Wednesday, January 15, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiĐài Loan tìm cách chống lại “Mô hình Bắc Bình”

Đài Loan tìm cách chống lại “Mô hình Bắc Bình”

Trong cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tối 14/10 bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, Bali – Indonesia, bàn về nhiều vấn đề quan trọng, nhưng thế giới quan tâm nhất là vấn đề Đài Loan.

Tổng thống Biden nhấn mạnh, chính sách “Một Trung Quốc” của Mỹ trong vấn đề Đài Loan là không thay đổi. Mỹ phản đối các hành động cưỡng ép và gây hấn gia tăng của Trung Quốc đối với Đài Loan, gây cản trở hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và khu vực, đồng thời ảnh hưởng tới thịnh vượng toàn cầu.

Nghe vậy, ông Tập chỉ cười mỉm. Ông nói chắc chắn rằng, Đài Loan là “lằn ranh đỏ” đầu tiên không được vượt qua trong quan hệ Mỹ-Trung. Bắc Kinh bày tỏ hy vọng, Mỹ sẽ nói đi đôi với làm và tuân thủ chính sách “Một Trung Quốc”.

Đương nhiên, sau ba tiếng rưỡi hội đàm không có thỏa thuận nào được ký kết. Và vấn đề Đài Loan trong thời gian tới có thể còn nóng hơn.

Cách đây chưa lâu, hôm 8/11, Chủ tịch Tập Cận Bình kiểm tra Trung tâm chỉ huy tác chiến của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông đã yêu cầu: “Toàn quân nên tập trung toàn bộ sức lực vào chiến đấu, tập trung toàn lực cho việc chiến đấu”. Điều này làm dấy lên những suy đoán rằng Đại lục sắp tấn công hòn đảo.

Biendong.net xin dẫn lời ông Trình Tường, một người làm truyền thông lâu năm ở Hồng Kông, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc. Ông Trịnh coi vấn đề Đài Loan là cuộc khủng hoảng cấp bách nhất sau Đại 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo ông, Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng “Mô hình Bắc Bình” để giành Đài Loan mà không cần tới một người lính nào.

Vẫn theo lời Trình Tường, Chủ tịch Tập nói rằng, ông hy vọng và yêu cầu việc thống nhất được hoàn thành vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập quân đội. “Điều này không được đề cập trong tài liệu công khai, nhưng nó được tiết lộ từ nội bộ sau cuộc họp” (Lời ông Trình).

Tình hình Đài Loan sẽ rất nguy hiểm trong 5 năm tới. Một số quan điểm cho rằng, việc Bắc Kinh thu hồi Đài Loan bằng vũ lực không khác nào cuộc chiến chống Hoa Kỳ. Trung Quốc không dễ dàng nuốt trôi miếng bánh khổng lồ có gai này. Đại lục xua quân ra trận đồng nghĩa với sự sụp đổ của chế độ, vì vậy chính quyền Bắc Kinh có thể sẽ không sử dụng vũ lực.

Ông Trình Tường nói một cách mộc mạc: “Chính quyền Bắc Kinh thường có một câu nói trong việc sử dụng quân đội: ‘Bạn đánh bạn, tôi đánh tôi’. Câu này có nghĩa là Đảng Cộng sản Trung Quốc không nhất thiết phải đánh đối thủ trực tiếp. Thay vào đó, nó sử dụng chiến tranh không giới hạn, sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, như thông qua mặt trận thống nhất, xâm nhập, mua chuộc và đe dọa, khiến đối phương tự đánh lẫn nhau từ trong nội bộ.

Ở trên có nói đến “Mô hình Bắc Bình”. Bắc Bình chính là Bắc Kinh của thời kỳ chính phủ Quốc dân đảng. Vào năm 1948 – 1949, khi Trung Quốc tấn công Bắc Bình, chính phủ Quốc dân đảng có số lượng quân đông hơn quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong thế tương quan như thế, nếu tổ chức tấn công trực diện chưa chắc đã thành công, vậy nên Đảng cộng sản Trung Quốc đã điều động gián điệp tham chiến.

Đảng Cộng sản đã tìm cách thuyết phục Phó Tác Nghĩa – chỉ huy quân canh giữ Bắc Bình – đầu hàng. Lập luận đưa ra để thuyết phục Phó như sau: Bắc Bình có Cố Cung, nhiều công trình kiến trúc cổ xưa, vì vậy, không thể chiến đấu, nếu không di sản văn hóa sẽ bị phá hủy. Cùng với việc thuyết phục là dùng kế hoạch nội gián. Phó Đông Cúc – con gái của Phó Tác Nghĩa – bị dụ dỗ và đã đánh cắp tất cả kế hoạch khai triển quân sự và tác chiến của cha mình trao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hậu quả là Bắc Bình đã thất bại thảm hại.

Phó Tác Nghĩa không hề biết con gái mình là đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc vào thời điểm đó. Ông ta tin con gái và quyết định đầu hàng. “Mô hình Bắc Bình” về bản chất là xây dựng lực lượng nội ứng trong nội bộ của kẻ thù, sau đó hợp tác với bên ngoài, mục tiêu hướng tới là giành chiến thắng mà không cần tốn một người lính.

Hiện nay Bắc Kinh hiện cũng đang thiết lập các biện pháp đối phó nội bộ ở Đài Loan. Bạn đọc nhớ lại, Mã Anh Cửu, cựu Chủ tịch Quốc dân đảng, là một người theo chủ nghĩa tư bản điển hình. Ông Mã từng nói: Trận chiến đầu tiên của Chiến tranh eo biển Đài Loan là sự kết thúc của chiến tranh, ý nói rằng, một khi Đảng Cộng sản đến, nó sẽ kết thúc.

Chả hiếm người Đài Loan có kiểu suy nghĩ như vậy về Đảng của ông Tập. Rằng, nếu bạn không khiêu khích nó, nó sẽ không đánh bạn. Kiểu suy nghĩ này sẽ khiến Đài Loan không thể xây dựng một nền phòng thủ vững chắc.

Trong tình hình này, người dân trên đảo cho rằng Hoa Kỳ sẽ chẳng hơi đâu bảo vệ họ, nhưng cũng nuôi hy vọng, rằng Đại lục sẽ không dùng vũ lực tấn công. Suy nghĩ cải lương, chập chờn như thế sẽ rất dễ bị Bắc Kinh lợi dụng.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới