Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaThách thức với kinh tế TQ

Thách thức với kinh tế TQ

Goldman Sachs vừa giảm triển vọng với chỉ số chứng khoán MSCI Trung Quốc xuống mức 0% trong năm, giảm so với mức 4% trước đó như dự báo trước đó.

CNBC đưa tin, Goldman Sachs giảm dự báo với chỉ số chứng khoán MSCI Trung Quốc do thị trường bất động sản nước này đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Báo cáo mới được đưa ra của Goldman Sachs đã giảm dự báo từ 4% xuống 0%.

MSCI Trung Quốc theo dõi hơn 700 mã cổ phiếu Trung Quốc niêm yết trên toàn cầu, bao gồm những gã khổng lồ như Tencent, BYD và Ngân hàng Công thương Trung Quốc.

Chỉ số này đã giảm hơn 6% chỉ trong tháng 7 do những lo lắng về thị trường bất động sản Trung Quốc đồng thời với những lo ngại về diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, những biện pháp siết các ông lớn công nghệ và địa chính trị.

Thị trường bất động sản gặp khó

Thị trường bất động sản Trung Quốc đã chịu áp lực lớn khi trong vài tuần qua, nhiều người mua nhà đã từ chối thanh toán khoản vay thế chấp ngân hàng do các công ty bất động sản không bàn giao nhà đúng hạn.

Các ngân hàng tại Trung Quốc thời gian qua đã phải đối phó với những thách thức từ cuộc khủng hoảng thanh khoản của lĩnh vực bất động sản. Hiện áp lực này lại càng trở nên lớn hơn với tình trạng nợ xấu của người mua nhà.

Các chuyên gia của Citigroup cho biết, với các trường hợp khách hàng không trả nợ hiện tại, khoản nợ xấu có thể lên tới 561 tỷ Nhân dân tệ (83 tỷ USD), chiếm 1,4% tổng dư nợ thế chấp của các ngân hàng.

Cũng theo các chuyên gia của Citigroup, có thể kiểm soát được tác động tổng thể đối với các ngân hàng, nhưng những tổ chức tín dụng quốc doanh, bao gồm Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), sẽ dễ bị tổn thương hơn bởi các khoản vay thế chấp. Những nhà băng này cũng chịu ảnh hưởng khi niềm tin của nhà đầu tư suy yếu.

Trong vài năm qua, Bắc Kinh đã cố gắng ngăn chặn tình trạng phụ thuộc nhiều vào nợ để tăng trưởng của các công ty bất động sản. Năm ngoái, việc ông lớn bất động sản là Evergrande vỡ nợ khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng về ảnh hưởng domino sang phần còn lại của nền kinh tế.

Henry Chin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại CBRE, cho biết “tăng trưởng do dân số đông” đối với nền kinh tế Trung Quốc sắp kết thúc.

Bất động sản và các ngành liên quan chiếm hơn 25% GDP ở Trung Quốc.

Ông Chin chỉ ra sự phân hóa cơ bản trên thị trường: trong khi nhu cầu nhà ở đang quay trở lại tại các thành phố lớn nhất Trung Quốc, thì việc cung vượt quá cầu ở các thành phố nhỏ hơn có thể mất đến “tới 5 năm” để thị trường hấp thụ.

Theo hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s, bất động sản và các ngành liên quan chiếm hơn 25% GDP ở Trung Quốc.

Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư thích các cổ phiếu của các công ty ô tô, bán lẻ trực tuyến và chất bán dẫn, nhưng thận trọng với cổ phiếu ngân hàng do nhóm này phải đối mặt với nhiều khoản nợ xấu liên quan đến nhà ở.

Nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp thấp nhất trong 8 năm

Theo báo cáo mới nhất của KPMG, nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp ở Trung Quốc trong quý II vừa qua ở mức thấp nhất trong 8 năm.

Cụ thể, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đã giảm xuống còn 9,1 tỷ USD 3 tháng qua, giảm một nửa so với 18,1 tỷ USD trong quý trước và chạm mức thấp nhất kể từ quý 4 năm 2014 (5,5 tỷ USD). Con số của quý đầu tiên đã giảm mạnh so với 32,1 tỷ USD trong quý 4 năm 2021.

Sự sụt giảm nguồn vốn cho các công ty khởi nghiệp ở Trung Quốc là điểm nổi bật trong bức tranh toàn cầu khi các start-up trên thế giới đều phải vật lộn để huy động vốn do cổ phiếu công nghệ bị bán tháo. Ở quy mô toàn cầu, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm giảm 27% so với quý trước xuống còn 120,8 tỷ USD, con số thấp nhất kể từ quý 4 năm 2020.

Được thúc đẩy bởi sự thành công của những gã khổng lồ công nghệ như Alibaba Group Holding và Tencent Holdings, Trung Quốc đã trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu châu Á cho các công ty khởi nghiệp công nghệ trong nhiều năm. Báo cáo của KPMG cho thấy nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc đạt 44,1 tỷ USD trong quý 2 năm 2018.

Tuy nhiên, các biện pháp mạnh với công ty công nghệ khiến giá trị của nhiều ông lớn giảm xuống và nhiều nhà đầu tư phải chuyển hướng chiến lược.

Lo ngại về COVID-19

Đầu tháng này, các chuyên gia của Goldman đã cắt giảm dự báo GDP của Trung Quốc xuống con số 3,3% từ 4% như trước đó.

“Diễn biến dịch COVID-19, thị trường bất động sản cũng như rủi ro gia tăng trong kinh tế toàn cầu và xuất khẩu của Trung Quốc” là những lý do được Goldman đưa ra ra việc hạ dự báo.

Theo số liệu chính thức, mức tăng trưởng GDP 0,4% trong quý II của Trung Quốc là 0,4%, mức tăng thấp nhất trong 2 năm qua.

Đầu tháng này, các chuyên gia của Goldman đã cắt giảm dự báo GDP của Trung Quốc xuống con số 3,3% từ 4% như trước đó.

Theo đánh giá của CNBC, mức tăng trưởng này kém so với kỳ vọng khi nền kinh tế hàng đầu thế giới đang phải vật lộn để hạn chế ảnh hưởng do đại dịch gây ra. Trước đó, cuộc thăm dò của hãng thông tấn Reuters dự báo GDP của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 1% trong quý II.

Trong quý I, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 4,8%. Năm 2022, nền kinh tế số 2 thế giới đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5,5%.

Số liệu cũng cho biết, sản xuất công nghiệp trong tháng 6 của Trung Quốc cũng không đạt kỳ vọng, tăng 3,9% so với cùng kỳ. Con số dự báo là 4,1%.

Tỷ lệ thất nghiệp trên 31 thành phố lớn nhất của Trung Quốc đã giảm từ mức cao trước đại dịch xuống 5,8% vào tháng 6. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi 16-24 đã tăng thêm lên 19,3%.

Các ngân hàng đầu tư lớn đã nhiều lần cắt giảm mục tiêu GDP cả năm của Trung Quốc do tác động của đại dịch COVID. Cuộc khảo sát của hãng tin CNBC dự báo mức tăng GDP trung bình là 3,4% vào cuối tháng Sáu.

Trong khi đó, cuộc khảo sát của Reuters dự báo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại vào khoảng 4% cho năm 2022.

Vào thứ 6 tuần trước, Trưởng nhóm Kinh tế Trung Quốc của Nomura, Ting Lu, đã cảnh báo “sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể còn tồi tệ hơn dự báo” do lĩnh vực bất động sản “xấu đi ngoài mong đợi”.

Sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể còn tồi tệ hơn dự báo

“Sự bùng phát của biến thể Omicron, các đợt phong tỏa kéo dài từ 3 đến tháng 5 đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Phong tỏa làm hạn chế sức mua của các hộ giia đình Trung Quốc và làm giảm nhu cầu cũng như khả năng mua nhà mới của họ”.

Diễn biến của đại dịch tại Trung Quốc đã đang diễn biến phức tạp, khi các ca nhiễm COVID thường xuyên ở mức vài trăm đến gần 1000 ca/ngày. Cuối tuần qua, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là thành phố Lan Châu cho biết nguy cơ lan truyền bệnh đã được kiểm soát.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới