Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngTQ sẽ “lần chiếm” Tây Thái Bình Dương

TQ sẽ “lần chiếm” Tây Thái Bình Dương

Nếu những lời nói và hành động gần đây của ĐCS Trung Quốc là một kế hoạch hàm chứa những toan tính và ý đồ thống trị, thì không lâu nữa chúng ta sẽ được chứng kiến Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ vùng biển phía tây Thái Bình Dương, bất chấp cái gọi là luật pháp quốc tế, hiệp ước, và nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Các tàu nạo vét của Trung Quốc hoạt động trong khi xây dựng các đảo nhân tạo trên và xung quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông, hôm 02/05/2015.

Việc xác định các thuật ngữ sẽ giúp phơi bày một chiến lược mạo hiểm của Bắc Kinh. Nó không được giải quyết và không phải là một kết quả được bảo đảm, mặc dù Trung Quốc rất thích nhìn thấy đối phương phải khúm núm sợ hãi.

Thuật ngữ: Trong số các nhà ngoại giao, “những ngôn từ” được dịch là lời hùng biện chính trị, tuyên truyền, tường thuật chiến tranh, và các phát ngôn mang tính cưỡng ép và cường điệu gây tác động tâm lý khác. “Hành động” đối với các tướng lĩnh và đô đốc là các hành động quân sự thực tế hoặc sự đe dọa của các hành động quân sự được thực hiện bằng cách thể hiện khả năng quân sự (bố trí các lực lượng là một biệt ngữ).

Kể từ tháng Hai, Bắc Kinh đã tăng khẩu khí đe dọa bạo lực (phát ngôn khiêu khích) và tăng số lượng các cuộc chạm trán quân sự mạo hiểm dọc theo bờ biển Đông Á (các hành động đe dọa).

Vào cuối tháng Hai, Nga tiến hành ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ nhắm vào Ukraine. Đây phải chăng là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Có lẽ vậy.

Tuy nhiên, những tuyên bố và thông báo mang tính ức hiếp của Trung Quốc trong hội nghị Đối thoại Shangri-La gần đây ở Singapore (ngày 10–12/06) đặc biệt đáng lo ngại.

Hội nghị thường niên này tự quảng bá mình là “Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng hàng đầu của Châu Á”. Đó là một chương trình ngoại giao, nhưng thường là một chương trình quan trọng.

Hội nghị năm 2022 có ý nghĩa quan trọng: Nó giúp xác định được các lựa chọn — sự vô pháp của ĐCS Trung Quốc hay một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Tuyên bố tuyên truyền đáng lo ngại nhất của Bắc Kinh, được đưa ra trong những tháng gần đây đối với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và trong các cuộc trao đổi ngoại giao khác nhau của hội nghị này: Eo biển Đài Loan không phải là vùng biển quốc tế, nó là lãnh hải thuộc chủ quyền của Trung Quốc và hàng hải quốc tế chỉ có thể đi qua eo biển này khi được sự cho phép của Bắc Kinh.

Điều này thể hiện một sự thay đổi nguy hiểm. Bắc Kinh liên tục phản đối hoạt động tự do hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ ở Eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, theo các nhà ngoại giao Hoa Kỳ, cho đến nay Bắc Kinh chưa bao giờ tranh cãi cụ thể về tính hợp pháp của việc vận chuyển quốc tế tự do qua Eo biển Đài Loan.

Trung Quốc cũng cho biết họ đã sẵn sàng để thực thi yêu sách chủ quyền của mình — có lẽ là sử dụng lực lượng hải quân ngày càng phát triển và lực lượng không quân hùng mạnh hơn bao giờ hết.

Theo thuật ngữ cổ điển, Bắc Kinh đã ban hành một hành động biện minh cho chiến tranh (casus belli) — một hành động có thể khơi mào một cuộc chiến — đối với các quốc gia phụ thuộc vào thương mại đại dương tự do và an toàn.

Các luận điệu chính trị và các hành động quân sự của Trung Quốc đối với Eo biển Đài Loan đang tuân theo kịch bản xâm lược Biển Đông (South China Sea – SCS) của họ.

Trong những năm 1990, Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng căn cứ ở quần đảo Hoàng Sa và xây dựng các đảo nhân tạo, đặc biệt là ở quần đảo Trường Sa (gần Philippines). Cuối cùng họ đã nắm giữ các hòn đảo này với các đường băng có khả năng tiếp nhận các chiến đấu cơ.

Vào năm 2012, Bắc Kinh cố gắng phát huy quyền lực về mặt ngoại giao và hợp pháp khi tuyên bố kiểm soát 85% diện tích gần 2,2 triệu dặm vuông (5,6 triệu km vuông) ở Biển Đông. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra Đường chín đoạn. Tuyến đường này kéo dài xuống phía nam hàng trăm dặm từ bờ biển của Trung Quốc đến gần đảo Borneo, đồng thời lấn sang lãnh thổ của Philippines, Việt Nam, Malaysia, và Brunei. Năm 2016, hội đồng trọng tài của La Hay đã ủng hộ cáo buộc của Philippines cho rằng Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ Philippines bằng cách chiếm các đảo nhỏ và tiến hành các hoạt động đánh bắt cá trái phép.

Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố ĐCS Trung Quốc thực hiện hành động phi pháp. Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết đó.

Cho đến nay Trung Quốc đã không hề trả giá cho hành động phi pháp của mình.

Mục tiêu “đảo nhân tạo” của Trung Quốc đến năm 2020: từ chối quyền tiếp cận của Hải quân Hoa Kỳ đối với Biển Đông và mở rộng sức mạnh tới Singapore và Eo biển Malacca, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Đến năm 2022. Bắc Kinh đã không hoàn thành mục tiêu của năm 2020 nhưng vẫn chưa bỏ cuộc.

Trung Quốc luôn coi chính phủ Tổng thống Biden là yếu kém và nhu nhược. Với sự tham nhũng của con trai Tổng thống Biden, ông Hunter Biden, thì việc cho rằng Bắc Kinh có tài liệu để tống tiền gia đình Biden không phải là thuyết âm mưu.

Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin vì những bình luận thẳng thắn của ông tại Singapore.

“Chúng ta đang chứng kiến sự cưỡng ép ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh”, ông Austin nói. “Chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng ổn định các hoạt động quân sự khiêu khích và gây bất ổn gần Đài Loan”. Các hành động “khiêu khích” này bao gồm chặn đường hàng không các chuyến bay theo dõi Bắc Hàn của Mỹ và Canada. Đài Loan đã phải hứng chịu sự vi phạm ngày càng tăng của Trung Quốc đối với vùng nhận dạng phòng không của họ.

Hơn nữa, Trung Quốc đã tuyên bố gia tăng kho vũ khí hạt nhân. Tình báo Hoa Kỳ ước tính Trung Quốc có thể sẽ có khoảng 1,000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2029.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới