Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngMối đe dọa của TQ ở Thái Bình Dương ngày một tăng

Mối đe dọa của TQ ở Thái Bình Dương ngày một tăng

Nhiều quan chức quốc phòng tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á thường niên đã chú ý đến việc Trung Quốc lặp đi lặp lại tín hiệu rằng họ sẽ thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hoà (Wei Fenghe) tham dự hội nghị thượng đỉnh Đối thoại Shangri-La ở Singapore, hôm 12/6/2022.

Các bộ trưởng quốc phòng và quan chức ngoại giao từ hơn 40 quốc gia đã có mặt tại Singapore để tham dự Đối thoại Shangri-La, hội nghị thượng đỉnh an ninh quan trọng nhất châu Á kéo dài từ ngày 10/6 đến ngày 12/6.

Phát biểu tại cuộc họp ngày 12/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố rằng Trung Quốc phải hoàn thành việc thống nhất Đài Loan với đại lục.

Ông nói: “ĐCSTQ không tiếc chiến tranh và tốn kém để chống lại bất kỳ sự can thiệp nào của các thế lực bên ngoài”.

Ông Nguỵ nhấn mạnh một quyết tâm tương tự trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin trước đó vào ngày 9/5.

Mặc dù Trung Quốc đã quen tuyên bố khả năng xảy ra chiến tranh trong nhiều năm, nhưng với tình hình hiện nay, các quốc gia cần phải nâng cao cảnh giác hơn nữa.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi, sau khi nói chuyện với ông Ngụy vào ngày 12/6, đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về âm mưu đơn phương sử dụng vũ lực của ĐCSTQ.

Đáp lại các cuộc tập trận chung gần đây của các máy bay ném bom Trung Quốc và Nga xung quanh Nhật Bản, ông Kishi mô tả đó là một “cuộc biểu dương lực lượng” chống lại Nhật Bản.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Austin hôm 11/6 cho biết, Hoa Kỳ tuân thủ chính sách một Trung Quốc nhưng kiên quyết phản đối “những thay đổi đơn phương đối với hiện trạng của một trong hai bên”.

Ông Austin chỉ trích các hoạt động quân sự của ĐCSTQ gần Đài Loan là mối đe dọa đối với an ninh khu vực.

Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã ra tuyên bố chung sau cuộc họp ba bên diễn ra vào hôm 10/6, tập trung vào tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên và ở eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã cảnh báo trong bài phát biểu quan trọng của mình tại diễn đàn vào ngày 10/6 rằng, “Ukraine hôm nay có thể là Đông Á vào ngày mai”, kêu gọi duy trì một “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, chỉ ra tham vọng tích cực của ĐCSTQ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Ông nói thêm, Nhật Bản cần tăng cường khả năng quân sự của mình để duy trì an ninh hàng hải của các quốc gia Đông Nam Á.

Chính phủ Nhật Bản đã tăng ngân sách quốc phòng của nước này lên 2% GDP, tương đương với ngân sách của các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tờ France 24 đưa tin ngày 10/6.

Trong chuyến thăm Vương quốc Anh vào tháng trước, ông Kishida nói rằng cuộc chiến ở Ukraine là một nỗ lực của Nga nhằm làm lung lay nền tảng của trật tự quốc tế bằng vũ lực, đồng thời kêu gọi 40 quốc gia trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cần phải coi đó là vấn đề chung.

Không chỉ đơn thuần là đe dọa bằng ngôn luận, ĐCSTQ gần đây đã thường xuyên thực hiện các động thái vũ lực ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles cho biết vào ngày 12/6 rằng, ĐCSTQ đang tham gia vào “đợt xây dựng quân đội lớn nhất mà chúng tôi từng thấy kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc”.

Ông cho biết, Úc sẽ duy trì chi tiêu quốc phòng để hỗ trợ an ninh và ổn định của khu vực theo các quy tắc quốc tế.

Ông Marles nói với tờ Bloomberg vào ngày 13/6 rằng, ông nhất trí với ông Kishida về việc ủng hộ trật tự dựa trên quy tắc được thiết lập sau Thế chiến thứ II, với lý do nó là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế của cả châu Á và Úc.

Vào ngày 26/5, một máy bay trinh sát hàng hải của Úc đã bị máy bay chiến đấu của Trung Quốc đánh chặn trên Biển Đông, một động thái bị phía Úc chỉ trích là “hành động đe dọa” của quân đội Trung Quốc, tờ Asian Times đưa tin ngày 7/6.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein ngày 11/6 nói về những căng thẳng trong khu vực. Ông lo ngại rằng những sự cố gần đây ở Biển Đông có thể bùng phát thành các cuộc xung đột lớn hơn nếu chúng vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Vào ngày 6/6, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã lên án là “hành động khiêu khích và vô trách nhiệm” về việc máy bay chiến đấu Trung Quốc liên tục can thiệp vào một máy bay do thám của Canada trong không phận quốc tế gần Triều Tiên. Thời điểm đó, chiếc máy bay do thám của Canada đang hỗ trợ Liên Hợp Quốc trong khu vực giám sát việc Triều Tiên tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới