Wednesday, December 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiDấu hiệu “hàn gắn” Mỹ-Trung

Dấu hiệu “hàn gắn” Mỹ-Trung

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gia tăng trong những năm gần đây, nguyên nhân căn bản là do cuộc chiến thương mại của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đại dịch, những vấn đề về chuỗi cung ứng và cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Nhưng sau những phát biểu của Tổng thống Joe Biden tại Tokyo vào tháng trước, rằng Mỹ sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan trước một cuộc xâm lược tiềm tàng của Trung Quốc, và có những dấu hiệu cho thấy những căng thẳng đó đã lên đến đỉnh điểm.

Và sau các tuyên bố công khai của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cả hai nước đã bắt đầu phát đi tín hiệu về sự cần thiết phải giảm căng thẳng leo thang thông qua việc gia tăng các cuộc đàm phán ngoại giao và tìm kiếm một quyết định thống nhất đối với thuế quan dưới thời Trump.

Chính quyền Biden đã tham gia vào các hoạt động ngoại giao quan trọng theo ‘Định hướng 1’ và ‘Định hướng 2’ với Trung Quốc. Ngày 20/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã nói chuyện với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Wei Fenghe trong cuộc điện đàm lần đầu tiên kể từ khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2021.

Hai ông đã đàm thoại các chủ đề mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Biden đã thảo luận, chẳng hạn như quan hệ quốc phòng Mỹ-Trung, các vấn đề an ninh khu vực và cuộc xâm lược vô cớ của Nga vào Ukraine.

Vào ngày 10 tháng 6, Austin và Wei đã gặp nhau trực tiếp tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, nơi họ hy vọng tránh lặp lại cách làm việc của cuộc gặp ở Alaska giữa Ngoại trưởng Antony Blinken và Ngoại trưởng Vương Nghị. Hẹn nhau 30 phút, họ gặp nhau chỉ chưa đầy một giờ.

Trong khi tham dự Đối thoại Shangri-La, Austin đã chỉ trích các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo quân sự đã có thể bày tỏ bất bình về vấn đề Đài Loan và các vấn đề địa chính trị khác, trong khi Austin tái khẳng định chính sách Một Trung Quốc của Nhà nước Hoa Kỳ theo quy định của Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Ba Hiệp ước chung Mỹ-Trung và Sáu đảm bảo.

Sau cuộc gặp, người phát ngôn của cả hai bên khẳng định đây là một “cuộc gặp mang tính xây dựng và tích cực.” Thượng tá Trung Quốc Wu Qian nói sau cuộc họp rằng “phía Trung Quốc cho rằng nên gặp còn hơn không gặp và tốt hơn là nói chuyện còn hơn không nói chuyện.” Tình cảm đó được lặp lại bởi mong muốn của người Mỹ thiết lập các đường dây liên lạc rõ ràng giữa các chỉ huy ở cả cấp cao và cấp chiến trường.

Chính quyền Biden cũng đã báo hiệu mong muốn chấm dứt thuế quan dưới thời Trump, vốn khiến người tiêu dùng Mỹ phải chịu chi phí gia tăng. Vào ngày 10 tháng 5, trong cuộc đánh giá bốn năm theo luật định về thuế quan, chính quyền Biden tuyên bố rằng họ đang đánh giá việc chấm dứt một số mức thuế nhất định với Trung Quốc. Điều này nhằm mục đích chống lại lạm phát gia tăng của Hoa Kỳ, với mức thảm hại, 8,6% trong báo cáo CPI tháng Năm.

Chính quyền Biden cũng đã quyết định không thực thi lệnh cấm các nhà đầu tư Mỹ sở hữu cổ phần trong các công ty Trung Quốc, các công ty mà có liên quan tới 59 “công ty tổ hợp công nghiệp-quân sự Trung Quốc”, như Nikkei Asia đưa tin trong bài báo ” Mỹ ‘bật đèn xanh’ cho các nhà đầu tư tiến vào các công ty Trung Quốc (vốn đã thuộc danh sách đen trước đó) “được công bố vào ngày 6/6.

Tuy nhiên, sự phủ quyết trên thực tế đối với các lệnh cấm này đã vấp phải sự phản đối của các nhà lập pháp ở cả hai bên, nêu bật quan điểm chung rằng Mỹ nên chặt chẽ hơn trong chính sách kinh tế và quân sự đối với Trung Quốc. Chính quyền Biden có thể đang chuyển sang một cách tiếp cận mới đối với một số loại thuế quan thời Trump.

Tổng thống Biden, dưới áp lực của lạm phát và cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra vào tháng 11, đang tìm cách đạt được một chiến thắng chính trị để cố gắng khiến đảng Dân chủ chiếm đa số tại Hạ viện và Thượng viện. Việc gia tăng các cuộc đàm phán ngoại giao theo ‘Định hướng 1’ và các cuộc thảo luận về việc chấm dứt một số thuế quan có khả năng báo hiệu cho Trung Quốc rằng Mỹ đã sẵn sàng đàm phán các điều khoản thương mại có lợi hơn cho cả hai nước.

Không thể đưa ra quyết định đơn phương chỉ vì lo ngại các phản ứng chính trị, chính quyền Biden có thể yêu cầu cả hai bên đồng ý giảm thuế quan, nhằm đạt được mục đích giảm áp lực lên người tiêu dùng Mỹ.

Hơn nữa, một thỏa thuận bao gồm một số nhượng bộ cho Trung Quốc mua thêm hàng hóa của Mỹ sẽ cho phép Tổng thống Biden tuyên bố một chiến thắng chính trị cần thiết trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Để đối nội, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có thể đưa ra bất kỳ lập luận nào thấy cần thiết. Lập luận rằng thuế quan thời Trump và chiến tranh thương mại không bao giờ có hiệu quả ngay từ đầu.

Bắc Kinh cũng sẽ từ chối đàm phán bất kỳ thỏa thuận nào nếu họ cảm thấy bị ép buộc nhưng cũng nhấn mạnh đề xuất đôi bên cùng có lợi trong việc khởi động một nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm áp lực lạm phát. Chính quyền Biden cũng sẽ tìm cách làm nổi bật bất kỳ những lợi ích kinh tế nào có được từ chính sách với Trung Quốc.

Mỹ và Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng giảm căng thẳng thông qua các cuộc họp ngoại giao cấp cao và báo hiệu rằng có thể đã đến lúc chấm dứt thuế quan của Trump để đổi lấy một cách tiếp cận có mục tiêu và thực dụng hơn.

Một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi sẽ là một chặng đường dài hướng tới việc giảm căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, đồng thời tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán và hợp tác hơn nữa với tư cách là đối thủ địa chiến lược thay vì là mối đe dọa tiềm tàng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới