Thursday, December 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều...

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

Còn bao lãnh đạo, cựu lãnh đạo ngành y tế “rơi nước mắt” vì trót nhận tiền từ Việt Á? Thật khó để trả lời, nhưng những giọt nước mắt của họ không nhận được sự cảm thông từ dư luận.

Giám đốc CDC Đắk Lắk – Trịnh Quang Trí (áo trắng) khóc khi bị bắt vì liên quan vụ Việt Á

Đến cuối tháng 5/2022, cơ quan điều tra Bộ Công an, cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng và công an các địa phương đã khởi tố, bắt tạm giam 58 người liên quan đến vụ án Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á). Trong đó, có hàng chục lãnh đạo CDC các tỉnh, 2 lãnh đạo Học viện Quân y, một số bị cáo có chức vụ tại Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ, những người đứng đầu của công ty Việt Á…

Con số này vẫn chưa dừng lại, bởi nhiều địa phương đã và đang tiếp tục chuyển hồ sơ cho công an điều tra liên quan đến Việt Á. Vụ án nghiêm trọng tới mức một Bộ trưởng (ông Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế) và một Chủ tịch Thành phố (ông Chu Ngọc Anh – Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ) đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật.

Điều đáng nói là đã có thời điểm, Việt Á và kit xét nghiệm của Học viện Quân y được “tô hồng” rầm rộ trên truyền thông. Từ việc tung tin kit xét nghiệm được WHO phê duyệt (vốn không có thật), đến những chia sẻ về vất vả, khó khăn khi nghiên cứu từ Thượng tá Hồ Anh Sơn (nguyên Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự; đã bị khởi tố, bắt tạm giam).

Dư luận từng cảm động khi Thượng tá Hồ Anh Sơn chia sẻ về quãng thời gian “ăn ngủ cùng cô Vy” để chế tạo kit xét nghiệm, đến những “hộp cơm huyền thoại” đồng hành cùng các nhà khoa học trong quá trình sinh hoạt tại chỗ để ra sản phẩm một cách nhanh nhất.

Chính Thượng tá Hồ Anh Sơn từng đề đạt mong muốn: “Cơ quan điều tra làm rõ sai phạm, đúng người, đúng việc, tránh để dư luận hiểu sai, ảnh hưởng đến uy tín của các nhà khoa học”. Nhưng cuối cùng, sự thật trớ trêu khi ông Sơn lại là một trong những người đầu tiên của Học viện Quân Y bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ Việt Á.

Không chỉ Thượng tá Sơn, giám đốc CDC tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Thừa Thiên Huế cũng từng tuyên bố “không nhận của Việt Á một đồng nào”, mong cơ quan điều tra sớm làm rõ. Nhưng đến nay, cơ quan điều tra đã chứng minh sự thật hoàn toàn ngược lại. Dàn lãnh đạo CDC từng tuyên bố mạnh mẽ đều đã bị bắt tạm giam.

800 tỷ đồng là số tiền các bị can khai đã dùng để “bôi trơn, lót tay” đối với các địa phương và đơn vị liên quan để kit xét nghiệm Việt Á trót lọt được thông qua, sử dụng rộng rãi. Số tiền này còn lớn hơn con số hưởng lợi bất chính 500 tỷ đồng – theo lời khai của Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt. Điều này chứng tỏ, ông chủ Việt Á rất quan tâm đến “hoa hồng” chi cho các đơn vị và sẵn sàng nhận phần lời ít hơn.

Nhưng phía sau “hoa hồng” là nước mắt. Video ghi lại cảnh ông Trịnh Quang Trí (Giám đốc CDC Đắk Lắk) khóc nức nở khi bị bắt đã được lan truyền rộng rãi trên truyền thông vài ngày nay. Cơ quan điều tra xác định ông Trí đã nhận hơn 3 tỷ đồng cho hợp đồng mua sắm 13 tỷ đồng với Việt Á. Số tiền “lại quả” này được chia cho 4 người, hiện cả 4 đều đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Còn bao lãnh đạo, cựu lãnh đạo ngành y tế “rơi nước mắt” vì trót nhận tiền từ Việt Á? Thật khó để trả lời, nhưng những giọt nước mắt của họ không nhận được sự cảm thông từ dư luận. Trong khi hàng triệu người vật lộn với đại dịch và hàng chục nghìn người tử vong, họ vẫn có thể gia tăng tài sản trên nỗi đau của đồng bào thì nay nhận hậu quả cũng không phải điều lạ.

Nói về vụ Việt Á, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định, đây là vụ án, vụ việc tham nhũng tiêu cực nghiêm trọng. Tổng Bí thư cũng đề nghị cần tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm vụ án này tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực. Trước đó, người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, mở rộng vụ án Việt Á, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát, sớm đưa các đối tượng ra xét xử.

Với sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống, Đảng và Chính phủ cho thấy rõ chủ trương “không có vùng cấm” trong việc điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực. Không có vùng an toàn nào dành cho các cán bộ đã “nhúng chàm”. Vụ Việt Á sẽ trở thành một “án điểm”, khẳng định một lần nữa quyết tâm làm trong sạch bộ máy, củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào các quyết sách, đường lối của Đảng trong thời gian tới.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới