Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCuộc chiến bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Ngày 13 tháng 7 năm 1971, tại Hội nghị ASPECT Malina, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bốn chiến hạm của hải quân Việt Nam cộng hòa tham dự trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Từ năm 1971 đến năm 1973, Philippines đưa quân chiếm đóng 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Ngày 11 tháng 1 năm 1974, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố tái khẳng định các yêu sách đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó họ bắt đầu đưa quân đổ bộ lên các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng do quân đội Việt Nam Cộng hòa đang đóng giữ.

Ngày 18 tháng 1 năm 1974, tàu chiến Trung Quốc bắt đầu khiêu khích, thậm chí còn đâm thẳng vào tàu chiến của Hải quân Việt Nam Cộng hòa đang bảo vệ các đảo thuộc chủ quyền của mình.

10 giờ 20 phút sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, tàu chiến Trung Quốc nã pháo tấn công tàu Trần Khánh Dư mang số hiệu HQ-04 của Việt Nam Cộng hòa và bị chống trả quyết liệt. Do bị Trung Quốc tấn công trước trong bối cảnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa đang gắp rất nhiều khó khăn nên không được ứng cứu tàu Trần Khánh Dư đã bị thất bị. Quân Trung Quốc nhanh chóng chiếm cụm đảo phía Tây và chỉ trong ngày hôm sau 20-1-1974 đã đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngay từ khi chiến sự đang diễn ra, ngày 19 tháng 4 năm 1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã ra tuyến bố số 015/BNG/TTBC/TT khẳng định “Việc Trung Cộng (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới… Việt Nam Cộng hòa kêu gọi toàn thế giới hãy kiên quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.

Ngày 20 tháng 1 năm 1974, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã điện cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc yêu cầu mở cuộc họp khẩn để xem xét việc Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Tiếc rằng Hội đồng Bảo an đã không xem xét yêu cầu này.

Cũng trong ngày 20 tháng 1 năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra tuyến bố phản đối hành động Trung Quốc dùng vũ lực thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngày 22 tháng 1 năm 1974, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu gửi thư cho Tổng thống Mỹ Rachard Nixon. Trong thư, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khẩn thiết kêu gọi chính phủ Mỹ hết lòng giúp đỡ “để đưa đến sự phục hồi nguyên trạng và dàn xếp êm đẹp việc tranh chấp quốc tế trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Những Nixon tỏ ra không quan tâm và quyết định không can thiệp để có thể chặn đứng cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc.

Ngày 22 tháng 7 năm 1974, kỳ họp thứ hai Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc và Luật Biển tổ chức tại Caraces (Venezuela), đại biểu Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng vũ lực và khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam, chủ quyền của Việt Nam ở trên hai quần đảo này là hoàn toàn tuyệt đối, không thể tranh chấp.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới