Saturday, January 11, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhững khó khăn đối với kinh tế TQ hiện nay

Những khó khăn đối với kinh tế TQ hiện nay

Kinh tế Trung Quốc khó có thể không sa vào cái bẫy suy thoái do chính họ đã tạo ra trong quá khứ. Trung Quốc không phải chỉ đang chịu áp lực như cách nhà kinh tế học của Bắc Kinh chỉ ra, họ đang đối mặt với khủng hoảng. Các điểm nghẽn nội bộ khiến Trung Quốc càng khó vượt qua các cuộc khủng hoảng đang leo thang này.

Ba cuộc khủng hoảng và tám điểm nghẽn nội bộ đang đè nặng lên Trung Quốc.

Theo các kênh truyền thông Trung Quốc đưa tin, ông Hoàng Kỳ Phàm (Huang Qifan), cựu Thị trưởng Trùng Khánh, Giáo sư đặc cách của Đại học Phúc Đán, gần đây đã có một bài phát biểu dài tại một diễn đàn kinh tế ở Đại lục. Bài phát biểu được lan truyền rộng rãi trên Internet.

Ông Hoàng Kỳ Phàm nói rằng hiện tại nền kinh tế Trung Quốc có ba việc cấp bách nhất là cải cách, mở cửa và đổi mới. Trước những quan điểm và bình luận của ông Hoàng Kỳ Phàm về nền kinh tế Trung Quốc, phóng viên Vision Times đã phỏng vấn Tiến sĩ Tạ Điền (Xie Tian), Giáo sư tại Trường Kinh doanh Aiken của Đại học Nam Carolina, Mỹ.

Ba áp lực kinh tế theo quan điểm của GS. Hoàng Kỳ Phàm

Trong bài phát biểu, ông Hoàng Kỳ Phàm lần đầu tiên đề cập rằng nền kinh tế Trung Quốc hiện đang đối mặt với ba tầng áp lực là nhu cầu thu hẹp, cú sốc nguồn cung và kỳ vọng suy yếu.

Giáo sư Tạ Điền chỉ ra và phân tích:

“Hoàng Kỳ Phàm là một quan chức trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì vậy ông ấy không thể thiếu đi màu sắc chính trị của đảng. Tôi chỉ có thể đồng ý với một trong những điều ông ấy nói, đó là ‘cú sốc nguồn cung’.

Tôi nghĩ ‘cú sốc nguồn cung’ mà ông ấy nói chính là chuỗi cung ứng quốc tế bắt đầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc, gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đây là một tác động lớn đến nền kinh tế Trung Quốc. Tôi đồng ý với điều này.

Nhưng về ‘nhu cầu thu hẹp’, tôi không cho là như vậy. Có thể cắt nghĩa ‘nhu cầu thu hẹp’ của ông ấy như sau: người Trung Quốc không tiêu tiền, người tiêu dùng không tiêu tiền, nhu cầu giảm xuống. Thực tế, nhu cầu rất thấp là do người dân và người tiêu dùng Trung Quốc bị chèn ép bởi giá nhà đất, chi phí chăm sóc y tế, chi phí giáo dục, mà thu nhập khả dụng lại không nhiều. Đây không phải là áp lực mới xuất hiện gần đây, nó luôn là một vấn đề.

Còn về ‘kỳ vọng suy yếu’ mà ông ấy đề cập, đây chưa thể nói là một áp lực, bởi vì đó là kỳ vọng của chính họ, họ muốn gì. Ví dụ, khi ĐCSTQ duy trì sự ổn định, nó có kỳ vọng về sự ổn định. Kỳ vọng ổn định thực chất là thao túng dư luận và thanh thế, để khiến mọi người tin vào những lời dối trá của ĐCSTQ. Vì vậy, tôi không xem đó là một áp lực”.

Ba áp lực kinh tế theo quan điểm của GS. Tạ Điền

Theo Giáo sư Tạ, nền kinh tế Trung Quốc xác thực là đang phải đối mặt với ba áp lực, nhưng ông có hai điểm bất đồng với ông Hoàng Kỳ Phàm:

“Trên thực tế, áp lực đầu tiên là vấn đề tín dụng và cho vay, trong đó bao gồm cả cuộc khủng hoảng tín dụng. Người Trung Quốc mất tín nhiệm vào các ngân hàng, họ đổ xô đến ngân hàng để rút tiền, các vụ đổ xô đến ngân hàng địa phương ở Trịnh Châu là một ví dụ. Gần đây còn xuất hiện vấn đề dừng trả nợ vay thế chấp và thiếu hụt vốn.

Áp lực thứ hai là chuỗi cung ứng, như ông Hoàng Kỳ Phàm đã đề cập. Đứt gãy chuỗi cung ứng quốc tế và chuỗi cung ứng quốc tế dịch chuyển khỏi Trung Quốc là hai đòn mạnh đánh vào nước này.

Áp lực thứ ba, tôi cho rằng là một áp lực lớn vô cùng, đó là thất nghiệp. Tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc rất nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên do chính quyền công bố là 20%. Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay ở Hoa Kỳ chỉ có hơn 3%. Bằng cách so sánh này, bạn có thể thấy được hiện nay Trung Quốc có một lượng lớn công dân thất nghiệp. Mùa hè vừa qua có 10,6 triệu sinh viên tốt nghiệp, về cơ bản tốt nghiệp chính là thất nghiệp”.

Tám điểm tắc nghẽn trong vòng tuần hoàn nội địa do chính phủ gây ra

Ông Hoàng Kỳ Phàm cũng đề cập trong bài phát biểu rằng, có tám điểm tắc nghẽn trong vòng tuần hoàn nội địa của Trung Quốc.

Giáo sự Tạ Điền phân tích điều này như sau:

“Tôi nghĩ rằng, có rất nhiều điều trên thực tế là vấn đề mang tính chính trị, hoặc do hành vi không thích đáng của chính phủ gây ra.

Vấn đề đầu tiên là cạnh tranh quá mức giữa các địa phương gây ra hiệu ứng tiêu cực. Thực tế, ở Trung Quốc không có vấn đề nào gọi là cạnh tranh quá mức, nó chỉ là sự bảo hộ giữa các địa phương. Ví dụ: nếu bạn lấy bằng lái xe ô tô ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, khi đi sang các địa phương khác sẽ phải chịu một số kiểm soát.

Nếu thị trường nội địa của Trung Quốc hoàn toàn mở cửa và hoàn toàn tự do cạnh tranh, nó mới thực sự mang lại lợi ích cho người dân Trung Quốc. Nhưng nó lại không mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp nhà nước, cho nên các chính quyền địa phương cần duy trì rào cản cạnh tranh. Hành động của chính quyền thực sự gây hại cho người dân.

Thứ hai là cấu trúc nhị nguyên giữa thành thị và nông thôn dẫn đến chia cắt thị trường. Đây cũng là một tội ác dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Bởi vì ĐCSTQ đã tạo ra sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, tạo ra sự khác biệt giữa hộ khẩu nông thôn và hộ khẩu thành thị.

Người dân ở các quốc gia phương Tây không có khoảng cách thành thị – nông thôn này, nếu người dân ở nông thôn muốn lên thành thị làm việc, họ chính là người thành phố. Chỉ có hệ thống đăng ký hộ khẩu xấu xa của ĐCSTQ mới hạn chế việc di cư của người dân, vì vậy việc chia cắt thành thị và nông thôn là do chính ĐCSTQ gây ra.

Thứ ba, một số lĩnh vực cũng như công tác hành chính chịu chi phối. Vì ĐCSTQ thao túng và kiểm soát nền kinh tế, nguồn lực cũng do chính phủ phân bổ.

Thứ tư, hệ thống logistics chưa đủ thông suốt, chi phí logistics vẫn ở mức cao (diễn giải đơn giản thì logistics là “lưu trữ, đóng gói và vận chuyển hàng hóa từ nơi này tới nơi khác”). Tất nhiên, điều này có liên quan đến sự cạnh tranh giữa các địa phương (như đã nói ở trên), mà nguyên nhân cũng là do chính sách cách ly của mỗi nơi.

Thứ năm, có những trở ngại về chính sách như hạn chế đi lại, hạn chế mua bán. Đây càng là vấn đề do chính quyền ĐCSTQ gây ra. Bởi vì không có người kinh doanh nào muốn bị hạn chế, họ đều hy vọng khách hàng đến mua sản phẩm của họ.

Thứ sáu là một số tiêu chuẩn kỹ thuật còn tụt hậu nên nhu cầu sử dụng không cao. Ví như năng lực sản xuất sắt thép, luyện thép phế thải… Tại sao không học tập tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước tiên tiến? Đã gia nhập WTO, tại sao không áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tốt nhất?

Thứ bảy là đòi hỏi nhanh chóng cải cách để thị trường hóa các yếu tố. Đó là các yếu tố gồm đất đai, lao động, vốn, công nghệ, nhưng ĐCSTQ lại can thiệp hành chính quá mức và vận hành thị trường kém. Đây vẫn là vấn đề của ĐCSTQ.

Cuối cùng là nguồn vốn nhà nước, cả vòng tuần hoàn vốn ở trong và ngoài nước đều phải chờ khai thông. Điều ông ấy đề cập có lẽ là những nguồn vốn nhà nước ấy mang đi đầu tư và thu lợi từ hải ngoại, cũng như nguồn vốn từ hải ngoại đổ về để đầu tư.

Trước hết, nói về sự tồn tại của các doanh nghiệp nhà nước, nó là cỗ máy rút tiền của ĐCSTQ. Họ có thể cài cắm người của mình vào và cho nó độc quyền. Tại sao vòng tuần hoàn bên trong và bên ngoài của ĐCSTQ không thông? Bởi vì ĐCSTQ có những hạn chế riêng về kiểm soát ngoại hối, nó không cho phép dòng vốn nước ngoài tự do lưu động.

Vì vậy, nói về tám điểm tắc nghẽn này, thực sự là do chính ĐCSTQ làm tắc.

Kỳ thực, Hoàng Kỳ Phàm biết những điều này, nhưng ông ấy vốn là một thành viên của chính quyền ĐCSTQ. Tôi nghĩ đây cũng là điều đáng buồn nhất, đó là nhiều giáo sư ở Trung Quốc không được tự do phát biểu với tư cách là một trí thức độc lập. Mặc dù Hoàng Kỳ Phàm đưa ra những vấn đề này, nhưng vẫn còn thiếu một điểm, ông ấy không chỉ ra điểm mấu chốt thực sự, không chỉ ra nguyên nhân gốc rễ nằm ở đâu”.

Tại sao Trung Quốc không có các doanh nghiệp nhỏ và vừa ‘chuyên – tinh – đặc – tân’?

Giáo sư Tạ Điền chỉ ra rằng, ông Hoàng Kỳ Phàm đã nói về những lý do sâu xa khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc vẫn giậm chân ở giai đoạn “hỗn tạp, phân tán, nhỏ lẻ”, không có các doanh nghiệp nhỏ và vừa “chuyên môn – tinh vi – đặc biệt – đổi mới”.

“Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung Quốc làm rất nhiều thứ. Ví dụ, họ sản xuất các thiết bị điện dân dụng, họ cũng có thể sản xuất máy móc công nghiệp, hoặc làm tự động hóa, còn có thể sản xuất xe điện, rất hỗn tạp và phân tán. Nhưng vốn liếng có hạn nên không làm tinh xảo được.

Tôi nghĩ ông Hoàng Kỳ Phàm đang so sánh với một số quốc gia, chẳng hạn như Nhật Bản và Đức. Các doanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp nhỏ của họ rất nhỏ, sản phẩm đơn nhất nhưng có thể làm rất tinh vi. Ví dụ, họ có thể sản xuất vòng bi, có thể làm ra loại tốt nhất trên thế giới.

Một ví dụ khác là đai ốc mũ, ốc vít và đai ốc. Ví dụ, đường sắt cao tốc của Trung Quốc cần rất nhiều đai ốc mũ và đai ốc. Thông thường, sau khi đai ốc được lắp vào ốc vít, nó sẽ bị rung lắc khi tàu cao tốc chạy ở tốc độ cao, sự rung lắc có thể nhanh chóng làm lỏng ốc vít và đai ốc, nếu nó bị lỏng thì tàu cao tốc sẽ mất an toàn. Nhật Bản có một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất ốc vít và đai ốc, nhưng càng lắc, các ốc vít và đai ốc của họ càng siết chặt hơn. Công nghệ này tiên tiến đến mức chỉ có công ty đó mới có thể sản xuất được.

Hoặc có một số công ty đóng vai trò thống lĩnh thị trường trong chuỗi công nghiệp đầu tiên, các linh kiện và bộ phận lắp ráp cơ bản mang tính cốt lõi của họ là những vật liệu thiết yếu để sản xuất. Ai cũng biết máy in thạch bản ASML của Hà Lan, Hà Lan là một quốc gia nhỏ, nhưng công ty này gần như kiểm soát hơn 80% thị trường in thạch bản chip trên thế giới.

ĐCSTQ mơ rằng có một số doanh nghiệp như vậy ở Trung Quốc, nhưng thể chế chính trị và nền kinh tế kế hoạch của nó đã hạn chế sự đổi mới và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân”.

Trung Quốc từng là một cường quốc sản xuất, nhưng tuyệt đối không phải là một cường quốc

Giáo sự Tạ chỉ rõ hơn: “Chúng ta thấy rằng đối tượng được các ngân hàng của ĐCSTQ hỗ trợ cho vay đều là các doanh nghiệp nhà nước, bởi vì ĐCSTQ có thể kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước này. Các công ty tư nhân và công ty công nghệ mới, ví như công ty Internet, thì bị ĐCSTQ vùi dập, bóp nghẹt, rồi thôn tính.

Trên thực tế, ĐCSTQ sẽ không để những công ty tư nhân kia nắm được nhiều kỹ thuật công nghệ hoặc nắm được những thứ tiên tiến có thể kiếm được nhiều tiền. Các công ty tư nhân này không nằm dưới sự cai quản của ĐCSTQ nên nó không có được một phần của chiếc bánh. Cho nên, bạn thấy đó, hiện giờ ĐCSTQ đàn áp và nuốt chửng các công ty ấy.

Còn các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ lại không có năng lực để tạo ra những công nghệ kỹ thuật tiên tiến hay chế tạo ra những linh kiện phụ tùng chủ chốt. Vì vậy, những gì ĐCSTQ mong muốn mâu thuẫn với những gì nó làm. Ngoài ra, ĐCSTQ cũng không thể cung cấp sự đảm bảo về vốn tư nhân, tài sản tư nhân và bằng sáng chế phát minh.

Nếu một doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc sản xuất hay phát minh được một thứ gì đó, nó sẽ bị nhiều công ty khác sao chép và làm giả. Mặc dù Trung Quốc có luật về bằng sáng chế, nhưng thực tế là nó không đóng vai trò bảo hộ. Đây là lý do tại sao Trung Quốc không thể được coi là một cường quốc. Nó có thể từng là một cường quốc sản xuất, nhưng tuyệt đối không phải là một cường quốc”.

Kinh tế Trung Quốc là vấn đề chính trị

Ông Tạ Điền cũng nhấn mạnh: “Nếu Trung Quốc không thể thực sự tự mình nghiên cứu, phát triển, sáng tạo, mà cứ đi theo hướng kiểm soát đất nước và đánh cắp công nghệ của ĐCSTQ, chẳng hạn như ăn cắp thông qua ‘Kế hoạch Ngàn Nhân tài’, thì sự đổi mới của Trung Quốc sẽ luôn tụt hậu, luôn đi sau ăn cắp và đạo nhái. Hiện tại Trung Quốc cũng không có một môi trường thực sự thúc đẩy sự đổi mới.

Xét cho cùng, những gì ông Hoàng Kỳ Phàm nói về cải cách, mở cửa và đổi mới, chúng thực ra đều là vấn đề chính trị đối với nền kinh tế Trung Quốc. Khi Hoàng Kỳ Phàm phát biểu như vậy, rõ ràng là ông ấy thuộc phái cải cách trong ĐCSTQ và không muốn quay lại thời Mao.

Vấn đề cấp bách hiện nay của Trung Quốc là cần nhanh chóng phục hồi nền kinh tế. Nhưng từ góc độ chính trị, chính sách Zero Covid của ông Tập Cận Bình đã trực tiếp làm tổn hại nền kinh tế nước này”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới