Sunday, November 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChe dấu lý lịch để thể hiện “lòng trung thành” với ông...

Che dấu lý lịch để thể hiện “lòng trung thành” với ông Tập

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 20, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố những nhân sự cấp cao trong Bộ Chính trị. Một số thành viên đã nhanh chóng cập nhật lý lịch chính thức của mình bằng cách xóa hoặc giảm bớt trình độ học vấn và kinh nghiệm học tập ở nước ngoài để thể hiện ‘lòng trung thành’ với Đảng.

Ông Tập dẫn đầu ban chấp hành trung ương ĐCSTQ khóa mới tiến vào hội trường hôm 23/10/2022.

Vấn đề xung quanh các bằng cấp học tập tại nước ngoài là điều cấm kỵ đối với nhà lãnh đạo nòng cốt của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập Cận Bình. Điều này đặc biệt được nhấn mạnh kể từ khi ông Tập lên nắm quyền. Do đó, lý lịch của các Đảng viên đã trở thành một phần của trò chơi chính trị, theo một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc.

Năm 1998, khi người tiền nhiệm của ông Tập, ông Hồ Cẩm Đào đang tại nhiệm, Trung Quốc đã khởi động một chương trình đào tạo ở nước ngoài cho thế hệ lãnh đạo kế cận của mình.

Một học bổng được gọi là chương trình“New World Harvard Kennedy School Fellows Programme”, dành riêng cho các quan chức cấp cao của Trung Quốc, đã được thỏa thuận và ký kết giữa trường đại học danh tiếng Harvard, các quan chức Trung Quốc, với liên lạc viên của Nhóm Thế giới Mới (NWG) có trụ sở tại Hong Kong.

Mỗi năm, Trường Harvard Kennedy (HKS) cung cấp bốn tháng đào tạo nghiên cứu sinh và một khóa đào tạo lãnh đạo cấp cao kéo dài từ một đến bốn tuần cho 20 quan chức Trung Quốc.

Tính đến năm 2010, NWG báo cáo rằng 157 quan chức Trung Quốc đã được hưởng lợi từ chương trình này.

Một báo cáo của Trung Quốc đã nêu ra lịch sử chi tiết của HKS trong việc hợp tác các chương trình đào tạo cho các cán bộ có triển vọng của Trung Quốc kể từ năm 1996.

Theo báo cáo, HKS đã tham gia vào ít nhất ba chương trình vào những năm 1998, 2001 và 2005 cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, các quản trị viên trong các lĩnh vực y tế công cộng.

Bài báo cho biết, có ít nhất 1.000 thực tập sinh đã tốt nghiệp chương trình. Từ năm 2002, chương trình đã đào tạo hơn 600 cán bộ cấp cục trở lên, trong đó có nhiều cán bộ cấp tỉnh và cấp bộ.

Bài báo cho biết thêm, trong số nhiều nhân vật chính trị thành công có ông Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao), cựu phó chủ tịch nước và ông Lưu Hạc (Liu He), Phó thủ tướng đương nhiệm và nhà đàm phán thương mại hàng đầu trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung năm 1998.

Trong một diễn đàn Bắc Kinh năm 2013 của các cựu sinh viên HKS Trung Quốc, HKS nhấn mạnh rằng, trường này đã giúp đào tạo hơn 1.000 học giả và quan chức của ĐCSTQ thông qua các chương trình khác nhau của trường.

Vấn đề về lòng trung thành

Trước thời lãnh đạo của ông Tập, những khóa đào tạo học thuật ở nước ngoài nêu trên là một tiêu chí và bằng cấp được đánh giá cao cho sự nghiệp thăng tiến của các quan chức ĐCSTQ. Tuy nhiên, sau khi ông Tập lên nắm quyền, trải nghiệm này đã trở thành “rắc rối” đối với những cá nhân đang tìm kiếm sự ưu ái của ông Tập Cận Bình.

Theo Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, chính sách tách rời khỏi phương Tây của ông Tập đang thách thức những bằng cấp từng được đánh giá cao của các cán bộ này.

Ông nói với ấn bản tiếng Trung của The Epoch Times vào ngày 30/10 rằng, đó chính là vấn đề về “lòng trung thành”.

Đối với ông Tập, kinh nghiệm học tập ở nước ngoài cho thấy tâm lý bất ổn và ủng hộ các giá trị dân chủ tự do, ông Phùng Sùng Nghĩa giải thích.

Một ví dụ điển hình là cựu phó chủ tịch của chế độ, ông Lý Nguyên Triều.

Theo một nguồn tin của Đài Á Châu Tự Do, khi ông Lý còn là Trưởng Ban Tổ chức của Trung ương ĐCSTQ từ năm 2007 đến 2012, những nỗ lực của ông trong việc cộng tác với HKS để đào tạo các cán bộ tài năng đã mang lại cho ĐCSTQ biệt danh “Trường Đảng ở nước ngoài”.

Tuy nhiên, sau khi ông Tập nhậm chức vào năm 2012, người đứng đầu kế nhiệm Triệu Lạc Tế (Zhao Leji) đã chấm dứt chương trình tại HKS và ông Lý Nguyên Triều nghỉ hưu sớm vào năm 2017.

Một xu hướng tương tự đã được quan sát thấy trong lý lịch của Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm là ông Lý Hồng Trung.

Ông Lý Hồng Trung (Li Hongzhong) được biết đến là một nhân vật chính trị có tính cảnh giác cao, cũng đã tham gia khóa đào tạo tại HKS vào tháng 7/1999. Khi ông Tập thăng chức vào Bộ Chính trị vào tháng 10/2017, ông ngay lập tức xóa khóa đào tạo HKS khỏi lý lịch của mình và cập nhật vào tháng 5/2017.

Một ví dụ khác là ông Viên Gia Quân (Yuan Jiajun), một kỹ sư hàng không vũ trụ nổi tiếng với vai trò là chỉ huy trưởng của chương trình không gian có người lái của Trung Quốc, Thần Châu, vào năm 2000. Ông được đào tạo tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức.

Là một trong những thành viên mới được bổ nhiệm của Bộ Chính trị tại đại hội Đảng lần thứ 20, ông Viên Gia Quân cũng nhanh chóng xóa lý lịch đào tạo tiếng Đức của mình.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới