Wednesday, January 15, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaHậu quả của chiến dịch “ đả hổ diệt ruồi” tại TQ

Hậu quả của chiến dịch “ đả hổ diệt ruồi” tại TQ

Để hiểu vì sao Trung Quốc vẫn duy trì “Zero covid” và mục tiêu thực sự đằng sau chiến dịch này, chúng ta cần nhìn lại những sự kiện đã diễn ra tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vừa qua…

Không chỉ đơn thuần là một biện pháp dập dịch, “Zero covid” đã trở thành di sản về kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc đại hội đảng lần thứ 20, kéo dài gần hai tiếng hôm 16/10, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ đề cập đến vấn đề an ninh quốc gia và phòng chống tham nhũng, hoan nghênh các dự án của doanh nghiệp nhà nước về tàu bay vũ trụ và siêu máy tính và cam kết tạo ra một vai trò lớn hơn cho công cuộc chủ nghĩa xã hội và khu vực công. Đáng ngạc nhiên là ông hầu như không đả động đến vấn đề mở cửa kinh tế dù chính sách phong tỏa đang làm suy yếu nền kinh tế quốc gia này.

Trong suốt gần 100 năm phát triển trước đây, Trung Quốc đã tạm chấp nhận để một số người làm giàu trước. Bởi một cách khách quan mà nói, các doanh nghiệp tư nhân trong quá trình làm giàu cũng đã tạo ra nhiều lợi thế cho đất nước, nhiều tập đoàn tư nhân Trung Quốc đã vươn ra đến toàn cầu và trở thành những ông lớn trên những sân chơi lớn. Tuy nhiên, chính nhờ có cơ hội làm giàu trước mà đã phần lớn tài sản quốc gia đã tập trung về túi tư nhân. Và tư nhân thì phần lớn là mưu cầu lợi ích riêng, họ không cùng mục tiêu, thậm chí là hệ tư tưởng với Nhà nước Trung Quốc.

Điều đó tạo nên sự mất đoàn kết trong xã hội, khi một phần nhỏ dân số giàu có lại nắm trong tay phần lớn của cải của nhân dân. Và khi đất nước cần tiến lên, khai phá những lĩnh vực mới, cần thêm nhiều nguồn lực để đầu tư thì quyền quyết định đối với vận mệnh quốc gia phải phụ thuộc vào nhóm người giàu này. Sự ảnh hưởng của giới tài phiệt cứ thế mà đe dọa đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Trung Quốc đang đứng trước một kỷ nguyên mới, về kinh tế, họ cần tìm một động lực tăng trưởng mới, gỡ bỏ cái mác công xưởng hàng hóa đơn thuần, về chính trị, Trung Quốc cũng cần sớm vươn lên để không bị Mỹ thách thức về mặt an ninh. Do đó tái phân phối lại nguồn lực, của cải là việc làm bắt buộc, nhằm dọn đường cho những bước nhảy vọt tiếp theo.

Và chính sách Zero covid là một biện pháp không thể tuyệt vời hơn để Chính quyền Bắc Kinh tái phân phối lại của cải của giới nhà giàu Trung Quốc. Quy tự nguồn lực trở về một mối và dùng nó để phục vụ cho những lý tưởng mới.

Zero covid chính là một đòn đánh kép vào nhóm tài phiệt, bởi cùng lúc này thì ở bên kia biển Thái Bình Dương Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng đang trên lộ trình tăng lãi suất. Một mặt việc kéo dài các lệnh phong tỏa trong nước sẽ khiến thị trường tỷ dân trở nên kém sắc, và những doanh nghiệp quy mô lớn, nhưng nhà đầu cơ làm giá sẽ là đối tượng chịu tác động đầu tiên. Mặt khác, dưới áp lực của lãi suất cao, việc đi vay giờ đã trở nên xa xỉ hơn, khiến việc xoay vốn để đảo nợ cũng trở nên khó khăn hơn.

Việc kinh doanh sa sút, việc vay nợ mới trả nợ cũ trở nên bất khả thi, chưa kể, đồng nhân dân tệ mất giá, nguồn vốn đầu tư FDI trên thị trường tài chính và phi tài chính cũng bị rút dần khỏi Trung Quốc trong ngắn hạn, hàng loạt khó khăn bủa vây đang làm tăng thêm nguy cơ vỡ nợ của những tập đoàn tư nhân tại Trung Quốc.

Thấy rõ nhất ở thời điểm hiện tại là nhiều công ty bất động sản Trung Quốc đang ngập trong nợ nần tài chính. Tổng nghĩa vụ nợ mà Evergrande, Kaisa và Shimao công bố ở thời điểm giữa năm 2021 đã là 2,6 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Các vấn đề tài chính của ba ông lớn này đang tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn, và cả ba mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngành địa ốc khổng lồ của Trung Quốc.

Với quy mô như vậy, sự sụp đổ dây chuyền là điều tất yếu. Và hiển nhiên, với bất kỳ sự đổ vỡ nào, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ ra tay giải cứu, tuy nhiên, việc giải cứu này sẽ đi kèm với quốc hữu hóa, chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc chính doanh nghiệp đó.

Chính sách Zero covid đã và đang không chỉ quét đi virus dịch bệnh, mà túi tiền tích lũy bao năm của nhóm nhà tài phiệt cũng đang bị cuốn trôi.

Chiến dịch phân phối lại nguồn lực xã hội đang bắt đầu, do đó Zero covid sẽ còn kéo dài và chỉ kết thúc cho đến khi Chính phủ Trung Quốc đã đạt được mục tiêu.

Có cơ sở để tin rằng, Trung Quốc đang lùi một bước để tiến lên ba bước, nếu nhìn vào những hệ lụy mà Zero covid gây ra thì thật sự không đáng kể và sẽ không để lại tác động lâu dài nếu Trung Quốc nhanh chóng hoàn thành được mục tiêu trong nước và mở cửa lại nền kinh tế. Nền kinh tế tỷ dân vẫn mang một sức hấp dẫn quá lớn mà hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài đều khó chối từ. Dòng vốn rồi sẽ trở lại và những bước ngoặt sẽ được tạo ra.

Dưới sự lãnh đạo của ông Tập, Trung Quốc dường như đang trở về gốc rễ ban đầu là một nền kinh tế do nhà nước kiểm soát, còn doanh nghiệp thì phải tuân theo các mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Các tập đoàn tư nhân, thu về lợi nhuận kếch xù hằng năm cũng ngày một cảm nhận được môi trường kinh doanh tại Trung Quốc đang thay đổi một cách rất rõ rệt như thế nào. Các công ty công nghệ từng mang lại tiếng tăm cho đất nước trên trường quốc tế nay đều bị các cơ quan chính phủ kiểm soát nghiêm ngặt. Các nhà tài phiệt, chẳng hạn như Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, hiện biệt tăm khỏi công chúng hoặc bị bỏ tù sau khi chỉ trích chính quyền trung ương.

Dường như sau thành công của chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” trong bộ máy chính trị Trung Quốc, thì giờ đây một chiến dịch tương tự cũng đang diễn ra quyết liệt trong hệ thống kinh tế của đất nước tỷ dân.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới