Thursday, December 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNguy cơ xung đột Nga - NATO lên cao sau khi tên...

Nguy cơ xung đột Nga – NATO lên cao sau khi tên lửa rơi ở Ba Lan

Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan một lần nữa cho thấy nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và NATO ngày càng hiện hữu.

Theo cây bút Nick Paton Walsh của CNN, những sự cố ngoài ý muốn thường không làm các cuộc xung đột trở nên nguy hiểm hơn. Nhưng sự leo thang ngày một mất kiểm soát trong cuộc chiến ở Ukraine đang đẩy Nga và NATO đến đối đầu quân sự trực tiếp, nhất là sau sự cố tên lửa rơi ở Ba Lan.

Ở thời điểm hiện tại, khi các cuộc điều tra sơ bộ cho thấy Nga không trực tiếp liên quan đến quả đến tên lửa rơi ở Ba Lan thì họ vẫn có một phần trách nhiệm. Nhiều ý cho rằng quả tên lửa này đến từ phòng không Ukraine khi tìm cách đánh chặn cuộc không kích của Nga vào đêm 15/11 (theo giờ địa phương), nhưng nỗ lực này đã thất bại và nó đã rơi xuống lãnh thổ Ba Lan.

Cùng với kết luận từ điều tra sơ bộ được Mỹ và các nước thành viên NATO đưa ra, Ba Lan đã quyết định không dùng tới yêu cầu kích hoạt Điều 4 của Hiệp ước NATO, hành động cho phép nước này tham vấn liên minh nhiều hơn trước khả năng thực hiện hành động tự vệ khi bị đe dọa.

Dù nguy cơ đối đầu quân sự từ sự cố tên lửa ở làng Przewodow đã được hóa giải nhưng nó cũng đặt ra một dấu hỏi về sự sẵn sàng của NATO trước các tình huống tương tự trong tương lai, hay vai trò của họ trong cuộc xung đột Ukraine sẽ đi xa đến đâu?

Trong một tuyên bố ngày 16/11 (theo giờ địa phương), Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết sự cố ở Przewodow là “tai nạn ngoài ý muốn” đến từ lực lượng phòng không Ukraine, và không cần đến sự can thiệt của NATO trong vấn đề này.

Các mảnh vỡ tên lửa thu thập được từ hiện trường chỉ ra rằng chúng đến từ một tên lửa đất đối không thuộc hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 đang được quân đội Ukraine vận hành, các báo cáo của NATO chỉ nói thêm rằng tên lửa này do Nga sản xuất. Việc kết luận sự cố làm 2 dân thường Ba Lan thiệt mạng là một “tai nạn ngoài ý muốn” có thể là kết quả đều khiến tất cả các bên hài lòng.

Một kết luận như vậy cũng tạo ra tiền đề để NATO trang bị các hệ thống phòng không tốt hơn cho Ukraine giúp tránh các trường hợp tương tự tái diễn.

Trên hết, đây sẽ là thời điểm khó xảy ra đối với Nga khi tìm cách leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện với NATO, liên minh quân sự lớn nhất trong lịch sử loài người.

Nick Paton Walsh nhận định, từ diễn biến của chiến trường Nga không thể dành được ưu thế trước một quân đội được đánh giá là nhỏ hơn gấp nhiều lần như Ukraine. Moskva chấp nhận rút khỏi một vùng chiến lược như Kherson đã cho thấy một phần của điều này.

Cây bút CNN cho rằng, một sự cố tên lửa như vừa qua ở Ba Lan có thể khiến dư luận Nga quên đi một phần nào đó cuộc rút quân khỏi Kherson nhưng đó là động thái nguy hiểm có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Moskva và NATO.

Nguy cơ xung đột Nga - NATO ngày càng cao sau sự cố tên lửa rơi ở Ba Lan - 2
Vị trí tên lửa được cho là của Ukraine rơi xuống làng Przewodow, Ba Lan. (Ảnh: BBC)

Nguy cơ về một cuộc xung đột trực tiếp Nga đối với hầu hết các nước NATO nghe có vẻ xa vời, nhưng trường hợp của Ba Lan thì ngược lại bởi nước này có chung đường biên giới với Ukraine. Ngoài ra Ba Lan kể từ đầu cuộc chiến cho đến nay luôn đóng vai trò như một “trạm trung chuyển” vũ khí từ các nước phương Tây đến Ukraine, nguy cơ bị tấn công của họ rõ ràng lớn hơn các quốc gia khác.

Ba Lan có thể sẽ tìm cách đối phó với những sự cố tương tự bằng cách tăng cường giám sát không phận và đặt các đơn vị phòng thủ vào trạng thái sẵn sàng cao nhất. Động thái này của Warszawa nhận được sự ủng hộ của các đồng minh NATO cùng với đó là đề xuất triển khai thêm nhiều máy bay và hệ thống phòng đề sườn phía đông của liên minh.

Một lực lượng phòng thủ lớn ở sườn phía đông NATO có thể cách răn đe Nga tốt nhất nhưng nó cũng mang đến những nguy cơ, điển hình như vụ tai nạn máy bay chở khách MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines được nghi là bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không năm 2014. Ai phải chịu trách nhiệm cho vụ tai nạn này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Theo Nick Paton Walsh vụ tên lửa rơi ở Ba Lan cũng là một dấu hiệu khác cho thấy cuộc chiến này đang leo thang chậm chạp. Giao tranh có thể tạm ngưng bởi những biến động bất thường trên chiến trường, điều này có thể thấy qua cuộc khủng hoảng ở các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine, đến vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc). Tất cả những biến động nằm ngoài kiểm soát và những tiền lệ nguy hiểm đang tạo ra cảm giác không an toàn, nó khiến cả hai bên đều muốn kết thúc sớm cuộc chiến.

RELATED ARTICLES

Tin mới