Mới đây, dân cư một huyện ở tỉnh Quảng Đông, siêu đô thị ở đông nam Trung Quốc, đã trốn phong toả, đụng độ với cảnh sát và xuống đường biểu tình phản đối chính sách chống dịch Zero- COVID cực đoán của đất nước tỷ dân.
Theo các video được đăng trực tuyến, đám đông người dân ở thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, đã vượt qua các rào cản và xuống đường biểu tình trong cảnh hỗn loạn, nhằm thể hiện sự phẫn nộ của công chúng đối với các biện pháp kiềm chế coronavirus.
Trong số các ổ dịch mới nhất ở Trung Quốc, Quảng Châu là ổ dịch lớn nhất, với số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày lần đầu tiên lên tới 5.000 ca và làm dấy lên đồn đoán rằng việc phong tỏa cục bộ có thể mở rộng.
Khu vực này có nhiều người lao động lưu động nghèo. Họ phàn nàn không được trả lương nếu không được đi làm, và phàn nàn thiếu lương thực và giá cả tăng vọt khi sống trong tình trạng giới hạn nghiêm ngặt về Covid.
Trong nhiều đêm, họ gây gổ với các quan chức thực thi công vụ ngăn chặn Covid, giờ đây cơn giận dữ đột ngột bùng phát trên các đường phố Quảng Châu với hàng loạt người phản kháng.
Các video được chia sẻ rộng rãi trên Twitter cho thấy cảnh ồn ào xảy ra ở quận Haizhu của Quảng Châu, khi mọi người đổ xô xuống đường và phản đối những công nhân mặc đồ bảo hộ trắng. Các video cho thấy một số người lật ngược xe cảnh sát và phá vỡ hàng rào kiểm soát. Các đội chống bạo động hiện đã được đưa tới khu vực.
Một ngày sau đó, Twitter bị chặn ở Trung Quốc và một số thẻ bắt đầu bằng các hashtag liên quan đến chủ đề “bạo loạn” trong khu vực đã bị xóa khỏi Weibo giống như Twitter của Trung Quốc.
Tháng trước, một đợt bùng phát COVID tại một nhà máy khổng lồ của Foxconn sản xuất iPhone của Apple ở Trịnh Châu cũng đã châm ngòi hỗn loạn,với nhiều công nhân bỏ trốn, kể cả bằng cách trèo rào, đình công sản xuất.
Tuy nhiên, đến hiện tại Trung Quốc vẫn đang đấu tranh giữa việc duy trì đường lối Zero Covid bảo thủ hay nới lỏng để cứu lấy nền kinh tế đang ngày càng ảm đảm sau gần 3 năm xảy ra đại dịch.
Các nhà kinh tế và chuyên gia y tế công cộng cho biết thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc có thể bắt đầu nới lỏng các quy định về COVID vào giữa năm 2023, nhưng cần phải tiêm phòng cho hàng chục triệu người cao tuổi trước khi các biện pháp kiểm soát du khách nước ngoài kết thúc.
T.P