Ngoài việc đang kiểm soát 21 điểm đảo bãi đá và rạng san hô thuộc quần đảo Trường Sa. Thì Việt Nam còn đang kiểm soát, đóng quân trên 7 bãi ngầm khác không thuộc phạm vi quần đảo Trường Sa, với tổng 15 nhà giàn đang hoạt động tại những bãi ngầm nằm trên thềm lục địa của Việt Nam, vậy 7 bãi ngầm này là những bãi ngầm nào, vị trí của nó chiến lược ra sao, nhà giàn là nhà gì, kết cấu của nó như thế nào và tại sao Việt Nam phải xây dựng những nhà giàn như vậy.
7 bãi ngầm trên thềm lục địa: Sau trận hải chiến Trường Sa năm 1988 một số tàu chiến, tàu thăm dò của Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện sâu trong thềm lục địa phía nam của Việt Nam, nơi có tiềm năng lớn về dầu khí và có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc gia đối với Việt Nam trước tình hình đó ngày 17/10/1988 Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh ký văn bản 19/NQTU về việc bảo vệ bãi ngầm trên thềm lục địa phía nam (gọi tắt là khu DK1). Trong thời gian này Tư lệnh hải quân Giáp Văn Cương khẩn cấp giao cho Lữ đoàn 171 nhiệm vụ chốt giữ thềm lục địa phía đông nam đất nước với những trang thiết bị đo độ sâu. Biên đội tàu HQ 713 và HQ 668 do Trung tá Lữ đoàn trưởng Phạm Xuân Hoa chỉ huy đã ra khơi khảo sát đo đạc trên vùng biển rộng khoảng 60.000 km² tìm ra các bãi cạn và định vị được 7 bãi đá ngầm san hô đó là bãi Huyền Trân, bãi Quế Đường, bãi Phúc Nguyên, bãi Phúc Tần, bãi Vũng Mây, bãi Tư Chính và bãi cạn Cà Mau ở thềm lục địa phía Tây nam của Tổ quốc. Từ những dữ liệu đó hệ thống nhà giàn DK1 được xây dựng. Đứng ở vị trí thứ nhất bãi Huyền Trân là rạn san hô nằm cách Vũng Tàu khoảng 460km về phía đông nam, cách bãi Quế Đường khoảng 20km về phía đông bắc. Rạn san hô Huyền Trân có chiều dài lớn nhất là 8km theo trục Bắc- Nam, rộng 5,5km theo trục Đông- Tây, tổng diện tích khoảng 32,61 km² trong đó vụng biển chiếm khoảng 18,02 km²; phần vành đai sâu khoảng 6-8m, phần vụng biển sâu hơn 10m tối đa là 20m. Nơi nông nhất của bãi Huyền Trân có độ sâu là 5,3m. Tại đây có 1 nhà giàn DK1 số hiệu DK1/7 hoàn thành lần đầu tiên vào ngày 11/11/1991. Năm 2014 nhà giàn Huyền Trân được xây dựng lại kiên cố hơn gồm 2 cấu trúc nhà giàn nổi nối với nhau chịu được bão có sức gió trên cấp 12 tại đây có 1 trạm khí tượng cấp 1 và 1 đèn Hải đăng được hoàn thành trước năm 1994, chiều cao tháp đèn 23,4m hiện nay trang bị trên nhà giàn tương đối đầy đủ Tivi, tủ lạnh, truyền hình số vệ tinh, điện thoại bàn, mạng Internet… cán bộ chiến sĩ trên đảo trồng rau xanh, nuôi gia súc, gia cầm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm.
Bãi Quế Đường là rạn san hô cách đất liền Việt Nam khoảng 417km nằm cách bãi Huyền Trân khoảng 24km về phía Tây nam, cách bãi Phúc Tần khoảng 28km về phía Nam. Rạn san hô này có chiều dài lớn nhất khoảng 10km theo trục Đông Bắc- Tây Nam, rộng 4,5km theo trục Đông -Tây với tổng diện tích 27,6 km², chiều sâu của bãi vào khoảng 11-14,6m. Ở đây có hai nhà giàn được xây dựng ở hai đầu của bãi ngầm đó là nhà giàn DK1/8 hoàn thành lần đầu vào ngày 4/11/1991 là nơi đặt hải đăng Quế Đường. Nhà giàn DK1/19 hoàn thành lần đầu vào ngày 10/4/1997. Năm 2012 xây thêm một nhà giàn thế hệ thứ ba có kết cấu liên hoàn theo mẫu giàn khoan nước sâu trên nhà giàn có một sân đỗ trực thăng.
Bãi Phúc Nguyên là một cụm rạn san hô nằm cách đất liền khoảng 370km về phía Đông nam cách bãi Quế Đường 55km về phía Tây bắc rạn san hô này dài khoảng 20km trục Bắc – Nam và rộng 14km theo trục Tây- Đông diện tích thềm san hô vào khoảng 9,53 km² bãi này sâu từ 18-24m hiện có 1 nhà giàn hoạt động tại đây ký hiệu là DK1/15 hay còn gọi là nhà giàn Phúc Nguyên 2 được hoàn thành vào tháng 4 năm 1995. Trong quá khứ có 2 nhà giàn khác từng tồn tại nhưng đã bị bão phá hủy.
Bãi Phúc Tần là một rạn san hô vòng nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 370km về phía Đông nam, cách bãi Quế Đường khoảng 26km về phía Bắc và chỉ cách bãi Huyền Trân 7,4km về phía Tây Bắc. Rạn san hô này có chiều dài lớn nhất khoảng 20km theo trục Đông Bắc – Tây Nam và rộng tối đa 13km theo trục Tây Bắc- Đông Nam diện tích mặt bằng quan sát được là 37 km², vụng biển là 137km nơi nông nhất của bãi này nằm ở phía Tây có độ sâu khoảng 7,3m. Hiện có 4 nhà giàn đang hoạt động tại đây là nhà giàn DK1/2 hoàn thành ngày 18/8/1993, nhà giàn DK1/16 hoàn thành ngày 20/8/1996, nhà giàn DK1/17 hoàn thành ngày 23/8/1996 và nhà giàn DK1/18 hoàn thành ngày 13/4/1997 là nơi đặt hải đăng Phúc Tần.
Bãi Vũng Mây là bãi ngầm hoàn toàn chìm ngập dưới mặt nước cách đất liền Việt Nam khoảng 480km về phía Đông nam, cách bãi Tư Chính khoảng 174km về phía Đông, cách đảo Trường Sa 74km về phía Nam thực chất đây là rạn san hô vòng với chiều dài hơn 50km theo trục Đông Bắc- Tây Nam rộng 20km theo trục Tây Đông. Diện tích phần mặt bằng rạn san hô có thể nhìn thấy được khoảng 59,65km2, độ sâu của bãi ngầm khoảng 3-11m, nơi nông nhất trong bãi Vũng Mây là Đá Ba Kè sâu khoảng 3,2m. Thềm san hô bao quanh một vụng biển có diện tích lên đến 661,74 km², hiện nay có 3 nhà giàn đang hoạt động tại đây đó là nhà giàn GK1/9 hoàn thành ngày 22/8/1993 nhà giàn DK1/20 hoàn thành ngày 13/8/1998 và nhà giàn DK1/21 hoàn thành ngày 19/8/1998 là nơi đặt hải đăng Ba Kè. Riêng nhà giàn DK1/4 đã bị bão phá hủy vào đêm 4/12/1990.
Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía Nam của Biển Đông, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 296km bãi này có chiều dài 63km, chiều rộng 11km với diện tích rạn san hô có thể quan sát được là 33,88 km² nơi nông nhất nằm ở phía Bắc có độ sâu khoảng 16m hiện có 3 nhà giàn đang hoạt động tại đây đó là nhà giàn DK1/11, nhà giàn DK1/12 và nhà giàn DK1/14 tại bãi Tư Chính có hai hải đăng đều có chiều cao tháp đèn khoảng 22m tầm hiệu lực khoảng 22km.
Bãi Cà Mau là bãi ngầm rộng lớn cách mũi Cà Mau khoảng 203km hoặc 130km nếu tính từ giữa bãi ngầm, bãi này có độ sâu từ 14,6-18,3m năm 1994 tại đây Việt Nam cho lắp đặt một cấu trúc thép có tên nhà giàn DK1 ký hiệu là DK1/10 nhà giàn là nơi đồn trú của binh sỹ thuộc biên chế của tiểu đoàn DK1, lúc đầu thuộc Lữ đoàn 171 Hải quân nhân dân Việt Nam về sau trực thuộc Bộ Tư lệnh vùng 2 HQ. Về mặt hành chính thì bãi Càu Mau thuộc phạm vi của tỉnh Cà Mau.
Nhà giàn DK1 là ký hiệu viết tắt của cụm dịch vụ- kinh tế- khoa học -Kỹ thuật được Việt Nam xây dựng trên thềm lục địa phía Nam đất nước cách đất liền khoảng 463 – 650km được hiểu như một công trình phục vụ dân sự trên biển. Đây thực chất là những kết cấu thép tương tự như những giàn khoan dầu khí trên biển mà đơn giản hóa được các nhà khoa học Việt Nam thiết kế và cải tiến liên tục từ năm 1989 cho đến nay. Tất cả các nhà giàn này đều do ngành dầu khí tiền thân là Vietsopetro thiết kế và xây dựng theo công nghệ tiên tiến, theo đó mỗi tòa nhà cao khoảng hơn 30m so với mực nước biển tương đương toà nhà cao từ 7-8 tầng với kết cấu gồm 3 phần. Phần chân đế bắt xuống đáy biển, phần nổi và phần thượng tầng tất cả được chế tạo sẵn trong đất liền và chở ra lắp đặt bằng tàu chuyên dụng trọng tải lớn. Độ sâu từ chân nhà giàn trên mặt biển tới đáy san hô chừng khoảng 20-25m hệ thống cọc móng của nhà giàn cắm sâu từ bề mặt đáy san hô xuống khoảng 30-40m nữa để giữ vững cho nhà giàn. Quá trình xây dựng và cải tiến nhà giàn của Việt Nam được chia thành 3 loại như sau: nhà giàn hệ thứ nhất có cốt pha bằng thép đặt trên bề nổi bập bềnh theo theo sóng nước. Nhà giàn thế hệ thứ hai, là kết cấu thép được đặt trên 4 cột trụ với diện tích tương đối hẹp chỉ khoảng 25 m² cao hơn 30m so với mực nước biển. Nhà giàn thế hệ thứ ba, có kết cấu thép hiện đại được đặt trên 6 cột trụ với diện tích lên đến 250 m², cao từ 35-45m so với mực nước biển. Từ năm 2012 đến nay có khoảng 10-15 nhà giàn xây dựng mới hoặc nâng cấp lên chuẩn thế hệ thứ ba. Theo đó, nhà giàn DK1 thế hệ thứ hai đầu tiên chỉ rộng khoảng 25m toàn bộ công trình nặng khoảng 250 tấn cao 35m với 4 ống trụ bằng thép CP3 của Liên Xô thì vốn là ống dẫn dầu đường kính 320cm dài 16cm, dài 12m được đóng xuống nền san hô. Nhà giàn thế hệ thứ ba có kết cấu vững chắc, liên hoàn với diện tích lên đến 250 m² nặng hơn 300 tấn cao 45m so với mực nước biển thế hệ nhà giàn mới có 6 chân với đường kính 360cm làm bằng thép giàn khoan dầu khí cắm sâu xuống đáy san hô khoảng 30 -40m và có chân kiềng vững chãi chịu đựng được sóng lừng dưới đáy đại dương trong điều kiện sóng gió cấp 10, cấp 11 vẫn không ảnh hưởng. Hệ thống pin năng lượng mặt trời trên nhà giàn thế hệ thứ ba thì nhiều gấp 3 lần thế hệ cũ với 100 tấm pin năng lượng mặt trời. Trong điều kiện không có ánh nắng mặt trời pin đủ phục vụ cho nhu cầu cơ bản của chiến sỹ trong vòng 1 tháng trong đó thì các nhà giàn thế hệ cũ thì chỉ được 10 ngày trên nhà giàn được trang bị nhiều phương tiện phòng thù khác nhau. Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Trọng Nhưng Trưởng ban Quản lý Khoa học và Công nghệ thời điểm đó kể lại. Đầu tháng 6 năm 1989 đoàn công tác xuất phát gồm 3 tầu chở cả nhóm thiết kế và thi công của Vietsopetro, công binh và lính hải quân một tàu cẩu MPK hai tàu dịch vụ Sao Mai và Phú Quý. Tầu Sao Mai phụ trách khảo sát Sona, tàu Phú Quý thì khoan công trình, tầu cẩu MPK có nhiệm vụ đóng cọc xuống nền san hô, trong thời điểm đó Việt Nam phải thuyết phục thì Liên Xô mới cho mượn tàu tự hành Titan để thi công công trình. DK1 là công trình được xây dựng ở những khu vực đặc biệt, đặc thù mới lạ ở trong nước và thế giới chưa có tiền lệ không chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị quốc phòng an ninh. DK1 còn mở ta tương lai tươi sáng cho việc chinh phục biển vốn còn non trẻ của Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và phát triển các nhà giàn của Việt nam liên tục gặp phải sự quấy rối của lực lượng tàu mặt nước cũng như máy bay của Trung Quốc trong một số thời điểm then chốt chúng ta đã phải treo cờ của Liên Xô để răn đe nước này.
Tại sao phải xây dựng nhà giàn?
Thềm lục địa phía Nam là vị trí nhạy cảm và vô cùng chiến lược của nước ta liên quan mật thiết đến không gian sinh tồn của các thế hệ người Việt chính vì vậy nó liên tục bị các thế lực nước ngoài nhòm ngó, mặt khác thì đây là nơi tập trung của các bãi ngầm sâu trung bình từ 15 đến 25m chính vì vậy việc xây dựng những đảo nổi ở đây là không thể, dưới yêu cầu cấp thiết là phải thiết lập được điểm đóng quân lâu dài của ta trên các bãi ngầm này, đến năm 1989 các nhà giàn đã ra đời cho đến nay các nhà giàn rất kiên cố và hiện đại với đầy đủ các thiết bị gồm cả những vũ khí phòng thủ đáp ứng nhu cầu bảo vệ tổ quốc trong thời đại mới.
Có thể nói, các thế hệ cha ông của chúng ta đã có tầm nhìn xa khi quyết tâm xây dựng các nhà giàn trên vùng biển thêm lục địa của đất nước cách đây hơn ba thập kỷ với công nghệ thời điểm bấy giờ thì đây là một kỳ tích của người Việt. Ngày nay với sức ép ngày càng gia tăng của ông lớn trên Biển Đông thì giá trị của các nhà giàn DK1 là không thể đong đếm được, nó chính là những lô cốt thép đang ngày đêm canh giữ thềm lục địa ở phía Đông Nam của tổ quốc tất cả các bãi ngầm trên thềm lục địa phía Đông Nam của Việt Nam hiện tại đều vô cùng chiến lược trên bản đồ khu vực và quốc tế người Trung Quốc hiểu rất rõ điều này và đang rất thèm khát chúng, minh chứng cho điều đó là nước này liên tục cho lực lượng quấy phá đặc biệt là tại bãi Tư Chính, một cái rốn chiến lược của Biển Đông khi nằm ngay cửa ngõ của eo biển Malacca.
T.P