Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCuộc đấu quân sự tiếp theo của Mỹ - Trung là gì?

Cuộc đấu quân sự tiếp theo của Mỹ – Trung là gì?

Theo các nhà quan sát, tàu mặt nước không người lái đã nổi lên như một lĩnh vực cạnh tranh mới giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cuối tháng trước, hải quân Mỹ hạ thủy tàu chiến mặt nước không người lái (USV) Mariner làm phương tiện thử nghiệm cho chương trình Ghost Fleet Overlord của lực lượng này. Hải quân Mỹ đang cân nhắc cử các tàu chiến có thủy thủ tham chiến cùng một hoặc nhiều tàu hộ tống không người lái, giúp giảm thời gian đưa ra quyết định và tăng “khả năng sát thương” của hạm đội.

Trong khi đó, tàu bay không người lái AI của Trung Quốc thực hiện chuyến đi đầu tiên, vượt qua cuộc thử nghiệm đầu tiên trên biển hồi tháng 6/2022.

Nỗ lực chạy đua

Theo trang tin USNI của Viện hải quân Mỹ, Ghost Fleet Overlord là một chương trình nhằm tăng tốc việc sử dụng các hệ thống tự hành của hải quân. Rộng hơn, “Kế hoạch điều hướng hoạt động hải quân 2022” của hải quân Mỹ tập hợp 373 tàu có người lái và 150 tàu không người lái, trong nỗ lực duy trì thế mạnh thống trị toàn cầu, trước việc hải quân Trung Quốc đang ngày càng phát triển.

Để đạt được mục tiêu đó, hải quân Mỹ thành lập Sư đoàn Tàu mặt nước không người lái để “đáp ứng những thách thức của thế kỷ 21”. Dù Trung Quốc chưa có đơn vị với lực lượng tương đương, họ cũng đang từ từ phát triển các tàu mặt nước không người lái.

Vào tháng 6, tàu USV lớp 200 tấn đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm trên biển lần đầu ngoài khơi tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. Công ty Công nghệ Thông minh Beikun có trụ sở tại Chiết Giang bắt đầu nghiên cứu và phát triển dự án vào cuối năm 2015, nhằm mục đích chế tạo một tàu USV 100 tấn, thông minh, tự động và có khả năng tàng hình cao, có thể hoạt động ở vùng biển lớn mà ít gây tiếng ồn.

Tuy nhiên cựu huấn luyện viên quân đội Trung Quốc Song Zhongping cho biết USV của nước này phải mở rộng năng lực nếu muốn đảm nhận đầy đủ các chức năng, bên cạnh theo dõi và giám sát. Ông nói thêm rằng sự phát triển của Trung Quốc trong các hệ thống không người lái khác như máy bay không người lái và tàu lặn đã mang lại lợi thế cho nước này trong việc xây dựng một hệ thống không người lái toàn diện.

Thay đổi các cuộc chiến trên biển

Các tàu mặt nước không người lái có thể thực hiện các nhiệm vụ như thu thập thông tin tình báo và dữ liệu, trinh sát, vận chuyển hàng hóa, tác chiến điện tử và săn mìn. Chúng cũng có thể được trang bị vũ khí và thực hiện các nhiệm vụ dài hơn và nguy hiểm hơn các tàu có thủy thủ, chẳng hạn như bảo vệ, hộ tống lực lượng vũ trang, tác chiến chống mặt nước và tuần tra.

Các lợi thế khác là tàu không người lái có chi phí bảo trì thấp hơn, không đe dọa đến sự an toàn của thủy thủ, khả năng cơ động và khả năng triển khai cao hơn ở các vùng nước nông.

Bên cạnh Trung Quốc và Mỹ, Canada, Italia, Bồ Đào Nha và Na Uy đều đang phát triển USV để giám sát môi trường, do thám và khảo sát ven biển.

Timothy Heath, một nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu Rand của Mỹ, cho biết các tàu mặt nước không người lái có thể thay đổi các cuộc chiến trên mặt nước. “Khả năng các tàu không người lái tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong thời gian cực dài có thể thay đổi đáng kể các cuộc chiến trong lĩnh vực hàng hải… Các trận chiến trên biển trong tương lai có thể bao gồm các cuộc đụng độ giữa những tàu vũ trang nhỏ bao gồm cả tàu có người lái và tàu không có người lái”.

RELATED ARTICLES

Tin mới