Wednesday, December 25, 2024
Trang chủThâm cung bí sửChính quyền Việt Nam Cộng hòa với chủ quyền Hoàng Sa- Trường...

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa với chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa (Kỳ 2)

Cuối những năm 60 của thế kỷ 20, tình hình thế giới có những biến động phức tạp xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô, đã khiến cho mối quan hệ giữa hai nước trong phe xã hội chủ nghĩa bị rạn nứt nghiêm trọng. Mỹ nhanh chóng nhận ra sự rạn nứt đó và điều chỉnh chính sách nhằm đối đầu với Liên Xô, bằng cách xích lại gần hơn với Trung Quốc thông qua các hoạt động ngoại giao, Mỹ giúp Trung Quốc trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc năm 1971.

Biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974.

Năm 1972 tổng thống Nixon thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Mỹ và Trung Quốc ký thông cáo chung Thượng Hải, những diễn biến này tác động thuận lợi cho việc điều chỉnh đường lối chính trị và quân sự của Trung Quốc, trong đó có ý đồ đánh chiếm Hoàng Sa.

Về tình hình Việt Nam, với hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình được ký ngày 27 tháng 1 năm 1973, Mỹ đã rút quân khỏi Việt Nam những diễn biến mới trên chiến trường ngày càng bất lợi cho Việt Nam Cộng hòa, đã khiến Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự nhằm hiện thực hóa tham vọng lãnh thổ của mình. Trong đó tìm cách thôn tính quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa đang nắm giữ chủ quyền.

Trước những diễn biến ngày càng căng thẳng trên thực địa, khi Trung Quốc tăng cường các hoạt động gây hấn tại nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cảnh giác có sự chuẩn bị đối đầu quyết liệt và đỉnh điểm là trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Ngày 11 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc tuyên bố việc sáp nhập các đảo của quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy của Việt Nam Cộng hòa là sự lấn chiếm lãnh thổ Trung Quốc. Ngày 12 tháng 1 năm 1974, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, ngày 15 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc bắt đầu triển khai một lực lượng hải quân mạnh có các máy bay MIG-21 yểm trợ tại quần đảo Hoàng Sa, nhiều tàu được ngụy trang thành tàu đánh cá, đổ bộ lên các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, Quang Hòa, Duy Mậu để cắm cờ. Ngày 16 tháng 1 năm 1974, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã ra tuyên cáo bác bỏ luận cứ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và đưa ra những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử để xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa trên hai quần đảo này.

Trung Quốc tăng cường lực lượng áp sát các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộc. Quân đội Việt Nam Cộng hòa điều động các khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ04, tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ05, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 triển khai ngăn chặn. Ngày 19 tháng 1 năm 1974 lực lượng Việt Nam Cộng hòa đổ bộ lên đảo Quang Hòa, yêu cầu phía Trung Quốc rời đảo, ngay lập tức phía Trung Quốc tấn công là hai người chết và hai người bị thương. Cuộc hải chiến chiến Hoàng Sa bắt đầu diễn ra vào lúc 10h20 phút ngày 19 tháng 1 năm 1974 một chiến hạm Trung Quốc bị bốc cháy và chìm một chiếc bị phá hủy, hai tàu hư hại nặng thương vong không xác định được. Phía Việt Nam Cộng hòa hộ tống hạm Nhật Tảo bị chìm, các chiến hạm khác bị hư hại, hạm trưởng tàu Nhật Tảo Ngụy Văn Thà và 74 binh sĩ tử trận, một số binh sĩ trên đảo bị bắt.

Ông Nguyễn Văn Cúc là binh sĩ thuộc lực lượng Việt Nam Cộng hòa, đã 3 lần ra khảo sát xây dựng các công trình trên đảo Hoàng Sa. Lần thứ ba, ông ra đảo vào tháng 12 năm 1973 để khảo sát xây dựng sân bay, trận hải chiến Hoàng Sa nổ ra, ông cùng các lực lượng đồn trú trên đảo bảo vệ Hoàng Sa và bị phía Trung Quốc bắt “Trong đó thì không có súng gì lớn, chỉ có R-15 mà R-15 là hết đạn, lựu đạn cũng không có mà súng lớn cũng không, đánh đến trưa là Trung Quốc bắt hết lính ở trên đảo rồi” – Ông Nguyễn Văn Cúc nói.

Sau khi bị Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, không thể dùng hải quân tái chiếm quần đảo Hoàng Sa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dự định dùng lực lượng không quân, để phản kích tái chiếm Hoàng Sa. Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Tư lệnh Không quân Việt Nam Cộng hòa điều 5 phi đoàn máy bay F-5e mỗi phi đoàn gồm 24 máy bay và 120 phi công tập kết tại Đà Nẵng, máy bay do thám RF-5 của Việt Nam Cộng hòa liên tục bay thám thính lực lượng Trung Quốc ở Hoàng Sa để chuẩn bị phương án tác chiến, cũng ngày 19 tháng 1 hai phi đoàn F-5e của không lực Việt Nam Cộng hòa mỗi phi đoàn hai chiếc đã cất cánh ra khơi, nhưng bay được khoảng 100 dặm thì được lệnh quay trở lại, vì những lý do khác nhau cuối cùng chính quyền Việt Nam Cộng hòa hủy bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng không quân và quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng từ đó.

Trong các tài liệu, về cuộc chiến ở Hoàng Sa được phía Mỹ giải mật thời gian gần đây, có 3 bước điện tín giữa Bộ Ngoại giao Mỹ và Tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn trong các ngày 19, 20, 21 tháng 1 năm 1974, phần nào cho thấy lý do Tổng thống Việt Nam Cộng hòa hủy bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng không quân. Theo đó Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Bộ quốc phòng ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tránh khỏi khu vực xung đột và tư vấn cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa, việc mà Việt Nam Cộng hòa hay chúng ta không cần chút nào trong lúc này là đụng độ giữa Trung Quốc và chính phủ Việt Nam Cộng hòa về mấy hòn đảo, dẫn tới vai trò bất chấp của Trung Quốc trong cuộc chiến Việt Nam và khẳng định Mỹ không thể tham gia trực tiếp trong tranh chấp chủ quyền giữa các đồng minh lâu đời là Việt Nam Cộng hòa, Đài Loan và Philippines hoặc giữa những nước này với Trung Quốc mà Mỹ đang hy vọng xây dựng mối quan hệ nhiều hơn trong tương lai.

Cuối cùng trong bức điện ngày 21 tháng 1 năm 1974, Đại sứ Graham Martin đã thông báo cho Trợ lý Ngoại trưởng Brent ScowRoft “Sáng nay tôi đã nghe nói ông Thiệu đã ra lệnh cho không lực Việt Nam Cộng hòa ném bom quân Trung Quốc ở Hoàng Sa. Lệnh đó đã được đình chỉ”.

Những động thái trên cho thấy trong sự kiện Hoàng Sa năm 1974, Mỹ đã bán đứng chính quyền Việt Nam Cộng hòa và tiếp tay cho Trung Quốc tấn công cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

“Khi mà sự kiện này xảy ra thì ngày 22 tháng 1, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có gửi cho Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Nixon nhưng Tổng thống Nixon không trả lời, Bộ ngoại giao Mỹ có tài liệu là Mỹ không dính líu đến Hoàng Sa và Trường Sa, qua sự kiện này Mỹ đã chính thức bỏ rơi đồng minh của mình” – PGS,TS Trương Minh Dục (Nhà nghiên cứu lịch sử).

Sau khi Hoàng Sa bị cưỡng chiếm bằng vũ lực, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đấu tranh phản ứng mạnh mẽ bằng con đường ngoại giao. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã gửi điện đến Tổng thống Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia có quan hệ ngoại giao thông báo và lên án hành động của Trung Quốc. Đồng thời có thông điệp gửi đến các nước ký hiệp định Paris, chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhắc lại sự đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp một phiên đặc biệt. Ngày 29 tháng 1 năm 1974 tối cao pháp viện Việt Nam Cộng hòa ra tuyên bố khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cực lực tố cáo hành vi xâm lăng của Trung Quốc, các đoàn đại biểu của Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hợp Quốc và các diễn đàn quốc tế tích cực khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và phản đối hành động của Trung Quốc. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành phần bao gồm: đại diện của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, liên minh các lực lượng vũ trang dân tộc dân chủ Hòa Bình Việt Nam, cùng đại biểu các lực lượng yêu nước khác là chính phủ đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân miền Nam tại thời điểm đó, là thành viên của phong trào không liên kết một trong các bên tham gia ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lặp lại hoà bình ở Việt Nam.

Năm 1973, được nhiều nước kể cả các nước Tư bản chủ nghĩa, các tổ chức quốc tế công nhận. Sau khi Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực, chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã liên tiếp ra ba tuyên bố và các ngày 20 tháng 1, 24 tháng 1 và 14 tháng 2 năm 1974, phản đối hành động đánh chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc. Tuyên bố lập trường 3 điểm về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

Các tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam nhấn mạnh: “Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và giải quyết bằng thương lượng”.

Tiếp tục tăng cường các biện pháp bảo vệ biển đảo ngày mùng 1 tháng 2 năm 1974, chính quyền Sài Gòn quyết định tăng cường phòng thủ các đảo ở quần đảo Trường Sa, đưa lực lượng ra đóng ở năm Đảo thuộc Trường sa đối với Philippines qua Đại sứ ở Manila, chính quyền Sài Gòn cũng khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Hải chiến Hoàng Sa đã thu hút sự quan tâm báo chí trong nước và quốc tế.

Báo Pravda của Đảng cộng sản Liên Xô đã có bài xã luận, lên án gay gắt hành vi xâm lược bằng vũ lực của Trung Quốc, bài xã luận khẳng định: “Hành động quân sự của Trung Quốc tại Hoàng Sa như một chủ trương bành trướng lãnh thổ là đe doạ cho các quốc gia châu Á. Việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp đất đai, lãnh thổ là không thể nào tha thứ”.

Hãng AFP của Pháp bình luận: “Việt Nam Cộng hoà vẫn chưa mất đảo Hoàng Sa và chỉ mất khi nào chịu từ bỏ tranh đấu về chủ quyền của quần đảo này”.

Trong khi đó hàng tin UPU đưa tin về các hoạt động quân sự của Việt Nam Cộng hòa, nhằm tái chiếm Hoàng Sa.

Tháng 1 năm 1975 tập san Sử Địa, một ấn phẩm về khoa học xã hội uy tín tại Sài Gòn khi đó do Tiến sĩ Nguyễn Nhã làm chủ bút, đã có một đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa; số 29 Ông Nguyễn Nhã đã tham gia viết 4 bài trong ấn phẩm này, ngay tại thời điểm đó đặt khảo đã đưa ra những bằng chứng lịch sử pháp lý về chủ quyền hay quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam, phản đối hành động sử dụng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của phía Trung Quốc, góp phần làm cho người dân trong nước và thế giới hiểu rõ hơn bản chất của sự kiện này.

Như vậy, với những biến động phức tạp của tình hình thế giới chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã không thể bảo vệ chủ quyền lãnh thổ tại quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc với những tính toán và lợi dụng tình hình Việt Nam tại những thời điểm nhạy cảm năm 1956 và 1974, đã chiếm toàn bộ quần đảo này, hành động cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực của Trung Quốc, đã vi phạm nghiêm trọng quy định Hiến chương Liên Hợp Quốc; tại Điều 2 Khoản 4 của Hiến Chương Liên Hợp Quốc nêu rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.

Lịch sử đã ghi nhận với những bằng chứng không thể chối cãi, quần đảo Hoàng Sa và một phần chủ quyền biển đảo với đầy đủ cơ sở pháp lý của Việt Nam, đã bị cưỡng chiếm trái phép trà đạp lên Luật pháp Quốc tế. Cuộc đấu tranh vì Công Lý Chính Nghĩa của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ủng hộ, tuy phía trước còn nhiều cam go, thử thách nhưng chúng ta vẫn kiên trì, kiên quyết vững vàng đấu tranh dựa trên Luật pháp Quốc tế, để giành lại phần chủ quyền lãnh thổ biển đảo thiêng liêng từ lâu đời không thể tách rời của Việt Nam.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới