Sunday, May 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ tập trận hay phong tỏa Đài Loan?

TQ tập trận hay phong tỏa Đài Loan?

Trong vòng chưa đầy một tháng “vắt” từ năm 2022 sang năm 2023, Trung Quốc đã hai lần tiến hành các cuộc tập trận chung quanh Đài Loan. Câu hỏi đặt ra lần này là: Liệu Quân đội nước này tập trận hay phong tỏa hòn đảo?

Đó vẫn là một vấn đề bí mật.

Nhưng có thể trả lời ngay được, đây trước hết là hành động trả đũa Mỹ. Rằng, đừng có ngông cuồng thách thức chúng tôi (!). Chẳng là, hôm 5/1 một tàu chiến Mỹ lại băng qua eo biển Đài Loan. Sự kiện này được Mỹ giải thích, diễn ra trong khuôn khổ một hoạt động quân sự bình thường.

Cụ thể, khu trục hạm Chung-Hoon, thuộc lớp Arleigh Burke, có trang bị tên lửa dẫn đường, đã băng qua eo biển Đài Loan. Động thái này nhằm “thể hiện cam kết của Mỹ đối với một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Việc “trả đũa” của quân đội Trung Quốc được thực hiện bằng việc tiến hành các cuộc tập trận chung quanh Đài Loan vào ngày 8/1. 57 chiến đấu cơ Trung Quốc đã xé nát bầu trời ven biển Đài Loan. Không quân Trung Quốc đã triển khai “các cuộc tuần tra chung sẵn sàng chiến đấu và các cuộc diễn tập thực chiến” trên biển và không phận chung quanh hòn đảo. Cuộc tập trận tập trung tấn công trên bộ và trên biển, với mục đích “kiểm tra khả năng chiến đấu chung, và kiên quyết chống lại các hành động khiêu khích của các lực lượng bên ngoài và lực lượng ly khai độc lập Đài Loan”.

Đáng chú ý, một số chiến đấu cơ đã vượt qua đường trung tuyến eo biển Đài Loan, vùng đệm không chính thức giữa hai bên, bao gồm các chiến đấu cơ Su-30 và J-16.

Tháng 8 năm 2021, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung quanh, sau chuyến thăm Đài Bắc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó là bà Nancy Pelosi.

Trước những hành động điên cường của Đại lục, Đài Bắc tuyên bố, bác bỏ mạnh mẽ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Chính quyền của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn bày tỏ thái độ cứng rắn: chỉ có 23 triệu dân của hòn đảo mới có thể quyết định tương lai của họ.

Theo các nhà bình luận quốc tế, Trung Quốc không dừng lại ở các cuộc tập trận mang tính răn đe, mà âm mưu lớn hơn là tiến hành một cuộc phong tỏa Đài Loan. Các quan chức Nhà Trắng và Lầu Năm Góc luôn theo dõi sát từng diễn biến. Song, chiến lược của Trung Quốc có lẽ mới dừng lại ở chỗ “đe dọa và ép buộc”, không gây ra xung đột trực tiếp. Việc Trung Quốc cắt đứt toàn bộ các con đường tiếp cận tới Đài Loan là khó xảy ra. Nếu làm như thế sẽ gây tổn hại không chỉ cho Đài Loan mà còn cho cả Đại lục, bởi lúc này kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài.

Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự lại tỏ ra lo ngại cuộc tập trận có thể leo thang. Theo bà Bonny Lin, người từng phụ trách vấn đề Đài Loan tại Lầu Năm Góc (hiện công tác tại CSIS) nhận định: “Nếu một cuộc tập trận quân sự chuyển thành một cuộc phong tỏa thì khi nào mới biết rõ ràng là một cuộc phong tỏa? Ai sẽ phản ứng đầu tiên? Đó sẽ là lực lượng Đài Loan hay Mỹ? Điều này vẫn là một bí ẩn”.

Cơ quan Phòng vệ Đài Loan thì cho rằng, hàng loạt cuộc tập trận bắn đạn thật của Trung Quốc ở 6 khu vực chung quanh Đài Loan là nỗ lực rất cao của quân đội Trung Quốc nhằm phong tỏa hòn đảo này. Chưa rõ các lực lượng Trung Quốc sẽ di chuyển gần Đài Loan tới mức nào trong cuộc tập trận. Không ngoại trừ tình huống Bắc Kinh sẽ kiểm tra phản ứng của Đài Loan bằng cách bắn trực tiếp vào vùng biển mà Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Khi đó Đài Bắc hoặc phải bảo vệ vùng lãnh hải này, hoặc buộc phải nhượng bộ”.

Chính quyền Đài Bắc tuyên bố: Các lực lượng Đài Loan đang theo dõi chặt cuộc tập trận của Trung Quốc. Họ khẳng định sẽ giữ vững nguyên tắc “chuẩn bị cho chiến tranh mà không tìm kiếm chiến tranh”.

Phòng thủ tốt là để chiến đấu tốt, giành chiến thắng bất ngờ. Và sau lưng Đài Loan là Mỹ và các đồng minh. Việc phong tỏa một hòn đảo luôn trỗi dậy làm quốc đảo không hề dễ dàng. Cuộc chiến Nga-Ukraine kéo dài gần một năm nay đã minh chứng điều đó.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới