Friday, December 27, 2024
Trang chủQuân sựVũ khí nào của Mỹ gửi Ukraine bị Nga chê là “đồ...

Vũ khí nào của Mỹ gửi Ukraine bị Nga chê là “đồ ngu”

Lính Ukraine gặp khó với ‘sát thủ diệt tăng’ Javelin. Vũ khí công nghệ cao cần con người có kiểm soát tốt công nghệ. Thiếu và khó tiếp cận hỗ trợ kỹ thuật với vũ khí chống tăng này đang trở thành vấn đề cho cuộc chiến. Hàng tấn vũ khí hiện đại có nguy cơ trở thành sắt vụn vì không thể vận hành, hàng tỷ USD tiền thuế của dân Mỹ thành vô nghĩa. Quan trọng hơn hàng trăm ngàn người lính Ukraine bị đe doạ sinh mạng vì thiếu sự hỗ trợ này…

Một tên lửa vác vai chống tăng Javelin.

Javelin là một tên lửa đất đối không di động của Anh, trước đây được sử dụng bởi Quân đội Anh và Quân đội Canada. Nó có thể được bắn từ vai hoặc từ một bệ phóng chuyên dụng có tên là Bệ phóng nhiều đạn hạng nhẹ, mang ba viên đạn và có thể lắp trên xe (theo Wikipedia).

Theo tin đưa bởi Japan Times (trích nguồn từ Bloomberg), hồi đầu tháng 5/2022, loại vũ khí hiện đại được xem như sát thủ diệt tăng này, được Tổng thống Mỹ Joe Biden và các đồng minh đồng thuận cung cấp cho Ukraine để chống lại dàn xe tăng khổng lồ tràn vào đất nước họ từ Nga.

Chỉ ít lâu sau đó, Forbes đưa tin rằng Nga tuyên bố vũ khí chống tăng của Ukraine là “đồ ngu”. Và nhận định của Nga không phải hoàn toàn là ‘chiến thuật tâm lý trên chiến trường’. Sản phẩm công nghệ càng cao thì yêu cầu chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật càng lớn; vũ khí càng như vậy. Vũ khí chỉ thông minh, hiệu quả như mô tả khi người sử dụng làm chủ được nó.

Đáng tiếc, Ukraine có quá ít thời gian để làm chủ các công nghệ hiện đại này. Chiến trường khốc liệt trong khi Mỹ dường như không hề nghĩ tới hỗ trợ kỹ thuật cho Ukraine để sử dụng hệ thống này. Thiếu hiểu biết về công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật đang trở thành điểm yếu chết người trên chiến trường Ukraine và gây rủi ro cho những người lính của họ. Về phía Mỹ, hàng triệu, hàng tỷ USD tiền thuế của người dân đang bị mất đi vô nghĩa. Trong khi kẻ thù của Ukraine và Mỹ nhạo báng rằng hệ thống chống tăng mà Ukraine đang sở hữu là “ngu dốt”, có lẽ ám chỉ vào khả năng sử dụng hệ thống này.

Vũ khí chống tăng hàng triệu USD bị vô hiệu hoá ở Ukraine

Theo một báo cáo của tờ The Washington Post trong tuần này, mặc dù Lầu Năm Góc đã gấp rút gửi hơn 5.000 tên lửa chống tăng Javelin đến Ukraine, nhưng nhiều chiếc không hoạt động được. Các loại vũ khí đã đến tay, nhưng thiếu những yếu tố cơ bản đi kèm với hệ thống Javelin như thiết bị huấn luyện, pin điện dự phòng và hỗ trợ hậu cần kỹ thuật kịp thời.

Trang tin này mô tả vũ khí chống tăng công nghệ cao vô cùng phức tạp, không hề dễ sử dụng, mỗi chiếc có giá trị lên tới hàng triệu USD, biểu tượng của quyết tâm uỷ nhiệm chiến tranh phía Mỹ và đồng minh dành cho Ukraine, tất cả đang bị vô hiệu hoá vì phía Ukraine không được hỗ trợ kỹ thuật đủ và kịp thời.

Tờ báo này dẫn lời ông Mark Hayward, một cựu quân nhân và huấn luyện viên tình nguyện của Quân đội Hoa Kỳ đặt câu hỏi, “Hoa Kỳ gửi vũ khí cho Ukraine nhưng phải chăng Hoa Kỳ đã quyết định không hỗ trợ kỹ thuật?”

Ông Hayward cho biết, binh lính Ukraine đã phải tháo linh kiện điện tử từ một tay cầm chơi game để sửa một tổ hợp Javelin.

Những bệ phóng khác được cho là bị hỏng và không thể bắn, đến khi các tình nguyện viên Mỹ phát hiện ra rằng công cụ Google Dịch đã không chuyển ngữ đúng hướng dẫn sử dụng tên lửa Javelin cho binh sĩ Ukraine.

Mỹ không muốn hỗ trợ kỹ thuật?

Binh lính Ukraine không thể gọi điện để hỗ trợ về kỹ thuật. Rõ ràng là chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, các nhà thầu quốc phòng từ lâu đã cung cấp sự trợ giúp từ xa cho rất nhiều hệ thống như vậy. Tuy nhiên, thẻ hướng dẫn sử dụng của bệ phóng tên lửa có kèm số điện thoại của đường dây nóng hỗ trợ kỹ thuật ‘không hề có trong lô hàng’. Theo tờ Washington Post, ông Hayward đã mở một số lô hàng và thấy rằng tất cả đều thiếu các thẻ này.

Có thông tin cho rằng, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật vẫn là một tài sản quan trọng đối với quân đội Hoa Kỳ và không thể giải quyết các vấn đề trên thực địa. Tuy nhiên, có vẻ như chính quyền ông Biden đã không thực sự mở rộng hỗ trợ kỹ thuật cho Ukraine.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) vẫn chưa có câu trả lời về việc này. Câu hỏi nghi vấn là liệu các thẻ hướng dẫn sử dụng tên lửa Javelin có thực sự bị lấy ra trước khi chuyển giao vũ khí cho Ukraine hay không. Hiện tại, chúng ta có thể đơn giản cho rằng Ukraine không được cung cấp chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật với sát thủ diệt hạm Javelin!

Hàng tấn vũ khí hiện đại thành sắt vụn, hàng tỷ USD tiền thuế của dân thành rác

Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin là một vũ khí có sức công phá cao, được đánh giá là đã tiêu diệt rất nhiều xe tăng Nga ở Ukraine. Nó được cho là hiện đại và phức tạp hơn nhiều so với các loại tên lửa chống tăng vác vai thông thường. Bộ điều khiển phóng (CLU) của nó cần nguồn pin điện và làm mát bằng khí trơ, đồng thời đi kèm tài liệu hướng dẫn sử dụng dài tới 258 trang bằng tiếng Anh.

Đầu tháng 5, các nhà lập pháp Mỹ thậm chí còn bày tỏ lo ngại về việc, các binh lính Ukraine không qua huấn luyện cần thiết để vận hành Javelin.

Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hoà-Alaska) đã nói với Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin trong phiên điều trần của Ủy ban Chiếm đoạt Thượng viện vào tháng trước: “Rõ ràng là tên lửa chống tăng Javelins có khả năng trợ giúp đáng kể cho các lực lượng Ukraine. “Nhưng những gì chúng tôi đang nghe là quân đội Ukraine mới không được huấn luyện đầy đủ để vận hành các hệ thống vũ khí trị giá 200.000 USD này”.

Vấn đề lớn đến mức Bộ Quốc phòng Ukraine yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp bộ dụng cụ huấn luyện sử dụng tên lửa Javelin. Tướng Kyrylo Budanov, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, xác nhận cần phải trang bị bộ dụng cụ huấn luyện Javelin cho Chiến khu hồi tháng trước.

Mỗi tên lửa Javelin được cho là có giá khoảng 200.000 USD (tương đương với 46 tỷ đồng), trong khi toàn bộ hệ thống phóng vác vai (một tên lửa và một hệ thống nhắm mục tiêu có thể tái sử dụng) tổng giá trị khoảng 440.000 USD (hơn 100 tỷ VND), dựa trên tài liệu ngân sách năm 2023. Sẽ rất lãng phí tiền thuế của người dân Mỹ nếu những vũ khí đó được cung cấp và người Ukraine mà không thể phát huy tác dụng – đặc biệt nếu đó là vì thiếu sách hướng dẫn huấn luyện hoặc số hỗ trợ kỹ thuật.

Và đối với một binh lính đang chiến đấu trên chiến trường Ukraine, điều đó không chỉ là tốn tiền mà còn có thể khiến chiến binh đó phải trả giá bằng mạng sống của mình.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới