Sunday, December 29, 2024
Trang chủThâm cung bí sửCái gọi là “Tình hữu nghị Trung-Triều” trong những năm ông Kim...

Cái gọi là “Tình hữu nghị Trung-Triều” trong những năm ông Kim Nhật Thành cầm quyền

Kim và Bành đã cãi nhau trong ba ngày, chẳng ai chịu ai. Sau đó, Bành Đức Hoài nói: “Không phải anh nói bây giờ gió cũng có thể thổi người Mỹ xuống biển sao? Vậy anh đi mà làm gió, tôi sẽ giúp anh canh giữ hậu phương, không cho phép người ta đánh úp sau lưng.”

ĐCSTQ và Triều Tiên thường tuyên bố rằng giữa Trung Quốc và Triều Tiên tồn tại một “tình hữu nghị keo sơn”. Thật vậy sao? Hay đó là chỉ một cách nói khi họ lợi dụng lẫn nhau?

Mối quan hệ giữa Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Triều Tiên thường được ngoại giới gọi là “đại ca và tiểu đệ”; hai bên cũng thường tuyên bố rằng giữa Trung Quốc và Triều Tiên có tồn tại một “tình hữu nghị keo sơn”. Nhưng liệu loại tình hữu nghị này có thực sự tồn tại, hay nó chỉ là một cách nói khi họ muốn lợi dụng lẫn nhau?

Trong kỳ này của chuyên mục, chúng tôi sẽ cùng quý vị hồi cố lại lịch sử và kiểm nghiệm tính xác thực của cách nói này.

Nhân dân Trung Quốc đổ máu vì vương triều nhà họ Kim của Triều Tiên

Ngày 25/6/1950, Triều Tiên phát động cuộc chiến tranh xâm lược Hàn Quốc với mục đích thống nhất bán đảo Triều Tiên dưới ngọn cờ của chủ nghĩa cộng sản. Trước chiến tranh, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành lần đầu tiên đến Moscow để được sự đồng ý của Stalin, tổng bí thư Trung ương ĐCS Liên Xô; sau đó ông ta đến Bắc Kinh để được sự đồng ý của Mao Trạch Đông, chủ tịch ĐCSTQ.

Do được sự hỗ trợ của ĐCS Liên Xô và Trung Quốc, trong thời kỳ đầu của cuộc chiến, quân Triều thế như phá trúc, ba ngày đã chiếm được Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, một tháng đã chiếm lĩnh 95% của bán đảo Triều Tiên.

Ngày 7 tháng 7 năm 1950, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết thành lập “Quân đội Liên hợp quốc” bao gồm quân đội từ 16 quốc gia và đội y tế từ 5 quốc gia để hỗ trợ Hàn Quốc đẩy lùi quân xâm lược. Ngày 15 tháng 9 cùng năm, quân Liên hợp quốc đổ bộ vào Incheon, Hàn Quốc, nhanh chóng lật ngược tình thế trận chiến, quân Bắc Triều thua chạy toàn diện.

Vào thời điểm đó, Kim Nhật Thành đã hướng tới Mao Trạch Đông cầu cứu, và ĐCSLX cũng gây áp lực lên ĐCSTQ. Vì vậy, vào ngày 16 tháng 10 năm 1950, ĐCSTQ đã đưa quân đến Triều Tiên.

Trong trận chiến này, quân đội ĐCSTQ thương vong thảm trọng.

Lưu Gia Câu, cựu phó tổng biên tập của tạp chí “Văn nghệ Giải phóng quân”, đã viết trong bài báo “Tôi đã từng trải qua Chiến tranh Triều Tiên” như sau: Vương Á Chí, thư ký của Bành Đức Hoài, tư lệnh viên “Quân tình nguyện” của ĐCSTQ, đã cho ông ta một con số cụ thể: Trong Chiến tranh Triều Tiên, người Trung Quốc bị thương, chết trận, chết bệnh, mất tích và bị bắt, tổng cộng 978.122 người, chiếm 51,5% tổng số 1,9 triệu người đã tham chiến tại Triều Tiên.

Chiến tranh Triều Tiên: Trung – Triều không ngừng chia rẽ

Tuy nhiên, Thẩm Chí Hoa, một nhà sử học Trung Quốc và là giáo sư tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, sau khi nghiên cứu chuyên sâu các văn kiện đương án, tin rằng mặc dù người Trung Quốc đã đổ rất nhiều máu cho Triều Tiên, nhưng họ đã không tạo được tình hữu nghị chân chính Trung – Triều. Trái lại, quan hệ song phương luôn “nóng lạnh vô thường, biến huyễn khó lường”, “từ đầu đến cuối luôn trong trạng thái bất ổn định”. Ông cũng đưa ra kết luận: Kỳ thực năm 1950 đến 1957 là thời kỳ bất hảo trong quan hệ Trung – Triều; trong toàn bộ quá trình chiến tranh Triều Tiên, Trung – Triều trong hầu hết các vấn đề chiến lược và các vấn đề lớn dường như đều có sự khác biệt, và lập trường cũng đều khác nhau.

Thẩm Chí Hoa đã đưa ra một số ví dụ.

Thứ nhất, quân đội Trung Quốc do ai chỉ huy? Kim Nhật Thành cảm thấy rằng khi quân đội ngoại quốc của bạn đến nước tôi tác chiến, chẳng phải là tôi chỉ huy sao? Tôi là trưởng quản tư lệnh tối cao, Bành Đức Hoài nên phải nghe tôi. Nhưng Bành Đức Hoài cảm thấy, ông ta (Kim Nhật Thành) đã khiến chính quân đội của ông ta bị quét sạch, thì tại sao phải nghe lời ông ta?

Ngay sau đó, giữa hai bên đã phát sinh rất nhiều mâu thuẫn. Ví như, giữa hai Bộ tư lệnh Trung – Triều thiếu thông tin liên lạc, “Quân tình nguyện” của ĐCSTQ truy đuổi quân Mỹ ở phía trước, thì bị quân Triều đánh úp phía sau, sự tình như vậy đã phát sinh hai lần. Kim Nhật Thành từng kiến nghị quân đội Trung – Triều phân khai chỉ huy, của ai người ấy quản, phái một liên lạc viên để liên hệ. Bành Đức Hoài kiên quyết không nghe, nói quân đội phải thống nhất chỉ huy, nếu không chiến dịch rất khó đánh. Đàm tới đàm lui không có kết quả, cuối cùng Stalin phát ngôn: Quân đội do Trung Quốc chỉ huy.

Chuyện này vừa xong, thì lại phát sinh chuyện khác. Ngay sau khi chiến dịch thứ ba bắt đầu, liên quân Trung – Triều đã vượt qua “Vĩ tuyến 38”, chiếm đóng Seoul vào ngày 4 tháng 1 năm 1951; vào ngày 8 tháng 1, Bành Đức Hoài hạ lệnh đình chỉ tấn công, toàn quân tu chỉnh. Kim Nhật Thành không đáp ứng, yêu cầu quân đội thừa thắng truy đả, đánh đuổi lực lượng Liên Hợp Quốc xuống biển, chiến tranh sẽ kết thúc, và quốc gia sẽ được “thống nhất”.

Kim và Bành đã cãi nhau trong ba ngày, chẳng ai chịu ai. Sau đó, Bành Đức Hoài nói: “Không phải anh nói bây giờ gió có thể thổi người Mỹ xuống biển sao? Vậy anh đi mà làm gió, tôi sẽ giúp anh canh giữ hậu phương, không cho phép người ta đánh úp sau lưng.”

Cho đến ngày 19 tháng 1, Stalin gửi một bức điện cho Mao Trạch Đông, nói rằng ông đã nghe tin từ Bành Đức Hoài.

Một vấn đề lớn khác là ai phụ trách tuyến đường sắt Triều Tiên. Ban đầu, tuyến đường sắt do “Quân tình nguyện” điều hành, vì đường sắt Triều Tiên về cơ bản đã bị phá hủy nên ĐCSTQ đã phái 18 vạn công nhân nhập cư giúp Triều Tiên sửa chữa đường sắt, sau đó phái binh sĩ đường sắt đến hỗ trợ, còn viện trợ cả đầu máy và toa xe.

Năm 1952, chiến tranh bước vào giai đoạn “bên đàm bên đánh”, Kim Nhật Thành cảm thấy không thể lập tức kết thúc chiến tranh, nên xây dựng kinh tế, yêu cầu tuyến đường sắt cần vận chuyển vật tư kinh tế. Tuy nhiên, Bành Đức Hoài cho rằng chiến tranh vẫn là trọng tâm chính, và quân đội phải kiểm soát các tuyến đường sắt, cần vận chuyển vật tư quân sự.

Kim Nhật Thành nói rằng, quyền đường sắt là chủ quyền, và Triều Tiên không thể đánh mất chủ quyền của mình. Nhưng Stalin đã nói lại, rằng đường sắt phải nằm dưới sự kiểm soát của quân đội. Kim Nhật Thành rất chán nản, và mối quan hệ Trung – Triều ngày càng trở nên căng thẳng.

Vào mùa hè năm 1952, trong các cuộc đàm phán đình chiến liên quan đến việc trao trả tù binh chiến tranh lại nổi lên vấn đề.

Mỹ đã bắt hơn 2 vạn tù binh Trung Quốc, trong khi ĐCSTQ chỉ bắt được vài ngàn tù binh Mỹ. ĐCSTQ yêu cầu trao trả toàn bộ. Mỹ trước tiên đề xuất trao trả tù binh theo tỷ lệ, sau lại đề xuất cho hồi hương tự nguyện, song phương tranh chấp trong một thời gian dài.

Kim Nhật Thành tin rằng nên chấp nhận các điều kiện của Mỹ và nhanh chóng đình chiến. Trong bức điện gửi Stalin, ông ta nói, các tù nhân chiến tranh muốn gì? Họ nguyên bản cũng không phải là người Cộng sản, họ đều đã đầu hàng Quốc dân đảng, còn nói: Tù binh người Trung Quốc muốn hồi hương không nhiều, nhưng người Triều Tiên bị phi cơ Mỹ bắn chết so với tù binh chiến tranh nhiều hơn rất nhiều, nếu tranh chấp này không dừng lại, rất nhiều người Triều Tiên sẽ chết.

Nhưng Mao Trạch Đông không nhúc nhích. Cuối cùng, chính Stalin là người xuất diện, nói rằng ông ta ủng hộ Mao.

Trong suốt cuộc Chiến tranh Triều Tiên, những sự tình tương tự còn rất nhiều. Trong tình huống như vậy, tuy người Trung Quốc đổ rất nhiều máu, nhưng CHDCND Triều Tiên luôn luôn cảm thấy ức chế, thì làm sao có thể sản sinh tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Triều Tiên?

Triều Tiên thanh trừng đảng, đập phá nghĩa trang ‘Quân tình nguyện’

Sau chiến tranh, quan hệ Trung – Triều tiếp tục xấu đi.

Trong đảng Lao động Triều Tiên có ba phái: phái Kim Nhật Thành, phái Diên An thân ĐCSTQ, còn có phái Mạc Tư Khoa (Moscow) thân ĐCS Liên Xô. Năm 1956, khi Kim Nhật Thành đang thăm Liên Xô và Đông Âu, phe Liên Xô và phe Diên An trong đảng Triều Tiên đã liên hợp với nhau, chuẩn bị phát động chính biến, lợi dụng Phiên họp toàn thể trung ương tổ chức vào tháng 8 để hạ bệ các cán bộ do Kim Nhật Thành đề bạt.

Sau khi Kim Nhật Thành trở về Triều Tiên, ông ta lập tức tiến hành phân hóa chia rẽ, liên hợp với phái Mạc Tư Khoa, đả kích phái Diên An. Tại phiên họp toàn thể trung ương vào tháng 8, một số ủy viên Bộ Chính trị thuộc phái Diên An đã bị khai trừ và phải chuyển xuống công tác ở cấp cơ sở. Vào ngày 31 tháng 8, hai đại biểu phái Diên An chạy trốn đến Bắc Kinh.

Khi Mao Trạch Đông biết chuyện, hiển nhiên rất tức giận. Vào giữa tháng 9, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của ĐCSTQ được tổ chức, và đoàn đại biểu Triều Tiên đã đến. Mao phê bình gay gắt đại biểu Triều Tiên, nói rằng đảng Lao động Triều Tiên điều này sai điều kia sai. Cuối cùng Mao nói: Cậu hãy quay về và gửi cho Kim Nhật Thành một lời nhắn, hai ngày nữa chúng tôi sẽ phái người đến.

Vài ngày sau, Bành Đức Hoài đợi đến Bình Nhưỡng để đàm thoại với Kim Nhật Thành, nói rằng nghị quyết của Phiên họp toàn thể Trung ương Triều Tiên vào tháng 8 là sai và “phải triệt tiêu”. Kim Nhật Thành không thể không mở lại Phiên họp toàn thể Trung ương và khôi phục lại chức vị của những cá nhân kia.

Tuy nhiên, chuyện này vẫn chưa kết thúc. Cuối năm 1956, Triều Tiên bắt đầu gia hạn giấy chứng nhận đảng viên, thực chất là một cuộc thanh trừng đảng. Vào tháng 3 năm 1958, tại đại hội đầu tiên của đảng Lao động, Kim Nhật Thành đã công bố tài liệu chi tiết về âm mưu của phái Diên An, và hơn một chục quan chức cao cấp của phái Diên An đã bị kết án tử hình.

Đến năm 1966, Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa và đưa ra khẩu hiệu “chống xét lại”. Sự “xét lại” này có nghĩa là những gì Liên Xô đang làm không phải là chủ nghĩa Mác-Lê, mà là chủ nghĩa xét lại. Vào thời điểm đó, Triều Tiên đứng về phía Liên Xô.

Theo bài báo “Nguy cơ Trung – Triều trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa” được tạp chí “Thành công” của Trung Quốc đăng trên số đầu tiên năm 2008, Hồng vệ binh đương thời dương ngôn đe dọa lật đổ Kim Nhật Thành “tẩu tư bản phải”, đi theo “chủ nghĩa xét lại của Liên Xô”, và thậm chí còn phát sinh sự kiện tấn công đại sứ quán Triều Tiên.

Hồng vệ binh đã lập ra 20 điều cáo trạng gửi đến Kim Nhật Thành. Kim Nhật Thành khi nghe tin này đã rất tức giận, lập tức hạ lệnh phá hủy nghĩa trang “Quân tình nguyện”, đập hết bia mộ “quân tình nguyện”. Bia mộ của Mao Ngạn Anh, con trai của Mao Trạch Đông, cũng bị đập vỡ.

ĐCSTQ “nuôi dưỡng” vương triều nhà Kim, nhưng luôn bị đề phòng

Những sự thật lịch sử này, ĐCSTQ sẽ không tiết lộ trên các phương tiện truyền thông của mình, các bài phát biểu đều tuyên truyền “tình hữu nghị Trung – Triều”. Tất nhiên, mọi người đều biết rằng ĐCSTQ xác thực đã tống tiền tống vật, thậm chí tống cả lãnh thổ, để chống lưng vương triều nhà Kim.

Ngay cả trong bối cảnh quan hệ căng thẳng, Triều Tiên đã phái người tới Trung Quốc để yêu cầu chủ quyền đối với một phần hồ Thiên Trì trên núi Trường Bạch và đỉnh Bạch Đầu Phong. Năm 1962, ĐCSTQ đã trao một nửa hồ Thiên Trì ở núi Trường Bạch, cùng với đỉnh Bạch Đầu Phong, cho Triều Tiên.

Sau đó, Triều Tiên đã đệ trình một công hàm lên ĐCSTQ, nói rằng “một phần của tỉnh Hắc Long Giang, phần lớn tỉnh Cát Lâm, và một phần tỉnh Liêu Ninh thuộc về lãnh thổ của Đế chế Koryo trong lịch sử, và sau đó đã bị các triều đại kế tiếp của Trung Quốc chiếm đóng, mà bây giờ Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa, cần trả lại những lãnh thổ này”. Nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.

Ngoài ra, theo bài báo “Viện trợ cho Triều Tiên – Hình ảnh thu nhỏ viện trợ nước ngoài của Trung Quốc” ghi lại, vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, tại Trung Quốc đã xảy ra nạn đói làm hàng chục triệu người thiệt mạng, nhưng năm 1960, ĐCSTQ đã hỗ trợ Triều Tiên 23 vạn tấn ngũ cốc. Theo cuốn “Giải phẫu Mao Trạch Đông toàn phương vị (tập 2)”, từ năm 1961 đến năm 1962, Triều Tiên đã xin ĐCSTQ 10 vạn cọc sợi, nhưng ĐCSTQ không moi ở đâu ra được, nên đã lấy tất cả các thiết bị của các nhà máy dệt bông ở Hàm Đan, phá dỡ và chuyển đến Bắc Triều Tiên. Theo số liệu do Viện Peterson của Mỹ cung cấp: Từ năm 1990 đến 2005, viện trợ của Trung Quốc cho Triều Tiên ít nhất là 1,5 tỷ đến 3,75 tỷ USD.

Tại sao ĐCSTQ làm điều này? Tất nhiên, họ có bàn tính riêng: thứ nhất, họ không muốn nhìn thấy chế độ Kim và thể chế xã hội chủ nghĩa của Triều Tiên sụp đổ; thứ hai, càng không muốn thấy sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên và sự lớn mạnh của quyền lực Mỹ ở phía Đông châu Á.

Tuy nhiên, dòng họ Kim của Triều Tiên, từ Kim Nhật Thành đến Kim Chính Nhật rồi đến Kim Chính Ân, tổ tôn tam đại, đều không ai từ nội tâm cảm kích ĐCSTQ.

Vào ngày 25 tháng 11 năm 2018, tờ “Trung ương nhật báo” của Hàn Quốc đã đăng một bài báo cho biết, trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000, ông Kim Chính Nhật đã nói với Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung rằng: “Chủ tịch Kim Nhật Thành nói rằng, Trung Quốc luôn có lưỡng tâm, khiến tôi tiểu tâm luôn phải cẩn thận. Theo như tôi thấy, Trung Quốc đâu chỉ có lưỡng tâm, Trung Quốc hẳn phải có cả chục [dã] tâm.”

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới