Wednesday, November 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaĐảng CSTQ đàn làm “biến mất” nền văn minh Trung Hoa

Đảng CSTQ đàn làm “biến mất” nền văn minh Trung Hoa

Trung Quốc không ngừng đưa ra lời kêu gọi về sự vĩ đại của nền văn minh Trung Hoa để củng cố tính hợp pháp của nó. Người dân Trung Quốc và người dân trên toàn thế giới cần phải bài trừ những nỗ lực đó của một chế độ độc tài.

Một nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm axit nucleic trên một người đàn ông trong khi những người khác xếp hàng chờ đợi tại một địa điểm xét nghiệm vào ngày 10/6/2022 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Về mặt này, có hai điểm tương đồng giữa cuộc Chiến tranh Lạnh trong lịch sử của Liên Xô và tình thế hiện tại của Trung Quốc.

Thứ nhất, trong Chiến tranh Lạnh, hệ tư tưởng phương Tây phân thành hai khối lớn. Một là chủ nghĩa tự do. Một là chủ nghĩa Mac-Lenin.

Cuộc chiến nhằm xác định xem hệ tư tưởng nào sẽ thống trị phương Tây, và tầm nhìn của tương lai toàn cầu sẽ ra sao.

Do đó, cuộc xung đột này giống như cuộc chiến giữa chế độ dân chủ và chế độ chuyên chế trong Chiến tranh Lạnh. Đó là cuộc chiến giữa hai hệ tư tưởng của phương Tây: chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng sản.

Vì lẽ đó, cộng đồng toàn cầu không thể cho phép ĐCSTQ coi đây là cuộc chiến của nội bộ phương Tây, bởi vì xét về bản chất nó không phải là một. Ở một cấp độ nào đó, điều này không khác mấy so với điều mà người Nhật từng kêu gọi chủ nghĩa Liên Á, “Châu Á cho người Châu Á”. Lời kêu gọi của Nhật vào năm 1940 nhằm tạo ra “Khối thịnh vượng Đông Á” với “bản chất tinh thần” của một nền văn minh Á châu ưu việt đối đầu với nền văn minh thô sơ và duy vật của phương Tây”.

Liên Xô đã thực thi điều đó bằng hệ tư tưởng Mac-Lenin, giúp giai cấp công nhân trên toàn thế giới chống lại những kẻ áp bức tư bản. Đây là nhiệm vụ được cho là đúng đắn về mặt chính trị. Tất nhiên, Liên Xô có nhiều đồng minh và những người ‘bạn đồng hành’ luôn sẵn sàng cảm thông và chia sẻ. Điều này đã giúp họ trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm.

Tuy nhiên, không giống như Nhật Bản hay Liên Xô, Trung Quốc tăng cường nỗ lực thống trị bằng một lớp áo văn minh. Nó hy vọng sẽ đóng khung cuộc chiến tranh lạnh giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và các đồng minh như: Úc, Ấn Độ và Nhật Bản – dưới hình thức một cuộc chiến chống lại Nền văn minh nhà Hán. Cuộc đối đầu là với hệ tư tưởng xấu xa của ĐCSTQ chứ không phải là với người dân Trung Quốc.

Còn có một sự tương phản khác với Liên Xô. Người dân và giới lãnh đạo Liên Xô, tin chắc rằng, sau khi tư tưởng trưởng “Bolshevik cuối cùng” và là Bí thư thứ hai của Đảng Cộng sản Mikhail Suslov, qua đời vào tháng 1/1982 thì cuộc đấu tranh giữa Liên Xô với Hoa Kỳ không còn vì mục đích giải phóng giai cấp công nhân trên toàn thế giới nữa.

Về bản chất, Liên Xô và các đồng minh trong Hiệp ước Warsaw không còn niềm tin vào hệ tư tưởng của họ, đó là một điểm yếu ‘chí mạng’. Thực tế, việc Trung Quốc phụ thuộc vào lời kêu gọi đối với sự vĩ đại của Trung Quốc trước năm 1949 là một minh chứng cho sự yếu kém của ĐCSTQ.

Lý do thứ hai khiến cuộc chiến tranh lạnh này lặp lại nằm ở ‘câu chuyện’ mà ĐCSTQ đang rao giảng với người dân trên toàn thế giới. Đó là việc: viện trợ cho Trung Quốc cũng chính là viện trợ cho hình ảnh thu nhỏ của nghệ thuật, văn hóa, triết học, chính trị, khoa học và trật tự quốc tế. Đây là chủ đề chính của câu chuyện “vận mệnh chung của nhân loại” mà Bắc Kinh đang thêu dệt.

Trung Quốc kêu gọi thế giới cần phải đoàn kết lại đằng sau lớp áo văn minh vĩ đại. Thông điệp này sẽ có sức phổ quát hơn nhiều so với lời kêu gọi của Nhật Bản “Châu Á vì người Châu Á” hay lời kêu gọi của Liên Xô đối với khoa học vì mục đích của chủ nghĩa Mac-Lenin, vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, sự tiến bộ của lịch sử Hegelian-Marxist, và chủ nghĩa Hegel “Hành trình lịch sử” của chủ nghĩa Mac.

Sự viện trợ của toàn thế giới dành cho Trung Quốc cũng chính là mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Đó là một thông điệp toàn cầu mạnh mẽ hơn bất kỳ thông điệp nào mà Nhật Bản hay Liên Xô đưa ra. Bởi vì nó không dễ bị chụp mũ là giả tạo vì sự thống trị của Trung Quốc, nên nó dễ dàng khuất phục các dân tộc trên thế giới.

Cũng như Chiến tranh Lạnh, có một sự chia rẽ về phương diện chính trị mạnh mẽ giữa chủ nghĩa dân chủ và chủ nghĩa toàn trị. Người Trung Quốc sẽ đóng khung nền văn minh của họ là những lời kêu gọi phổ quát lành tính, thúc đẩy sự tiến bộ toàn cầu của tất cả các quốc gia theo các nguyên tắc của nền văn minh nhà Hán. Thông điệp sẽ không gây chiến nếu xét trên bề mặt.

Hơn nữa, thông điệp còn có ẩn ý: đó là thời đại Colombia đã kết thúc, phương Tây đã dẫn đầu thế giới trong ba thế kỷ, và một mình nó phải gánh chịu trách nhiệm về những rắc rối chính trị và môi trường toàn cầu mà thế giới đang phải đối mặt.

Đáng chú ý, những tệ nạn này phần lớn là do di sản của Chủ nghĩa Mac-Lenin và chủ nghĩa Mao của Trung Quốc, cũng như tác động tiêu cực của nó đối với phần còn lại của thế giới. Thật vậy, phần còn lại của thế giới không bao giờ được phép ‘lơ là’ đến thực tế này kèm theo những cái giá rất lớn mà ĐCSTQ phải gánh chịu đối với hành tinh và người dân của nó.

Chính quyền ông Biden đã miễn cưỡng sử dụng hệ tư tưởng trong cuộc đấu tranh chống lại ĐCSTQ. Sức nặng của cuộc đối đầu sẽ buộc Hoa Kỳ phải công nhận rằng cuộc xung đột này đang và phải được nhìn nhận dưới góc độ chính trị – chủ nghĩa tự do so với chuyên chế. Nếu được đóng khung theo cách này, Hoa Kỳ sẽ có những lợi thế phi thường so với Trung Quốc.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới