Friday, December 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnEU chia rẽ về mức giới hạn giá dầu của Nga

EU chia rẽ về mức giới hạn giá dầu của Nga

Đàm phán giữa các quốc gia EU về trần giá đối với dầu của Nga đi vào bế tắc với việc không nhất trí được mức giá chung.

EU gặp khó trong việc áp trần gía dầu Nga.


“Vẫn còn sự khác biệt về mức trần giá dầu. Cần tiến hành thảo luận song phương. Cuộc gặp tiếp theo của đại sứ các nước EU sẽ diễn ra vào tối 24/11 hoặc 25/11”, Reuters dẫn nguồn tin quan chức ngoại giao EU cho biết.

Trước đó, đại diện của 27 chính phủ EU gặp nhau tại Brussels để thảo luận về đề xuất của G7 đặt mức trần giá trong khoảng 65-70 USD/thùng. Tuy nhiên, mức này được xem là quá cao với một số nước, trong khi không ít quốc gia cho rằng mức giá đó là quá thấp.

G7 dự kiến ​​sẽ áp dụng mức giá trần đối với xuất khẩu dầu của Nga bằng đường biển vào ngày 5/12. Động thái này là một phần của các biện pháp trừng phạt nhằm cắt giảm doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu mỏ sau chiến dịch quân sự nước này ở Ukraine.

Tuy nhiên, mức giới hạn giá là vấn đề gây tranh cãi. Ba Lan, Litva và Estonia tin rằng mức 65-70 USD/thùng sẽ khiến Nga thu lợi nhuận lớn, vì chi phí sản xuất vào khoảng 20 USD/thùng.

Síp, Hy Lạp và Malta cho rằng mức trần quá thấp và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong kinh doanh hoặc có thêm thời gian để điều chỉnh. Đây là những quốc gia có ngành vận tải biển lớn, sẽ bị thiệt hại nhiều nhất nếu hàng hóa dầu của Nga bị hạn chế.

“Ba Lan đề xuất mức giá không vượt quá 30 USD/thùng. Síp muốn bồi thường. Hy Lạp muốn có thêm thời gian”, quan chức EU cho hay.

Khoảng 70%-85% lượng dầu thô xuất khẩu của Nga được vận chuyển bằng tàu chở dầu thay vì đường ống. Ý tưởng về trần giá là cấm công ty vận chuyển, bảo hiểm đối với hàng hóa dầu thô của Nga trên phạm vi toàn cầu, trừ khi dầu được bán với giá không cao hơn giá do G7 và các đồng minh đặt ra.

Do những công ty vận chuyển và bảo hiểm lớn của thế giới có trụ sở tại các nước G7, nên mức giá trần sẽ khiến Nga khó bán dầu với giá cao hơn. Dầu là hàng xuất khẩu lớn nhất của Nga, chiếm khoảng 10% nguồn cung thế giới.

Đồng thời, do chi phí sản xuất ước tính vào khoảng 20 USD/thùng nên mức trần này vẫn giúp Nga có lãi khi bán dầu.

Các nhà ngoại giao EU cho biết hầu hết những nước EU và G7, trong đó có Pháp và Đức đều ủng hộ việc áp giá trần, chỉ lo lắng về khả năng thực thi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới