Saturday, January 18, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaBắt bớ tràn lan ở TQ để “phục vụ cho an ninh...

Bắt bớ tràn lan ở TQ để “phục vụ cho an ninh Đại hội 20”

Bắc Kinh đã bắt giữ 1,43 triệu người Trung Quốc trong một chiến dịch an ninh kéo dài 3 tháng trước cuộc họp toàn quốc của Đảng. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị bắt đều là tội phạm.

Các nhân viên cảnh sát và an ninh thực hiện kiểm soát đám đông sau lễ kéo cờ chính thức để kỷ niệm Ngày Quốc khánh bên cạnh Quảng trường Thiên An Môn và Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 01/10/2021.

An ninh được thắt chặt là điều kiện bắt buộc khi Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp đến gần. Chế độ này đã thiết lập “Chiến dịch 100 ngày” bắt đầu vào ngày 25/06.

Trong cuộc họp báo ngày 27/09, Bộ Công an đã thông báo về thành công của chiến dịch: Tính đến nay, chiến dịch đã giải quyết hơn 640.000 vụ án hình sự và bắt giữ hơn 1,43 triệu người.

Tuy nhiên, nhiều người được gọi là nghi phạm chỉ đơn giản là công dân Trung Quốc bình thường, chẳng hạn như nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động, dân oan, những người tu luyện Cơ đốc giáo hay Pháp Luân Công.

Kẻ thù của nhân dân
Chế độ tuyên bố hoạt động này là “nắm đấm thép” cần thiết để bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như phụ nữ, trẻ vị thành niên, người già và người tàn tật.

Ấn bản tiếng Trung của The Epoch Times được biết rằng cảnh sát đã nhắm mục tiêu vào nhiều người không phạm tội, bao gồm cả những người dám lên tiếng và bảo vệ lợi ích của những công dân đang gặp khó khăn.

Ví dụ, luật sư Trần Gia Hồng đã mất tích kể từ ngày 24/09 sau khi cảnh sát đến thăm nhà ông ở tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc.

Ông Trần trước đó đã bị bắt giam với tội danh “kích động lật đổ quyền lực nhà nước” vì đã lên tiếng ủng hộ các nạn nhân của “Vụ thảm họa 709”. Đây là một vụ bắt giữ hàng loạt luật sư dân quyền và nhà hoạt động vì quyền năm 2015.

Ông Xiang Jinfeng (*), một nhà hoạt động vì quyền tự do ngôn luận đến từ tỉnh Phúc Kiến trên bờ biển đông nam của Trung Quốc, đã bị cảnh sát địa phương ở thành phố Long Nham bắt giữ vào ngày 01/09 với cáo buộc không rõ ràng. Gia đình ông ấy chỉ được thông báo rằng việc giam giữ ông ấy sẽ kéo dài một tháng, anh trai của ông Xiang nói với The Epoch Times.

Người bảo vệ nhân quyền: Yếu tố rủi ro xã hội của ĐCSTQ
Việc thỉnh nguyện chính quyền ở Bắc Kinh đã trở thành thông lệ đối với nhiều người Trung Quốc, những người tin rằng tiếng nói của họ cần được chính quyền lắng nghe. Tuy nhiên, họ cũng đã trở thành mục tiêu của hoạt động mới nhất.

Ví dụ như ông Hồ Kiến Quốc (Hu Jianguo), là một nhà hoạt động ở Thượng Hải, người đã từng nói, “Bằng cách bảo vệ quyền của mình, chúng tôi đang đấu tranh cho dân chủ và tự do, đó là hy vọng lớn nhất của chúng tôi trong cuộc sống”.

Ông tiết lộ với The Epoch Times vào ngày 28/09 rằng cảnh sát đã đóng quân trong nhà để xe của ông, theo dõi ông cả ngày lẫn đêm, trong hai tuần, chỉ để ngăn ông đến Bắc Kinh để thỉnh cầu chính phủ.

Theo ông Hồ, một số dân oan khác ở Thượng Hải như Yang Yonglan, Gu Guoping, bà Peng Miaolin và con gái bà Peng Jun, cũng đang bị cảnh sát giám sát 24/24.

Ông nói, “Tôi đã nói với những người của chế độ đó rằng họ đều là những kẻ tham ô và ăn cắp, những người giữ tiền ở nước ngoài và ức hiếp người dân. Vì vậy, họ đã cử thêm một vài người nữa [đến nhà tôi], thậm chí có một chiếc xe tải đậu ngay bên ngoài theo dõi chúng tôi”.

Kể từ năm 2005, số lượng đơn thỉnh cầu hàng năm ở Trung Quốc vẫn ở mức cao 10 triệu, theo một cuốn sách năm 2013 có tiêu đề “Kiến nghị, dân chủ và pháp quyền: Chủ đề Trung Quốc” (Petitions, Democracy, and the Rule of Law: China Topics), của Nhà xuất bản Đại học HK.

Trên thực tế, tổng số người phàn nàn về cách điều hành của chế độ đã lên tới 10,24 triệu người trên toàn quốc vào năm 2000, theo một bài nghiên cứu năm 2005 của ông Hùng Triệt Hàm (Xiong Yihan), một nhà nghiên cứu tại Khoa học Chính trị, Đại học Phú Đán.

Zero-COVID so với Zero-Petitioners (không người ‘lên tiếng’)
Chỉ tính riêng trong năm 2021 , đã có hơn 3,8 triệu đơn khiếu nại được gửi đến các văn phòng chống tham nhũng của nhà nước, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Quốc gia.

Chế độ cho rằng các quan chức tham nhũng ở cấp cơ sở là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ việc hàng loạt.

Để trấn áp tham nhũng, các quan chức địa phương đã khởi xướng chiến dịch “không có dân oan”.

Ví dụ, tỉnh Sơn Tây đã thông qua sáng kiến “không có dân oan” vào năm 2020 như một trong những nhiệm vụ chính của Ban thường vụ cấp tỉnh của ĐCSTQ.

Năm nay, Phòng Giáo dục Tế Viễn, tỉnh Hà Nam, cũng thúc đẩy sáng kiến ​​“không có dân oan” để đảm bảo thực hiện đúng chính sách zero-COVID.

Ông Ngô Tiểu Bình (Wu Shaoping), một luật sư nhân quyền tại Hoa Kỳ, nói rằng những biện pháp kiểm soát hà khắc của ĐCSTQ đã đặt toàn bộ xã hội vào tình trạng căng thẳng và lo lắng. Đại dịch chỉ là cái cớ để kiểm soát con người.

Ông tin rằng ĐCSTQ hoàn toàn nhận thức được rằng “sự điên cuồng [tức giận] của mọi người và các cuộc biểu tình có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ”.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2009 với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, luật sư nhân quyền Giang Thiên Dũng nói rằng nhiều người khiếu kiện cuối cùng đã được “khai sáng” qua nhiều thập kỷ kêu oan.

Ông nói, “Họ nhận ra không chỉ các quan chức cấp cơ sở mới tham nhũng, mà họ càng tiếp tục kêu oan, thì mọi chuyện càng trở nên đen tối hơn”.

Một người có họ là Giang (Jiang), cũng là một nạn nhân của Thảm họa 709, đã bị quản thúc tại gia và cảnh sát theo dõi 24/24 kể từ khi ông ta được trả tự do vào năm 2019 sau hai năm tù.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới