Saturday, December 28, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnCấm vận dầu Nga, Châu Âu bị “gậy ông đập lưng ông”

Cấm vận dầu Nga, Châu Âu bị “gậy ông đập lưng ông”

Với việc nới lỏng gói cấm vận thứ 6, châu Âu có thể mua dầu thô và khí đốt từ bên thứ 3 mà không hề vi phạm cam kết.

Nga dường như đã có chiến thắng đầu tiên trong cuộc đọ sức với châu Âu (Ảnh: AFP)

Quan hệ năng lượng Nga – châu Âu không phải đến lúc này mới lộ rõ tính chất phức tạp. Kể từ khi “lục địa già” hoàn thành công nghiệp hóa và đạt đến trạng thái phát triển cao nhất trong các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 và 3 – khủng hoảng và suy thoái bắt đầu xuất hiện.

Nhiều thập kỷ nay Nga là nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất ở châu Âu; chính vì thế bản thân châu Âu dù không mấy thân thiện với Moscow nhưng cũng không thể sống thiếu Nga!

Không ai giỏi sử dụng năng lượng y hệt một “binh chủng” thiện xạ như những lãnh đạo Liên Xô và Nga. Nếu cần tìm lý do Putin mạnh dạn tấn công Ukraine thì đó chính là năng lượng – thứ có thể mang ra mặc cả bất cứ lúc nào.

Ngay tại thời điểm Washington thúc giục EU thông qua lệnh cấm dầu thô và khí đốt Nga, nhiều chuyên gia bày tỏ đây là nước cờ vô cùng mạo hiểm – các công ty Nga hoàn toàn có thể bán dầu giá rẻ để né lệnh trừng phạt, còn EU không thể tìm đâu ra mỗi ngày hàng trăm triệu thùng dầu!

Bức tranh kinh tế, chính trị châu Âu hiện nay phần lớn do giá năng lượng gây ra. Lạm phát phi mã, thiếu thốn lương thực,… đẩy ông Borris Johnson khỏi ghế Thủ tướng Anh; Thủ tướng Italy, Mario Draghi không còn được ủng hộ…

Theo gói trừng phạt thứ 6 thông qua từ tháng 5, EU quyết định ngưng mua dầu hoàn toàn từ Nga qua đường biển, cấm toàn bộ các công ty châu Âu được bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm cho các tàu chở dầu của Nga cũng như các sản phẩm dầu mỏ của Nga bán sang nước thứ 3.

Tuần trước, Châu Âu đã điều chỉnh lệnh cấm theo hướng nới lỏng, cho phép các công ty năng lượng Nga vận chuyển dầu đến nước thứ 3. Đồng thời, việc các công ty EU thanh toán các khoản tiền liên quan đến việc mua dầu thô theo đường biển của Nga sẽ không còn bị cấm nữa.

Thực chất, động thái này là nối lại phần lớn hoạt động mua bán năng lượng vốn có giữa Nga và châu Âu nhưng về mặt câu chữ, Châu Âu vẫn bảo vệ quan điểm cứng rắn với Moscow.

Gói cấm vận thứ 6 không mấy phát huy tác dụng, bởi vì mỗi ngày khoảng 2,5 triệu thùng dầu từ Nga vận chuyển sang Trung Quốc và Ấn Độ. Nhiều công ty vận tải chấp nhận rủi ro để tận dụng thời cơ kiếm tiền khi các “đại gia” vận tải châu Âu không dám hoạt động.

Ngoại trừ Hungary khiếu nại để duy trì giao thương với Nga, nhiều quốc gia EU tuy đồng thuận bề ngoài nhưng tìm cách mua năng lượng Nga qua kênh bí mật. Lần điều chỉnh này mở ra cánh cửa hợp pháp nhập năng lượng từ các nước thứ 3 ngoài Nga mà không vi phạm lệnh cấm.

Châu Âu phải làm những gì cần làm, tự cứu mình trước khi “chìm xuồng”, một liên minh bất ổn làm sao để duy trì sức ép liên tục với nước Nga rộng lớn, giàu kinh nghiệm, có trong tay vũ khí vô cùng lợi hại – dầu thô và khí đốt?

Sự thật là châu Âu không thể nào dứt ra khỏi năng lượng Nga, dù bằng cách nào đó đảm bảo “an ninh năng lượng” thì “quốc tịch dầu” sử dụng tại châu lục này hầu hết đến từ quốc gia đang hứng chịu cấm vận đồng loạt.

Châu Âu rất khó hy sinh thêm nữa vì chiến sự Ukraine ! Một khi vấn đề năng lượng không làm khó Nga thì Kiev sẽ bị bỏ rơi. Và, cho dù đảng phái nào nắm quyền ở Anh, Pháp, Đức, Italy thì cuộc sống người dân mới là thước đo độ vững “chiếc ghế” chứ không phải là “nhiệm vụ quốc tế” nào đó che đậy dưới lớp vỏ cao cả.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới