Wednesday, January 15, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMột kiểu “báo cáo láo” ở TQ

Một kiểu “báo cáo láo” ở TQ

Mới đây, chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra 16 biện pháp giải cứu tài chính cho thị trường bất động sản, tỏ rõ thái độ muốn vãn hồi thị trường này để đạt mục tiêu tăng trưởng. Các chính quyền địa phương lập tức dồn toàn lực đổ tiền vào bất động sản. Công cuộc giải cứu rầm rộ thực chất là để giải cứu nguồn thu của chính quyền, nơi thuế và phí chiếm tới 70% giá bán của một căn nhà.

Một khu phức hợp nhà ở của nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 21/10/2021.

Giải cứu BĐS chính là giải cứu nguồn thu của Chính phủ
Lĩnh vực bất động sản (BĐS), chiếm 1/4 quy mô nền kinh tế Trung Quốc, đã bị sa lầy trong cuộc khủng hoảng nợ khiến niềm tin của thị trường bị sứt mẻ và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Kể từ đầu năm nay, chính phủ đã tiếp tục cố gắng nới lỏng các quy định đối với thị trường bất động sản và giải cứu thị trường.

“Thông báo về việc thực hiện tốt công việc hỗ trợ tài chính cho sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường bất động sản” do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc ban hành liên quan đến việc duy trì sự ổn định và khơi thông dòng tài chính đổ vào thị trường BĐS.

Tất cả các gói giải pháp đưa ra thực chất là tích cực cung cấp dịch vụ tài chính để “đảm bảo bàn giao tòa nhà” trong bối cảnh các doanh nghiệp phát triển BĐS hiện đang hết sức khó khăn.

Có tổng cộng 16 biện pháp chính sách trên sáu phương diện, bao gồm quản lý rủi ro của doanh nghiệp bất động sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng tài chính nhà ở, từng bước điều chỉnh một số chính sách quản lý tài chính, tăng cường hỗ trợ tài chính cho hoạt động cho thuê nhà ở. Những chính sách này mạnh mẽ hơn bao giờ hết; một số nhà phân tích thậm chí còn tin rằng chúng là “gói cứu trợ bất động sản hoành tráng”.

Ông Song Weijun, một nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn nước ngoài Kinh tế chính trị Tianjun, nói rằng các gói giải cứu thị trường bất động sản chính là để giải cứu nút thắt thu ngân sách của chính phủ.

Thuế và phí mà chính phủ thu được lên tới 70% giá nhà ở bán ra. Bên cạnh phí chuyển nhượng đất đai, một phần đáng kể tiền để người dân mua nhà được chuyển giao chính phủ; trở thành nguồn thu chính của ngân sách. Ngoài ra, có hơn 40 ngành thượng nguồn và hạ nguồn của bất động sản; tất cả đều thịnh vượng, nếu bất động sản cải thiện, các ngành khác cũng sẽ được thúc đẩy, điều này cũng sẽ liên quan đến nguồn thu ngân sách của chính phủ.

Theo Wall Street Journal, thị trường bất động sản Trung Quốc đang ế ẩm, và một số chính quyền địa phương đã bằng mọi giá tìm ra cách để thúc đẩy thị trường: tự mua lại BĐS để tạo cung – cầu và thanh khoản thị trường.

Tự tạo cầu ảo về nhà ở để đạt thành tích tăng trưởng
Gần đây nhất, những tổ chức mua nhà trong các cuộc đấu giá đất đai của chính quyền địa phương lại chính là các công ty nhà nước được chính quyền địa phương thành lập ngay trước khi bán đấu giá, theo kết quả đấu giá và hồ sơ công khai được thời báo Wall Street Journal tổng kết.

Ví dụ, trong 10 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch chuyển nhượng đất thổ cư tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam là khoảng 25 tỷ nhân dân tệ, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu hàng chục doanh nghiệp liên kết với chính phủ không tham gia vào ba cuộc đấu giá đất tập trung ở Trịnh Châu, thì sự sụt giảm về giá trị giao dịch sẽ lớn hơn nhiều so với con số này. Trong số 73 mảnh đất thổ cư được bán ở Trịnh Châu, 54 mảnh đất đã được mua bởi các công ty địa phương do chính quyền thành phố Trịnh Châu hoặc chính quyền quận hoặc các phòng ban cấp dưới của họ kiểm soát.

Tờ Wall Street Journal tin rằng nguồn tiền được “thiết kế” từ chính quyền địa phương hoặc ngân hàng mà chính quyền địa phương chỉ định, chuyển đến các doanh nghiệp nhà nước để mua đất, sau đó được ghi nhận là doanh thu tài chính của chính quyền địa phương.

Hiện tại, Trung Quốc chỉ có thể đặt động lực tăng trưởng kinh tế vào bất động sản khi vẫn theo đuổi ‘zero Covid’. Liu Shijin, thành viên Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho biết tại Hội nghị Tài chính ngày 17/11 rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tiềm năng do tác động của đại dịch trong năm nay, các chuyên gia khuyên chính quyền nên đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế thấp hơn 5% trong năm tới.

Ông Liu Shijin cảnh báo rằng nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm lại, năng suất lao động sẽ giảm và đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá sâu hơn.

Ông Yang Weimin, phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Ủy ban Toàn quốc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cũng cho biết tại Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính rằng “rủi ro lớn nhất của sự phát triển kinh tế hiện nay là tốc độ tăng trưởng quá thấp”. Các cơ quan chức năng cần kịp thời đảo ngược tình trạng này.

Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chỉ ở mức 3,2% vào năm 2022 và 4,4% vào năm 2023.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới