Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao thế giới không thể có hoà bình

Tại sao thế giới không thể có hoà bình

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, châu Âu, châu Á, và một phần châu Phi chìm trong thảm hoạ phát xít, không một quốc gia nào chống đỡ nổi sức mạnh của trục phát xít. Nước Nga đã hy sinh hơn hai mươi triệu người để tự giải phóng và giải phóng cho nhiều nước khỏi cuộc chiến tranh thảm khốc nhất thế kỷ XX.

Sau chiến tranh hình thành hai phe: Các nước tư bản Tây Âu cùng với Mỹ, phe các nước xã hội chủ nghĩa gồm các nước Đông Âu, một số nước châu Á và Châu Mỹ (Cuba). Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết cũng được hình thành trên cơ sở một số nước Đông Âu, Châu Á vừa mới được giải phóng.

Sự đối đầu giữa hai phe bắt đầu hình thành, tạo nên thời kỳ chiến tranh lạnh kéo dài. Mỹ và các nước EU hình thành liên minh quân sự NATO, các nước phe xã hội chủ nghĩa cũng hình thành khối quân sự VASAWA. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh tuy có đối đầu nhưng về cơ bản các nước chung sống trong hoà bình, ngoại trừ cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam.

Khi Liên Xô sụp đổ và các nước xã hội chủ nghĩa tan rã bằng cuộc tạo dựng diễn biến hoà bình do Mỹ chủ trương thực hiện. Khối quân sự VASAWA cũng tất yếu không còn tồn tại. Những tưởng NATO không còn đối thủ cũng sẽ tan rã, nhưng thực tế nó vẫn tồn tại. Lãnh đạo các nước NATO lúc đó cam kết không mở rộng NATO về phía Đông để không gây căng thẳng với nước Nga mới. Thời gian đầu các nước EU, Mỹ và nước Nga hướng tới sự thân thiện. Mỹ và Nga đã cùng chung sử dụng trạm vũ trụ trong không gian và được đặt tên là Trạm vũ trụ hoà bình.

Những thế hệ lãnh đạo NATO sau đó không thực hiện cam kết đã liên tục lôi kéo và kết nạp nhiều nước Đông Âu vào NATO. Vũ khí của NATO dần dần áp sát biên giới nước Nga. Nga đã buộc ở vào thế phải tìm cách bảo vệ an ninh của mình.

Hệ quả tất yếu nêu trên là năm 2014, Nga đánh chiếm bán đảo Krym của Ukraina. Cũng cần nói rằng Krym trước đây là lãnh thổ của Nga được chuyển giao cho nước cộng hoà Ukraina trong thời kỳ Liên bang Xô Viết.
Lúc đó chính nhà ngoại giao nổi tiếng của Mỹ là Kissinger đã lên tiếng cảnh báo NATO đừng mở rộng NATO về phía Đông nếu muốn có hoà bình, và đừng ép Nga vào thế buộc phải chống đối. Nước Nga lúc đó chỉ cần một lời cam kết của EU và NATO là không kết nạp Ukraina là quốc gia Đông Âu có chung biên giới với Nga.

Nhưng EU và NATO đã phớt lờ lời thỉnh cầu của nước Nga vẫn để ngỏ khả năng Ukraina có thể trở thành thành viên EU lẫn NATO.

Cuộc chiến ở Ukraina bùng nổ chính là hệ quả tất yếu của những mâu thuẫn nêu trên. Hoà bình của thế giới đang nằm trong tay các nước lớn mà trước hết là các nước trong khối NATO.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới