Saturday, November 23, 2024
Trang chủBiển ĐôngNhững sự thật thú vị về Hoàng Sa, Trường Sa

Những sự thật thú vị về Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam đã xác lập chủ quyền trên quần đào Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ thế kỷ XVII cho đến ngày hôm nay, cho dù là trải qua những biến động của lịch sử dữ dội, sự thay đổi quyền lực hay chiến tranh người Việt vẫn chưa từng một phút giây nào chối bỏ chủ quyền quốc gia trên những mảnh đất thiêng liêng đó. Thuở ban đầu hai quần đảo được thể hiện liền một dải bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa với tên gọi ban đầu được sát nhập chung thành Bãi Cát Vàng thể hiện trong bản đồ cổ của Việt Nam mang tên “toàn tập Thiên Nam Tứ Chí lộ đồ thư” do nhà địa lý Đỗ Bá biên soạn và hoàn thành vào năm 1686.

Bản đồ các đảo thuộc Quần đảo Hoàng Sa.

Vào nửa đầu của thế kỷ XVII chúa Nguyễn tổ chức đội Hoàng Sa phủ biên tạp lục Lê Quý Đôn chép: trước đây họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất lấy người xã An Vĩnh xung vào luân phiên nhau hàng năm cứ vào tháng 3 nhận mệnh đi làm sai dịch mang lương đủ ăn 6 tháng đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ ra biển 3 ngày 3 đêm mới đến đảo này.

Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm đội Bắc Hải lấy người thôn Tứ Chính thuộc xã Cảnh Dương phủ Bình Thuận cấp giấy phép ra đảo Trường Sa với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa.

Năm 1974 Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa còn Việt Nam mất quyền kiểm soát thực tế đối với quần đảo này.

Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc cho quân xâm chiếm trái phép bằng vũ lực nhóm phía Tây Hoàng Sa mà chính quyền Sài Gòn đang đóng giữ, nhóm phía đông đã bị Trung Quốc chiếm từ năm 1956 sau khi quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương theo hiệp định Giơ-ne-vơ dù có tàu chiến mạnh hơn cả về kích thước lẫn hỏa lực nhưng quân đội Sài Gòn đã nhanh chóng thất bại một cách ê chề.

Sau trận hải chiến ngày 20 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo còn lại thuộc quần đảo Hoàng Sa như Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa … đồng thời xác lập các tiền đồn trái phép, liên tục cho các tàu thuyền các loại ra túc trực ngăn cản sự tiếp cận của tàu thuyền nước ngoài tới gần.

Trong thời gian đầu của thế kỷ XXI, Bắc Kinh bắt đầu bắt tay của quân sự hóa nhiều tiền đồn bao gồm việc bồi đắp trái phép đảo Phú Lâm trở thành một căn cứ liên hợp Hải lục không quân hiện đại với đường băng dài hơn 3.000 mét đủ triển khai các máy bay ném bom chiến lược và tiêm kích hạng nặng xuống hoạt động tại Hoàng Sa tạo lên một tình trạng căng thẳng đáng báo động. Thế nhưng dù cho gần 50 năm nằm dưới quyền kiểm soát thực tế của Trung Quốc dẫu vậy Việt Nam vẫn liên tục khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa.

Hiện nay, Ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa đang được đặt tại đường Yên Bái, TP. Đà Nẵng và Hoàng Sa vẫn là một ngư trường truyền thống nhiều đời nay của ngư dân các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ.

Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa mặc dù sự bành trướng của Trung Quốc xuống Biển Đông đã được đẩy lên cao trào.

Năm 1974, sau khi xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, với khả năng của lực lượng Hải quân còn hạn chế do đó phải mất tới 14 năm sau Bắc Kinh mới có thể la liếm tiếp xuống quần đảo Trường Sa. Trong những tháng đầu của năm 1988 lần đầu tiên Hải quân của Bắc Kinh chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa bao gồm đá Chữ Thập vào ngày 31/1, đá Châu Viên vào ngày 18/2, đá Ga Ven vào ngày 26/2, đá Tư Nghĩa tức đá Huy Gơ vào ngày 28/2 và đá Xu Bi vào ngày 23/03. Sau khi chiếm giữ những thực thể này Trung Quốc tỏ rõ ý đồ muốn chiếm giữ ba đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao trong cụm đảo sinh tồn, chúng có vị trí chiến lược quan trọng có khả năng khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ tại Trường Sa và sau trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988 Trung Quốc chiếm được đá Gạc Ma chúng ta giữ được đá Cô Lin và Len Đao, thế trận này tiếp tục được giữ nguyên cho tới năm 1995 Trung Quốc chiếm đóng thêm đá Vành Khăn tạo nên vụ biến cố đá Vành Khăn nổi tiếng, từ đó cho tới tận ngày nay Bắc Kinh không chiếm giữ thêm được thực thể nào. Tổng cộng đang kiểm soát trái phép trên thực tế là 7 đá.

Nhà giàn DK-1 không thuộc quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK-1 là Cục dịch vụ Kinh tế Khoa học Kỹ thuật được Việt Nam xây dựng dưới dạng các nhà giàn trên thềm lục địa phía Đông Nam đất nước cách đất liền khoảng 250 đến 350 hải lý đây được coi là một cột mốc chủ quyền tiền đồn bảo vệ thềm lục địa cũng như là chỗ đứng chân quan trọng cho ta bảo vệ các mỏ dầu khí giàu trữ lượng trong khu vực này. Các nhà giàn DK-1 mà Việt Nam xây dựng nằm trên các bãi cạn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam như bãi Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Quế Đường, Vũng Mây và Huyền Chân. Việt Nam đang sử dụng chúng vào những mục đích kinh tế nghiên cứu khoa học biển bảo vệ môi trường biển, thăm dò khai thác tài nguyên dầu khí theo đúng quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 tức UNCLOS.

Việt Nam không cố ý biến những bãi cạn này thành những đảo nổi và phản đối việc cố tình gán ghép khu vực, hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam này trở thành một bộ phận của quần đảo Trường Sa nhằm biến nơi không có tranh chấp thành nơi có tranh chấp, Việt Nam cho rằng mọi hành vi cố ý và gán ghép đó là hoàn toàn sai trái trong việc giải thích và áp dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cần phải lên án, bác bỏ khi bạn nói DK-1 thuộc Trường Sa thì bạn đã vô tình biến khu vực không tranh chấp thành khu vực có tranh chấp tạo điều kiện kẻ thù gây bất ổn và lợi dụng.

Việt Nam đóng giữ nhiều đảo đá nhất ở quần đảo Trường Sa mặc dù có nhiều kẻ chống đối chính quyền không có cảm tình với nhà nước hay những kẻ có mục địch xấu vẫn ra rả tuyên truyền rằng Hà Nội bán biển, bán đảo không dám bảo vệ chủ quyền, Hải quân thì bám bờ … nhưng trên thực tế cách bảo vệ chủ quyền của Việt Nam lại là tấm gương mà nhiều quốc gia trong khu vực muốn học hỏi “một chính quyền ít nói nhưng làm nhiều”. Việt Nam đang thực thi chủ quyền tại 21 điểm đảo gồm 9 đảo nổi và 12 đảo chìm với 31 điểm đóng quân nhiều nhất trong các bên tranh chấp, 9 đảo nổi bao gồm: đảo An Bang, đảo Phan Vinh, đảo Trường Sa, Trường Sa Đông, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Song Tử Tây, Nam Yết và Sơn Ca cùng 12 đảo chìm là đá Nam, đá Lớn, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Lữ, Núi Le, Tốc Tan, đá Tây, đá Đông, đá Lát và đá Thị.

Trung Quốc hiện nay chiếm đóng trái phép 7 thực thể ở Trường Sa bao gồm: Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn và Xu Bi, chính quyền Đài Loan chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa và mở rộng thêm một bãi cạn san hô, Philippines chiếm đóng 9 thực thể, Malaysia chiếm đóng 7 thực thể và Brunei không chiếm đóng bất cứ thực thể nào dù cho có các yêu sách tuyên bố chủ quyền một phần đối với quần đảo Trường Sa đủ có thể thấy rằng một thế trận và chỗ đứng chân, ưu thế vượt trội của Việt Nam là như thế nào trên một quần đảo Trường Sa rộng lớn.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới