Lao động Việt Nam đã có xu hướng chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần vào gia tăng năng suất lao động. Mặc dù, gia tăng NSLĐ của Việt Nam chủ yếu là gia tăng năng suất nội ngành, song sự chuyển dịch lao động cũng đóng góp khoảng 1/3 gia tăng NSLĐ tổng thể của nền kinh tế.

So với các quốc gia trong khu vực ASEAN, thời gian qua, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao. Tính chung giai đoạn 2011-2019, năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2017 (PPP 2017) của Việt Nam tăng trung bình 5,1%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines hay Indonesia.

Tuy vậy, năng suất lao động Việt Nam hiện vẫn rất thấp so với các quốc gia khác trong khu vực: Chỉ bằng 8,4% mức năng suất của Singapore, 23,1% của Malaysia, 41,5% của Thái Lan, 55,5% của Indonesia và 62,8% của Philippinse; chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 1,8 lần).

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 2021, lao động Singapore đóng góp vào GDP cả nước 73,7 USD trong 1 giờ lao động, trong khi lao động Việt Nam đóng góp khoảng 7,3 USD/giờ vào GDP.

Đáng chú ý là chênh lệch về mức năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.

Trao đổi tại Hội nghị triển khai chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, ông Đào Trọng Độ, Vụ trưởng Đào tạo thường xuyên thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết: “Nguồn nhân lực của chúng ta có kỹ năng làm việc yếu là điểm trừ khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn đổ về các quốc gia khác, ví dụ như Ấn Độ, có chất lượng nguồn nhân lực tốt hơn”.

Tại Hội Nghị, bà Khương Thị Nhàn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – tài chính thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cũng chia sẻ, Việt Nam hiện có khoảng 55 triệu lao động nhưng chỉ 64,5% qua đào tạo, trong đó 24,5% có bằng cấp chứng chỉ. Bà Nhàn cũng cho biết thêm, tuyển sinh trong giáo dục nghề nghiệp chỉ đạt 2,2 triệu người/năm, rất thấp so với nhu cầu nhân lực yêu cầu kỹ năng nghề, đặc biệt là kỹ năng nghề cao cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và so với các nước trong khu vực.

Tốc độ gia tăng thu nhập quốc gia (GNI)

GNI của Việt Nam so với GDP ngày càng thấp. Giai đoạn 2006 – 2010, bình quân GNI bằng khoảng 96,6% GDP, giai đoạn 2011 – 2015 chỉ còn 95,46%, giai đoạn 2016 – 2020 giảm xuống 94,13%.

Theo sức mua tương đương (PPP 2017), tốc độ tăng GNI bình quân cả thời kỳ 2016 – 2019 của Việt Nam là 6,51%/năm, thấp hơn Campuchia với mức 7,18%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng GNI bình quân của Việt Nam trong giai đoạn này lại cao hơn Thái Lan, Singapore, Malaysia, Phillipines và Indonesia.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới