Lý Triệu Tinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lúc đó, cho biết khi trả lời phóng viên: “Vụ việc Kim Vô Đãi là do thế lực phản Hoa ở Mỹ biên tạo. Chính phủ Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, trước nay chưa bao giờ phái bất kỳ gián điệp nào đến Mỹ. Chính phủ Trung Quốc sẽ không thừa nhận vụ việc chống Trung Quốc này, không biết vị điệp viên tự xưng Trung Quốc này: ông Kim Vô Đãi.”
Có một gián điệp siêu cấp của ĐCSTQ đã ẩn náu ở Mỹ hơn 30 năm và thu thập được rất nhiều thông tin tình báo cơ mật. Sau khi bị FBI bắt, ông ta đã hướng đến ĐCSTQ cầu cứu, nhưng ĐCSTQ nói căn bản không biết người này. Cuối cùng, tên gián điệp đã tự sát trong tù. Ông ta là ai? Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về gián điệp đỏ Kim Vô Đãi.
Năm 2019, số đầu tiên của tạp chí “Thế kỷ” đã đăng bài báo của Tiền Giang có tên “Yến Kinh Trung nhân ‘siêu cấp mê đoàn’ Kim Vô Đãi”, trong đó nói rằng Kim Vô Đãi “khẳng định được liệt kê là một trong những điệp viên chìm nổi tiếng nhất trong lịch sử tình báo thế giới”. Đây là tạp chí được phát hành công khai ở Trung Quốc đại lục, và là lần đầu tiên chính thức đưa tin về Kim Vô Đãi.
Bài báo nói rằng Kim Vô Đãi đã “ẩn nấp trong thời gian suốt 37 năm, lọt vào hệ thống Cục tình báo trung ương Mỹ CIA”. Cho đến đầu những năm 1980, “do cuộc binh biến của Du, một quan chức an ninh (quốc gia)”, tình huống của tướng Kim mới được tiết lộ với Mỹ, dẫn đến việc Kim bị bắt. “Đối diện với những chứng cứ, Kim Vô Đãi biết rằng mình không thể che đậy, cuối cùng thừa nhận đã cung cấp thông tin tình báo cho phía Trung Quốc.”
Làm thế nào mà Kim Vô Đãi trở thành gián điệp của ĐCSTQ?
Năm 1944, trong Kháng chiến Chống Nhật xâm lược, Kim Vô Đãi, một sinh viên Đại học Yến Kinh chưa tốt nghiệp, đã nhận công việc làm thư ký và phiên dịch tại Văn phòng Liên lạc Quân đội Mỹ ở Phúc Châu, Trung Quốc.
Đoạn văn sau đã được ghi lại trong bản ghi cuộc thẩm vấn của FBI với Kim. Kim nói: “Có một bác sĩ họ Vương trong Văn phòng Liên lạc. Ông ấy là một đảng viên của ĐCSTQ và đã tưới đẫm lý tưởng chủ nghĩa cộng sản vào tôi. Vào thời điểm đó, rất nhiều phần tử trí thức Trung Quốc ủng hộ ĐCSTQ… Bác sĩ Vương đã giới thiệu cho tôi biết một cảnh sát đương địa, cũng họ Vương, cũng là một thành viên của ĐCSTQ. Vương tiên sinh đã khuyến khích tôi cung cấp thông tin cho ông ấy càng nhiều càng tốt, và tôi đã đồng ý.” Kể từ đó, Kim Vô Đãi đã là một gián điệp của ĐCSTQ.
Sau khi Kháng chiến Chống Nhật kết thúc năm 1945, Kim từ chức và quay trở lại Đại học Yến Kinh, được mở lại ở Bắc Bình, để tiếp tục học, và sau đó được nhận vào Cơ quan Phục hồi và Cứu trợ của Liên hợp quốc tại Thượng Hải. Năm 1948, Kim chuyển đến Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Thượng Hải với tư cách phiên dịch, và sau đó theo Tổng Lãnh sự quán Mỹ chuyển đến Hồng Kông.
Sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ năm 1950, Kim Vô Đãi được chuyển đến Hàn Quốc và làm thông dịch viên trong một trại tù binh của Mỹ. Năm 1952, ông ta từ Hàn Quốc trở về Hồng Kông, khi đi ngang qua Tokyo, ông ta trúng tuyển chức vị “Cơ quan phục vụ tình báo quảng bá ngoại quốc” của Mỹ, từ đó chính thức tiến nhập vào cơ quan tình báo Mỹ.
Năm 1965, Kim Vô Đãi trở thành công dân Mỹ; năm 1970, ông ta trở thành thông dịch viên và nhà phân tích của CIA, có quyền hạn truy cập vào những thông tin tình báo tối cơ mật. Kim Vô Đãi nghỉ hưu vào tháng 7 năm 1981, từ đó tiếp tục đảm nhận công tác cố vấn cho CIA với thân phận là một nhân viên hợp đồng.
Kim Vô Đãi bị bắt
Chiều ngày 22 tháng 11 năm 1985, ba đặc vụ FBI lái một chiếc sedan chính thức loại Plymouth, thực hiện một chuyến đi đặc biệt đến Alexandria gần Washington, và gõ cửa nhà Kim Vô Đãi.
Theo cuốn sách tiếng Anh đầu tiên tại hải ngoại viết chi tiết về vụ án Kim Vô Đãi có tên: “Gián điệp nội bộ: Kim Vô Đãi và sự xâm nhập của ĐCSTQ vào CIA” giới thiệu, đương thời, Kim đã đích thân mở cửa. Các thám viên cho biết họ đang điều tra một vụ án các văn kiện cơ mật bị rò rỉ cho ĐCSTQ và muốn thỉnh giáo Kim một vài vấn đề. Kim không xuất hiện chút hoảng sợ, ông ta mời ba vị thám viên vào phòng ăn ngồi nói chuyện. Cuộc trò chuyện kéo dài sáu giờ, trong quá trình đó, Kim Vô Đãi đầu tiên phủ nhận, sau đó thừa nhận bản thân ông ta đã cung cấp thông tin tình báo cho ĐCSTQ.
Tại sao ông ta lại thừa nhận nó? Bởi vì các thám viên đã nắm được chứng cứ xác tạc, không thể chối cãi. Muốn chống cự lại cũng không dễ.
Ngay từ tháng 9 năm 1982, IC Smith, tổ trưởng Tổ phản gián Trung Quốc của FBI, nhận được thông tri từ CIA rằng, cộng đồng tình báo Mỹ đã bị thâm nhập từ lâu, và đối phương là người hợp tác với ĐCSTQ. Làm sao CIA biết được? Họ có một manh mối là nhân viên cơ quan tình báo của ĐCSTQ đào tẩu, có mật danh là “Đả thủ” (Planesman).
“Đả thủ” do cấp biệt hữu hạn, không biết danh tính và thân phận của gián điệp đỏ kia, nhưng ông ta đã cung cấp một số thông tin then chốt. Ông cho biết: Ngày 6 tháng 2 năm 1982, người này đáp máy bay từ Mỹ đến Bắc Kinh và lưu trú tại phòng 553 của khách sạn Tiền Môn, Bắc Kinh. Trong phòng khách, người đó gọi điện thoại liên lạc với Chu Ân Đào, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Công an. Để đảm bảo an toàn, cả hai đã nói chuyện bằng tiếng Anh. Trong thời gian ở Bắc Kinh, Bộ Công an đã cử hành một nghi thức sính thỉnh, bổ nhiệm người này làm quan chức cấp cục phó. Cùng ngày, tất cả các quan chức cấp cao của giới tình báo của ĐCSTQ đã tổ chức và tham dự một bữa tiệc tối cấp cao cho ông ta, thưởng cho ông ta 50.000 đô la. Vào ngày 27 tháng 2, người này rời Trung Quốc và trở về Mỹ.
Sau khi điều tra kỹ lưỡng, FBI phát hiện ra rằng những gì người cung cấp thông tin đang đề cập đến là một chuyến bay của hàng không dân dụng Trung Quốc bay đến Bắc Kinh vào ngày 6 tháng 2 và quay trở lại Mỹ vào ngày 27 tháng 2. FBI cũng yêu cầu Hải quan San Francisco tra cứu thông tin nhập cảnh trong ngày. Theo manh mối, một cái tên hiện ra từ trong sương mù: Kim Vô Đãi (Larry Chin), một công dân Mỹ, 61 tuổi.
Vào ngày 14 tháng 4 năm 1983, Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài của Mỹ đã cho phép FBI nghe lén điện thoại của Kim và theo dõi thư từ, nơi cư trú và các hành động của ông ta. Cuộc điều tra có tên “Hành động ưng trảo” (Operation Eagle Claw) đã chính thức được khởi động. Sau đó, FBI đã thu thập rất nhiều thông tin, nhưng có rất ít bằng chứng vật chất thuyết phục có thể được trình ra trước tòa. Phương pháp khả thi duy nhất để đảm bảo rằng vụ án có giá trị khởi tố, là buộc Kim phải thú nhận thông qua một cuộc thẩm vấn thành công.
Vì vậy, vào chiều ngày 22 tháng 11 năm 1985, các nhân viên FBI đã đến gõ cửa nhà Kim Vô Đãi. Vào lúc 10h37 đêm hôm đó, Trợ lý Luật sư Mỹ Aronica đã ủy quyền cho FBI chính thức bắt giữ Kim. FBI cũng khám xét văn phòng và nơi ở của ông ta và thu giữ một số hộp lớn tang vật, trong đó có sáu cuốn nhật ký.
Kim Vô Đãi bị buộc tội 17 tội danh
Vào ngày 27 tháng 11 năm 1985, Văn phòng Luật sư Mỹ đã đệ đơn kiện Kim Vô Đãi. Ông ta bị cáo buộc cung cấp một lượng lớn thông tin tình báo cho ĐCSTQ trong hơn ba thập kỷ từ năm 1952 đến năm 1985; không được phép tại ngoại và phải lập tức chuyển nhập giam ngục vì lo ngại an ninh quốc gia.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 1986, “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ khởi tố Kim Vô Đãi” chính thức khai tòa tại Pháp viện Quận Đông của Alexandria, Virginia. Vào ngày 7 tháng 2, bồi thẩm đoàn đã ra phán quyết: Kim bị kết án với tất cả 17 tội danh, bao gồm hoạt động gián điệp cho ĐCSTQ, gây tổn hại cho quốc phòng Mỹ và truyền tải phi pháp thông tin cơ mật của chính phủ. Bản án dự kiến diễn ra vào ngày 4 tháng 3.
Các cáo buộc của bồi thẩm đoàn đối với Kim chủ yếu bao gồm: Từ năm 1952, ông ta đã cung cấp thông tin tình báo cho ĐCSTQ, với tư cách là phiên dịch viên cho quân đội Liên Hợp Quốc. Trong ba thập kỷ tiếp theo, ông ta tiếp tục cung cấp một lượng lớn thông tin tình báo cho ĐCSTQ, bao gồm thông tin tình báo về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trong những năm 1960; thông tin tình báo về mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ của Tổng thống Mỹ Richard Nixon; trong Chiến tranh Việt Nam, ông đã cung cấp cho ĐCSTQ và Bắc Việt Nam thông tin về thái độ của chính phủ Mỹ đối với Việt Nam, bao gồm việc phát động chiến tranh, rút khỏi chiến tranh, v.v.
Kim đã nhiều lần vãng lai giữa Hoa Kỳ, Hồng Kông, Toronto, Ma Cao và Bắc Kinh, đồng thời liên lạc với các đầu mối tình báo Trung Quốc, cung cấp tài liệu, hình ảnh và các tài liệu khác.
Kim Vô Đãi tự sát trong tù, bộ mặt thật của “Đả thủ” bị vạch trần
Vào ngày 21 tháng 2 năm 1986, Kim Vô Đãi đột ngột qua đời tại nhà tù liên bang Virginia Manassas nửa tháng sau khi bị kết án, hưởng thọ 63 tuổi. Gia đình biết tin ông ta chết ngạt do dùng túi rác trùm lên đầu rồi dùng dây giày buộc quanh cổ.
Cho đến cuối cùng, Kim Vô Đãi cũng không biết mình đã bị bại lộ như thế nào. Theo FBI, vào khoảng tháng 10 năm 1985, “Đả thủ”, người cung cấp thông tin cho CIA và FBI, đã đào tẩu sang Mỹ. Việc đào tẩu của “Đả thủ” đã khiến Kim Vô Đãi bị bắt.
“Đả thủ” này là ai? Chúng tôi đã đề cập ở đầu chương trình rằng bài báo đăng trên tạp chí “Thế kỷ” nói rằng, “Cuộc binh biến của Du, một quan chức của Bộ An ninh Nhà nước” đã dẫn đến việc bắt giữ Kim Vô Đãi. “Du” này chính là “Đả thủ”, tên thật là Du Cường Thanh. Nhiều bạn khẳng định không lạ em trai của ông ta, Du Chính Thanh, người từng là nhân vật đứng thứ tư trong chính trường của ĐCSTQ, thành viên Ủy ban Thường vụ Cục Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Sau khi Du Cường Thanh đào thoát, người ta nói rằng vì nhờ lực đảm bảo của con trai cả của Đặng Tiểu Bình, Đặng Phác Phương, mới khiến Du gia đứng cao không đổ.
Một hồng nhị đại, quan chức của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, trở thành người cung cấp thông tin cho CIA, đồng thời phát hiện ra gián điệp đỏ trong Cục tình báo Mỹ CIA. Kịch tình kiểu này, người biên kịch thông thường cũng không viết ra được, Kim Vô Đãi chắc càng bất ngờ hơn.
Về việc Kim Vô Đãi tự tử, gia đình ông ta đưa ra 3 nghi vấn: Thứ nhất, dây giày Kim sử dụng khi tự sát là đôi giày thể thao mua tại trại giam, nhưng Kim chưa bao giờ đi giày thể thao, và đôi giày này so với giày ông ta thường đi lớn hơn ba số. Thứ hai, Kim uống thuốc tiểu đường mỗi ngày trong trại tạm giam, nhưng vào buổi sáng ông ta tự sát, y tá lại tiêm thuốc cho ông ta; Thứ ba, Kim chết vì ngạt thở, theo lẽ thường, khuôn mặt ông ta phải trở nên khó thở và biểu hiện vật vã, nhưng khuôn mặt của ông ta lại bình hòa.
Aronika, trợ lý Luật sư Mỹ trong vụ án của Kim, cho biết phương pháp tự tử của Kim “đòi hỏi lực tự chế đáng kinh ngạc. Ông ta như thể chuyên môn luyện tập nó. Phản ứng tự nhiên của con người, trực cảm nên là xé chiếc túi ra, nhưng Kim thì không. Ông ta cứ ngồi như vậy… Tôi cho rằng, trừ phi ‘ai đó’ ám thị cho ông ta rằng đây là lúc kết thúc hết thảy, nếu không ông ta sẽ không làm như vậy.”
“Ai đó” mà Aronica nhắc đến là một vị khách được Kim Vô Đãi tiếp đón hai ngày trước khi ông ta tự sát – Trần Quốc Khôn, một phóng viên của tờ “Trung báo” New York. “Trung báo” đương thời là một tờ báo tiếng Trung trong cộng đồng người Hoa ở New York có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ.
“Có lẽ tôi đang giải thích quá phận chuyện này, nhưng khi có một vị khách như vậy, một nhà báo Trung Quốc, tôi chắc chắn rằng ông ta là người của tình báo Trung Quốc, hoặc một phái viên do đại sứ quán hoặc lãnh sự quán cử đi”, Aronica nói.
ĐCSTQ vắt chanh bỏ vỏ
Vợ của Kim Vô Đãi, Chu Cần Dư, đã xuất bản cuốn hồi ký “Cái chết của chồng tôi Kim Vô Đãi” tại Đài Loan vào năm 1998. Nó đề cập rằng sau khi Kim bị bắt, từng yêu cầu bà đến Bắc Kinh để gặp Đặng Tiểu Bình, hy vọng rằng ĐCSTQ có thể đàm phán với Hoa Kỳ để trao đổi gián điệp như Mỹ và Liên Xô đã làm trước đây, và để bản thân trở về Trung Quốc. Tuy nhiên, ĐCSTQ không thừa nhận có bất kỳ mối liên hệ nào với Kim.
Lý Triệu Tinh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào thời điểm đó, cho biết khi trả lời câu hỏi của phóng viên:
“Vụ việc Kim Vô Đãi là do thế lực phản Hoa ở Mỹ biên tạo. Chính phủ Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, trước nay chưa bao giờ phái bất kỳ gián điệp nào đến Hoa Kỳ. Chính phủ Trung Quốc sẽ không thừa nhận vụ việc chống Trung Quốc này, không biết vị điệp viên Trung Quốc tự xưng này, ông Kim Vô Đãi.”
Mãi cho đến năm 2019, Tạp chí “Thế kỷ” mà chúng tôi đã đề cập ở đầu chuyên mục, cuối cùng mới thừa nhận rằng Kim là một “gián điệp siêu cấp” ẩn nấp trong Cục tình báo Mỹ CIA.
Các đơn vị chủ biên của tạp chí “Thế kỷ” là: Viện Nghiên cứu Văn học và Lịch sử Trung ương ĐCSTQ và Viện Nghiên cứu Văn học và Lịch sử Thượng Hải.
ĐCSTQ giảng truyền thông tính đảng, tạp chí “Thế kỷ” không nghi ngờ gì thuộc về phương tiện truyền thông đảng của ĐCSTQ, và nó bảo trì mức độ nhất quán cao với Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ. Vì vậy bài báo này có thể được xuất bản, nó hẳn đã được ĐCSTQ công nhận. Nói cách khác, hơn 30 năm sau khi Kim Vô Đãi tự sát, ĐCSTQ cuối cùng đã thừa nhận rằng ông ta là gián điệp của nó đả nhập vào Cục tình báo trung ương Mỹ CIA.
Kinh nghiệm của Kim Vô Đãi khi làm việc cho ĐCSTQ, nhưng bị vứt bỏ và phải tự sát ly kỳ trong tù đáng để cho những ai vẫn đang làm gián điệp cho ĐCSTQ ngày nay phải suy ngẫm.
T.P