Wednesday, January 22, 2025
Trang chủQuân sựCuộc sống trên tàu ngầm có sướng không?

Cuộc sống trên tàu ngầm có sướng không?

          Mỗi chiếc tàu ngầm có giá trị tới hàng nghìn tỷ, ví dụ như chiếc tàu Kilo được biên chế trong quân đội Việt Nam có giá khoảng 7.000 tỷ đồng. Đây là những vũ khí có giá trị rất đắt và để vận hành được những con quái vật này, chúng ta cũng cần phải có những người rất giỏi đương nhiên cũng phải trả lương tương xứng.

Tàu ngầm Thành phố Hồ Chí Minh tại quân cảng Cam Ranh

Như một vị lãnh đạo trong quân đội Nhân dân Việt Nam tiết lộ, mức lương cho sĩ quan tàu ngầm khá cao, trung úy được khoảng 35 triệu/tháng, đại tá khoảng 55 triệu/tháng. Thế nhưng có bao giờ bạn thắc mắc để có được mức lương như vậy, những chiến sĩ tàu ngầm đã phải sống cuộc sống thế nào, rèn luyện và học tập ra sao?

          Trên báo Hải Quân Việt Nam có bài viết rằng, để tuyển được các chiến sĩ tàu ngầm là lựa chọn rất khó khăn trong hàng trăm người mới chọn được có vài người. Ví dụ như bài kiểm tra về tiền đình, bác sĩ Trần Tấn Thiện – bệnh xá Trưởng Lữ đoàn 189 cho biết: mỗi người sẽ phải ngồi vào một cái ghế quay 20 vòng trong 30 giây, sau đó lại quay đảo chiều quay xong nếu thủy thủ vẫn còn nhớ được tên tuổi nhìn thấy và chỉ rõ một số vật theo yêu cầu thì mới vượt qua được vòng kiểm tra, hay kiểm tra khả năng chịu đựng, họ sẽ được đưa vào phòng ép áp suất tương đương độ sâu 50m, ai mà không bị chảy máu tai, máu mũi, họng khi ra khỏi phòng thì mới đạt yêu cầu. Đó chỉ là một số ít nội dung về kiểm tra sức khỏe, tiếp theo các thủy thủ phải đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn, văn hóa, ngoại ngữ, trách nhiệm, kỷ luật. Có thể nói những chiến sĩ tàu ngầm phải là những người cực kỳ giỏi. Như một sĩ quan Mỹ chia sẻ, để có thể làm việc trên tàu ngầm anh ấy phải học vật lý hạt nhân, vi tích phân, hóa học, nghiên cứu ăn mòn, điều hành lò phản ứng, nhiệt động lực học, quá trình xử lý sơ cứu chữa cháy… Tất cả phải học trong một thời gian cực ngắn. Tuy nhiên, yêu cầu của việc học thì rất cao, các học viên phải thật sự nhuần nhuyễn, gặp bất cứ tình huống nào là phải nhớ cách xử lý và thực hiện ngay, không có chuyện gặp sự cố mở sách ra xem phải làm thế nào.

Mặc dù tàu Việt Nam không phải tàu ngầm hạt nhân, nhưng cũng có một lượng kiến thức khổng lồ cần phải được học. Mặc dù mỗi người có chuyên môn riêng để cùng nhau điều khiển một con tàu vô cùng hiện đại và phức tạp. Tuy nhiên, tất cả đều phải biết cách lái tàu điều khiển radar, âm sonar, phản ứng chống rò rỉ nước, chống cháy hay sử dụng hệ thống vũ khí, đầu bếp cũng phải biết nạp vũ khí, kỹ sư điện cũng phải biết sử dụng lò nướng trên tàu. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, như ở Nga các chiến sĩ có thể được ăn mừng bằng một hành động cực kì đậm chất thủy thủ đó là uống 1 lít nước biển, nó mang ý nghĩa rằng bạn hãy làm thật tốt đừng bao giờ để phải uống nước biển lần thứ hai. Sau khi đã nạp đủ lượng kiến thức khổng lồ vào một cái đầu với sự áp lực và căng thẳng, những người lính sẽ thực sự được gắn bó với con tàu của mình, mỗi nhiệm vụ của tàu có thể kéo dài vài tuần đến 6 tháng liên tục, chìm nổi trong đại dương. Và điều đó có nghĩa rằng những người lính sẽ sống nửa năm mà không được nhìn thấy mặt trời. Với những con tàu chạy năng lượng hạt nhân thì thường rất yên tĩnh, tuy nhiên, những người lính của chúng ta lại phải chịu tiếng ồn khủng khiếp từ động cơ dầu, mỗi khi con tàu nổi lên mặt nước để nạp điện, tiếng ồn lớn đến mức hai người đứng cạnh nhau phải hét lên, cũng chưa chắc đã nói chuyện được với nhau.

Môi trường sống trong tàu ngầm vô cùng trật trội, có thể bạn chỉ ở nhà một ngày không ra ngoài đã cảm thấy ngột ngạt khó thở. Tuy nhiên, những chiến sĩ tàu ngầm phải sống bên trong con tàu tới hàng tháng trời, quan trọng hơn là không gian cực kỳ nhỏ bé, mỗi người chỉ có hơn 1m2 để cả ngủ, cả cất đồ đạc. Trên nhiều con tàu Mỹ các chiến sĩ thậm chí có được bố trí giường ngay trong kho vũ khí, nằm dưới những chiếc tên lửa và họ gọi vui đó là những chiếc quan tài sắt.

Cuộc sống trên tàu cũng không có sự riêng tư, không có không gian để sinh hoạt cá nhân. Nhiều sĩ quan Mỹ chia sẻ rằng, anh ấy thường xuyên phải chịu mùi hôi chân, mùi cơ thể, thậm trí chứng kiến người bên cạnh tự xử, việc vệ sinh cá nhân cũng rất khó khăn, nhiều con tàu chỉ có 1 cái phòng vệ sinh cho tới 40 thành viên trên tàu. Nước ngọt cũng rất hiếm, vì vậy không phải lúc nào cũng sẵn nước cho việc tắm rửa, trên tàu gần như không có internet, không có wi-fi, không có bất kỳ kết nối với thế giới bên ngoài.

Nguyên nhân là do tàu di chuyển liên tục, việc kết nối là rất khó và một phần nguyên nhân quan trọng khác, đó là có tàu phải đảm bảo bí mật về vị trí. Cho nên một khi đã bước lên tàu là bạn sẽ mất kết nối với người thân với bạn bè. Dù bạn cảm thấy buồn chán với một không gian vô cùng chật hẹp và mất hoàn toàn kết nối với thế giới. Theo chia sẻ, của một sĩ quan trên tàu Mỹ phải trực 8 tiếng/ngày, trong thời gian làm việc anh ta phải cực kỳ tập trung, bởi bất kỳ lúc nào cũng có thể xuất hiện mối đe dọa trước mặt, đặc biệt là trong thời chiến. Tất nhiên trong thời gian trực sẽ không được đi vệ sinh, cho nên nhiều người đã phải mang cả bô để bên cạnh ví trí làm việc.

Sau giờ là việc anh ta phải tiếp tục dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra máy móc thiết bị, đảm bảo chúng vẫn hoạt động bình thường và bàn giao cho ca sau, công việc như vậy có thể mất nhiều tiếng, đôi khi không còn thời gian để nghỉ ngơi thư giãn. Có những đợt anh ta phải thức liên tục 36h rồi chợp mắt 45 phút, sau đó lại thức thêm 1 ngày liên tục, còn bình thường 1 ngày ngủ 6h là đã tốt lắm rồi. Vậy nên, thời gian nghỉ trên tàu cũng rất quý báu, vậy chúng ta thấy là nhiệm vụ trên tàu ngầm rất khó khăn vất vả, không gian sống thì trật hẹp, áp lực công việc thì lớn, kết nối với bạn bè thì không. Chưa kể say sóng, ốm đau bệnh tật, không thể vào bờ nhìn chung rất khổ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới