Thursday, December 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiDùng công nghệ để đàn áp nhân quyền

Dùng công nghệ để đàn áp nhân quyền

Theo cố vấn an ninh mạng Rex Lee, những gã khổng lồ công nghệ (Big Tech – gồm: Amazon, Apple, Google và Microsoft) hiện nay đã trở thành công cụ để đàn áp nhân quyền và quyền công dân trên toàn thế giới khi họ biến thành những ‘cánh tay đắc lực’ của các chính phủ chuyên chế.

Logo của các ông trùm công nghệ (Big Tech) được hiển thị trên máy tính bảng vào ngày 1/10/2019.

“Giờ đây, họ [những gã khổng lồ công nghệ] đã trở thành cánh tay đắc lực của các chính phủ [các cơ quan]. Điều này không khác gì việc một cá nhân cung cấp thông tin của người dân cho lực lượng cảnh sát bí mật”, ông Rex Lee, cố vấn an ninh tại My Smart Privacy, phát biểu trong chương trình “China in Focus” (Trung Quốc tiêu điểm) của đài NTD News, một cơ quan truyền thông anh em của The Epoch Times.

Ông trích dẫn việc Apple bị cáo buộc cản trở người dân Trung Quốc chia sẻ thông tin trong các cuộc biểu tình rầm rộ thời gian qua. Theo đó, người dân Trung Quốc đã biểu tình để phản đối chính sách phòng chống dịch “Zero Covid” hà khắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chính sách vô hiệu hóa ứng dụng AirDrop của Apple trên các điện thoại iPhone ở Trung Quốc đã làm suy yếu khả năng phối hợp và chia sẻ thông tin nhạy cảm về thời gian, địa điểm cũng như hoạt động của những người biểu tình. Chính sách này cũng góp phần vào việc hỗ trợ các lượng an ninh của ĐCSTQ tiến hành vây bắt người biểu tình. AirDrop cho phép trao đổi nhanh các tệp như hình ảnh, video, hay văn bản giữa các thiết bị của Apple.

Ông phân tích rằng, giờ đây Apple đang hoạt động như một trợ thủ đắc lực của ĐCSTQ khi họ cung cấp thông tin cho cảnh sát mật về mọi hoạt động của người dân nước này.

Big Tech kiểm duyệt thông tin trên đất Mỹ

Ông Lee cũng nhận định rằng, Big Tech hiện đang hoạt động như một cánh tay phải của chính phủ Hoa Kỳ.

Để minh chứng cho nhận định này, ông đã viện dẫn Hồ sơ Twitter (Twitter files) về các cuộc trao đổi giữa Twitter và các cơ quan chính phủ Mỹ như Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ An ninh Nội địa (DHS). Theo đó, các cơ quan này đã nhúng tay vào về việc kiểm duyệt thông tin và kiểm duyệt tài khoản Twitter của những cá nhân “cá biệt”. Việc phát hành “Hồ sơ Twitter” được ủy quyền bởi chủ sở hữu mới của nền tảng này – ông Elon Musk.

“Khách hàng hiện đang bị áp bức bởi chính công ty mà họ đang hợp tác kinh doanh, người mà họ đang kiếm lợi nhuận cho, bằng cách thông đồng với các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như FBI, để thực sự đàn áp người dùng cuối, nhân quyền, và hoặc các quyền công dân, chẳng hạn như tự do ngôn luận, khả năng hành động, quyền tự do báo chí”, ông nói.

Ông cho hay, các khách hàng của những đại công ty công nghệ hiện đang bị chính những công ty này “đàn áp”. Theo đó, các ông trùm Big Tech đã thông đồng với các cơ quan chính phủ Mỹ (ví như FBI) để “trấn áp người dùng cuối cùng” trong các vấn đề về nhân quyền, quyền công dân, tự do ngôn luận, tự do báo chí…

Ông Lee đã lấy dẫn chứng về Hồ sơ Twitter – được công khai vào ngày 19/12/ Trong đó, ông đề cập đến một email trong hồ sơ này cho hay, FBI đã dùng gần 3,5 triệu USD tiền mặt của người nộp thuế Mỹ để trả cho Twitter.

Ông nói thêm: “Đó là hành vi biển thủ hoặc lạm dụng tiền đóng thuế của chính phủ. Trong khi FBI lẽ ra phải nhắm vào những kẻ khủng bố thì đột nhiên họ lại tập trung vào cư dân Mỹ thông qua lăng kính thiên vị dựa trên quan điểm chính trị của cá nhân, chứ không phải xoay quanh việc cá nhân đó có hành vi trái pháp luật”.

Đáp lại, FBI tuyên bố rằng mối liên hệ giữa cơ quan này với Twitter “không có gì khác ngoài mối liên hệ đối tác giữa khu vực tư nhân và chính phủ liên bang theo truyền thống, lâu đời và liên tục. Nó liên quan đến các công ty trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp, theo FBI.

“Như đã được chứng minh trong thư từ, FBI cung cấp thông tin quan trọng cho khu vực tư nhân để giúp họ tự bảo vệ mình và bảo vệ người khách hàng của họ. Những nhân viên FBI nỗ lực hàng ngày để bảo vệ người dân Mỹ. Thật không may là những người theo thuyết âm mưu và nhiều người khác đang lan truyền thông tin sai lệch đến công chúng Mỹ với mục đích duy nhất là làm mất uy tín của cơ quan này”, FBI nói với The Epoch Times trong một email.

Khách hàng trung thành của Big Tech ‘phải trả giá’

“Chi tiết còn thiếu trong toàn bộ câu chuyện này là kịch bản. Ở đó, khách hàng vừa bị lợi dụng và vừa bị lạm dụng. Vì vậy, những khách hàng đang trả tiền [cho các công ty Big Tech] đang bị chính những công ty này đàn áp, [bất chấp] việc khách hàng trả tiền bằng bằng lòng trung thành, sự tin tưởng của họ và tiền khó kiếm được”, ông phân tích.

Theo ông Lee, Twitter nên hoàn trả số tiền này cho [người dùng], bởi vì “đó là tiền của người nộp thuế Mỹ, cũng như phí hành chính cho việc đàn áp”.

Theo ý kiến ​​của ông, luật hiện hành của Mỹ nên bảo vệ những khách hàng của dịch vụ, mà trong trường hợp này là người dùng mạng xã hội.

“Có những luật hiện hành, có luật bảo vệ người tiêu dùng và luật về quyền riêng tư không được thực thi bởi FTC [Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ], cũng như các cơ quan nhà nước và cơ quan bảo vệ người tiêu dùng do các cơ quan nhà nước quản lý”, ông lưu ý .

Big Tech ‘vượt qua lằn ranh đỏ’ để trở thành cánh tay đắc lực cho các chính phủ
“Tại thời điểm này, quý vị cần phải cân nhắc kỹ về những đại công ty công nghệ này cũng các công ty khác đang thông đồng với chính phủ. [Quý vị cần] tự hỏi bản thân rằng, khi nào những công ty này sẽ vượt qua ‘lằn ranh đỏ’, [vào thời điểm họ chuyển hướng] từ một nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng để trở thành một cánh tay [đắc lực] của mọi chính phủ, cho dù đó là một chính phủ chuyên chế hay chính phủ Mỹ?”, ông nhấn mạnh.

“Chúng tôi đang chứng kiến ​​việc các máy chủ proxy [tham gia vào việc] làm xói mòn nhân quyền. Chúng tôi thực sự đang [tận mắt] chứng kiến sự việc này. Mọi người thường nói về điều này trên lý thuyết mà không biết rằng nó đang thực sự diễn ra [trên thực tế]”, ông Lee nói.

Máy chủ proxy hoạt động như một cổng nối giữa người dùng và Internet. Đây là một server trung gian giữa người dùng cuối và trang web họ truy cập.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới