Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNgười Pháp với Hoàng Sa

Người Pháp với Hoàng Sa

Đồng thời với việc khẳng định về mặt pháp lý về chủ quyền và các hành động cụ thể chiếm hữu Hoàng Sa của nhà cầm quyền Pháp và Nam Triều, Cộng hòa Pháp cũng đã có chủ trương chiếm hữu quần đảo Trường Sa từ những năm 1929-1930. Người Pháp không gộp chung mà hướng tới giải quyết độc lập từng quần đảo.

Tấm bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” khẳng định chủ quyền biển đảo của VIệt Nam.

Ngày 8 tháng 3 năm 1929, Toàn quyền Đông Dương Pasquier điện cho Bộ Thuộc địa Pháp về việc “yêu cầu coi đảo Trường Sa như được sáp Nhật về mặt hành chính vào tỉnh Bà Rịa”.

Khi thực hiện xác định chủ quyền đối với Trường Sa, người Pháp khẳng định Trung Quốc không có liên quan mà chỉ còn e ngại đối với Philippines. Ngày 22 tháng 3 năm 1929 Lãnh sự quán Pháp ở Philippines gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Pháp xác nhận: “Cho đến nay, không có gì xác định chủ quyền của Philippines đối với các đảo nhỏ nói trên và ngoài ra dường như không có việc chính quyền Philippines đòi quyền sở hữu đối với chúng, ngược lại họ bao giờ cũng có vẻ không quan tâm “và” rõ ràng Tây Ban Nha trước đây hoàn toàn không có các quyền về chủ quyền đối với đảo Trường Sa và các đá ngầm trong vùng này. Do đó, nếu các đảo nhỏ không người không có một nước khác đòi một cách hợp pháp, chúng ta có thể đặt dưới quyền của một nước chiếm đóng đầu tiên”.

Ngày 25 tháng 11 năm 1929 Toàn quyền Đông Dương đã báo cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp rằng ông đã ra lệnh cho Tư lệnh Hải quân những hướng dẫn liên quan đến việc chiếm hữu chính thức đảo Trường Sa và các đảo nhỏ xung quanh.

Ngày 18 tháng 4 năm 1930, Pháp đã cho chiếm hạm La Malicieuse do Đại úy Hải quân, thuyền trưởng Delattre thực hiện việc chiếm đảo Trường Sa nằm ở vị trí 8038,8’ và 111055,1’ Greenwich và các vùng biển xung quanh, cho kéo cờ Pháp trên đảo Trường Sa và bắn một loạt đại bác 21 viên.

Đầu tháng 4 năm 1933, Hải quân Pháp tiếp tục chiếm 5 đảo khác ở khu vực kề cận là các đảo An Bang, Ba Bình, Loại Ta, nhóm hai đảo và Thị Tứ.

Ngày 25 tháng 7 năm 1933, Nhật báo chính thức của Cộng hòa Pháp công bố tên gọi, kinh độ, vĩ độ, ngày Pháp chiếm hữu các đảo và đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa và khẳng định “những đảo và đảo nhỏ kể trên thuộc chủ quyền của nước Pháp”.

Ngày 23 tháng 10 năm 1933, Hội đồng thuộc địa đã ra Quyết nghị và ngày 22 tháng 12 năm 1933 thống đốc Nam kỳ đã ra Nghị định các đảo trên được sát nhập và tỉnh Bà Rịa.

Rõ ràng từ năm 1909 đến năm 1939 là thời kỳ mà Cộng hòa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc có tranh biện tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong khi Cộng hòa Pháp và vương quốc An Nam có những hành động chiếm hữu thực sự và thực thi chủ quyền theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Còn Trung Hoa Dân Quốc chỉ tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa nhưng không đưa ra được chứng cứ lịch sử nào và thực tế cho đến năm 1939 họ cũng chưa có hành động chiếm hữu thực sự nào đối với quần đảo Hoàng Sa chứ không có gì liên quan đến Trường Sa.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới