Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ chậm chân hơn TQ ở Châu Phi

Mỹ chậm chân hơn TQ ở Châu Phi

Châu Phi có nguồn tài nguyê phong phú và nguồn nhân lực dồi dào, nhưng lại là châu lục kém phát triển nhất đặc biệt là hạ tầng cơ sở.

Tổng thống Senegal đón Chủ tịch Tập Cận Bình tại Dakar ngày 21/7.

Các nước ở châu Phi từng là thuộc địa của nhiều quốc gia châu Âu nhưng việc đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng hạ tầng ít được các nước thực dân chú ý, chủ yếu họ khai thác tài nguyên, mở đồn điền tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ ở các nước này.

Sau khi các nước giành được độc lập, phần lớn là do phong trào chống thực dân ở các nước châu Á, buộc các nước thực dân phải trả lại độc lập, có một thời gian dài các nước châu Âu và Mỹ ít quan tâm đến việc đầu tư vào châu Phi.

Trung Quốc khi thực hiện cải cách mở cửa, bên cạnh việc phát triển kinh tế trong nước đã rất cần phải đầu tư ra nước ngoài với mong muốn khai thác tài nguyên, đưa người Trung Quốc đến các nước hoạt động kinh tế phục vụ cho nhu cầu của trong nước. Trung Quốc đã nhìn thấy tiềm lực to lớn của châu Phi về kinh tế và địa chính trị. Nhiều nằm vừa qua Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước châu Phi, đặc biệt là sau khi chiến lược Vành đai – Con đường (BRI) do Tập Cận Bình đề sướng thì việc đầu tư của Trung Quốc vào lục địa này càng ồ ạt hơn.

Chỉ trong ít năm, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đã tăng 35% vào năm 2021 lên 254 tỉ USD. Trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai – Con đường, Bắc Kinh đã xây dựng các cảng biển, đường sa và cơ sở hạ tầng khác ở 43 quốc gia châu Phi hạ Sahara. Trong một báo cáo công bố ngày 4-8-2022, Cơ quan nghiên cứu kinh tế Economist Intelligence Unit (thuộc tập đoàn The Economist, Anh) đánh giá, trong thập niên tới, Trung Quốc sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ với châu Phi, và Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU) khó có thể đánh bại được nỗ lực này của Trung Quốc.

Khi Mỹ và EU nhận ra việc chậm trễ ở châu Phi khi Trung Quốc đã có vai trò quan trọng ở đây thì họ đã vội vàng có chiến lược đầu tư và muốn hạn chế sự đầu tư của Trung Quốc. Trong chiến lược mới, Mỹ khẳng định châu Phi cận Sahara đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các ưu tiên toàn cầu vì lợi ích của các người dân châu Phi và người dân Mỹ.

Tháng 11 năm 2021, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ ông Antony Blinken đã có chuyến công du châu Phi, thì tháng 8 này ông ta lại thăm 3 nước châu Phi. Dư luận Mỹ cho rằng Mỹ đang tìm cách phá vỡ chiến lược “ngoại giao quyến rũ” của Nga đồng thời kiềm chế ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc ở lục địa này.

Mỹ đang đổ hàng tỉ USD vào lục địa này nhưng hiện họ có vượt qua được sự đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới